Hương trà vấn vít Gò Loi

Bùi Duy Phong | 19/04/2022, 12:51

(TN&MT) - Nhắc đến Gò Loi, lớp người ở lứa tuổi xưa nay hiếm trên vùng đất trung du Hoài Ân (Bình Định) thường nghĩ đến những trận đánh khốc liệt năm nào để giờ đây tượng đài chiến thắng Gò Loi hiển hiện như một ký ức không thể nào quên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Nhưng người ta còn nhớ đến Gò Loi vì nơi ấy từng tồn tại một nông trường chè mà sản phẩm của nó đã làm thỏa mãn những người sành uống trà nhất.

Còn nhớ cái hôm thành lập nông trường chè, nhiều cô gái trong xóm tôi rục rịch nộp đơn xin vào làm. Các chị háo hức lắm trước danh xưng công nhân và một công việc mới mẻ cũng như một tương lai mới đầy hy vọng sẽ mở ra trên chính nơi đã từng đạn cày bom xới.

Vùng đất trung du này thích hợp với cây chè nên chẳng bao lâu sau, nông trường chè Gò Loi đã cho ra những sản phẩm trà đầu tiên mà mức độ ngon của nó vượt ra ngoài cái huyện nửa núi nửa đồng này. Không chắc rằng nhiều người Hoài Ân hay Bình Định được thưởng thức thứ trà hảo hạng từ nông trường Gò Loi.

danh-tra-go-loi-da-hoi-sinh-dem-lai-thu-nhap-kha-cho-nguoi-nong-dan.(1).jpg

Danh trà Gò Loi đã hồi sinh đem lại thu nhập khá cho người nông dân.

Ngày ấy, được uống một bình trà Gò Loi, nói như ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ là “sang chảnh” lắm, bởi vì cầu vượt xa cung. Nghe đâu thứ trà này còn được gởi ra cho tận ngoài Hà Nội, xếp thứ xếp hạng cùng với trà Thái nức tiếng. Cũng chẳng biết đâu là thứ bậc, chỉ thấy trên vùng đồi đất đỏ ngày nào, nơi mà chỉ mấy năm cách đây sặc mùi súng đạn giờ lại xanh ngát một đồi chè. Chiến tranh đã lùi xa nhường lại cho sự hồi sinh của vùng đất thuần nông. Những cánh đồng phì nhiêu dọc theo dòng chảy của con sông quê cứ bát ngát bốn mùa, những nương dâu lại tiếp tục xanh lá. Con người dần dịu đi những đau thương mà chiến tranh để lại và chỉ mong sao bắt kịp với nhịp phát triển của đất nước. Bao con người một nắng hai sương nơi đây quá quen thuộc với ruộng lúa, bờ tre, rẫy mì. Giờ được thấy cây công nghiệp đưa vào huyện nhà mà trồng thành nông trường kích thích sự tò mò chẳng những của lớp người lớn tuổi mà cả những đứa vừa mới lớn như chúng tôi. Giống chè được đưa từ ngoài Bắc vào hợp với thổ nhưỡng của vùng trung du cứ mơn mởn như những cô gái mười tám đôi mươi. Màu biêng biếc của những vòm xanh đập vào mắt của bất kỳ ai ngang qua con đường đất đỏ dẫn đến nông trường. Màu xanh đã phủ lên những chiến hào một thời bom đạn. Âm thanh reo vui trong gió của ngàn chè đã thay cho tiếng gầm thét của vũ khí chiến tranh mà Mỹ gieo rắc trên Gò Loi ngày nào.

Quy trình công nghệ sao chế khép kín và tiếng vang của những mẻ trà đầu tiên làm nhiều người muốn thử. Với tôi ngày ấy, trà Gò Loi, Thái Nguyên, Bàu Cạn hay Bảo Lộc đều... đắng nghét như nhau vì đã biết uống trà bao giờ đâu. Thấy ba mình và mấy ông bạn hàng xóm lôi ra trong túi áo gói trà được bao bọc nhiều lớp giấy báo để pha uống và gật gù khen ngon, tôi cũng mon men nhấp thử vì tiếng tăm của nó nhưng chẳng để lại ấn tượng gì ngoài vị chát ngắt.

Dù nông trường nổi tiếng này đã đi vào hoạt động nhiều năm, tôi vẫn chưa một lần được đặt chân đến và nhìn thấy tận mắt quy trình sao chế trà mà chỉ nghe qua lời kể của mấy cô công nhân trong xóm. Vì thiếu nhân công, nông trường huy động học sinh cấp ba đi hái chè. Lúc nghe cô hiệu trưởng thông báo lịch đi lao động ở Gò Loi, chúng tôi háo hức chẳng khác gì sắp được đi du lịch. Từ sáng sớm, từng toán học sinh cơm nắm, cơm đùm gò lưng đạp xe hơn chín, mười cây số để đến nông trường. Sau khi nghe nhân viên kỹ thuật phổ biến cách hái búp, chúng tôi được phát cho cái gùi và bắt đầu dàn hàng ngang để hái. Những búp chè mơn mởn bị đám “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” này ngắt ném rơi vãi không thương tiếc. Mấy đứa con trai nhắm mắt bứt đại cả lá già lẫn lá non cho nhanh đầy gùi. Chừng nửa buổi sáng, quản lý nông trường vội vàng nhờ cô hiệu trưởng thông báo dừng việc vì thứ mà chúng tôi hái được chắc chỉ để dùng... hãm nước chè xanh mà uống chớ không thể sao cho thành trà được. Vào ở tuổi ấy, lần đầu tiên tôi nhận ra giá trị thương hiệu của một sản phẩm không dành cho sự hời hợt của con người.

Rồi tôi đi xa, nông trường chè cũng giải thể, nhưng bên những thân chè cổ thụ còn sót lại, những nương chè mới đã được gây dựng lại, hồi sinh. Vài hộ gia đình nhận khoán để tiếp tục duy trì sản phẩm trà Gò Loi nhưng ở mức độ nhỏ lẻ. Người ta trồng ở vườn nhà, tự sao chế nhưng được thiên nhiên ưu đãi nên hương trà Gò Loi vẫn tiếp tục vang xa trên khắp mọi miền. Người ta săn lùng mua cho được thứ trà hảo hạng để một lần nhấm nháp thứ nước uống tiếng tăm một thuở. Ba tôi là người sành uống và nghiện trà nên mỗi khi có tôi về thăm nhà, ông hay châm một bình trà Gò Loi vào cái ấm “đặc chủng” để hai cha con cùng đối ẩm. Đưa tách trà nước vàng xanh sóng sánh còn bốc khói lên, khứu giác là nơi đầu tiên cảm nhận được cái hương thơm đặc trưng của thứ trà móc câu “homemade” chính hiệu mà người không sành rất khó nhận ra. Cũng như những người thợ săn lành nghề nhận biết hương thơm quyến rũ từ mùi xạ của con hươu đực trong khi người thường chỉ thấy mùi khét lẹt.

hoai-an.jpg

Một góc Hoài Ân ngày mới.

Nhấp một ngụm trà, các vị ngọt, đắng, chát hòa quyện vào nhau nơi vị giác. Điều tuyệt vời là dư vị của nó còn đọng lại nơi cổ họng đến tận vài phút sau khi thưởng thức. Dư vị ấy chỉ người ghiền trà mới thật sự cảm nhận được. Nó khác với thứ trà thương phẩm được tẩm ướp phụ phẩm hóa chất bán trên thị trường khi uống vào có vị “ngót” không tan rất khó chịu.

Vừa rồi nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Gò Loi (9/4/1972 - 9/4/2022) và 50 năm Giải phóng hoàn toàn Hoài Ân (19/4/1972 - 19/4/2022) tôi có dịp về lại Gò Loi. Dừng chân bên cầu Bến Vách ngắm những người đi chợ sớm, nhấp tách trà còn bốc khói mang vị đậm đặc, chát chứ không được ngon lắm, tôi hỏi chị chủ quán liệu có phải trà Gò Loi. Chị cười xác nhận nó được sao ở Gò Loi nhưng không phải là loại trà hảo hạng. Anh bạn ngồi bên nhăn mặt vì tách trà đậm nói vui: “Trà này mới ở “đồng bằng” chớ chưa lên tới “Gò” anh ơi! Hôm nào “đạp” lên đây phải uống cho được trà Gò Loi chính hiệu mới được”.

Rời mảnh đất trà khi mặt trời vừa lên, tôi đạp xe mà vẫn còn luyến tiếc vì chưa được uống thứ trà của quê hương mà tiếng tăm nó vang xa tận mấy chục năm rồi. Tự dưng những câu ca một thuở về nông trường chè này cứ man mác đâu đó trong những vòng xe quay trên con đường giờ đã được nhựa hóa thênh thang: Hoa chè nở trong đêm/ Hát lời ru dịu hiền/ Từng cánh chè mềm mại/ Thầm kín như con gái... Lại ước ao, có dịp trở lại vùng đất này, thay cho những rẫy keo tràm trải rộng trùm kín những ngọn đồi, ven sông, suối, ruộng... sẽ là những nương chè Gò Loi xanh sẫm, cái giống cây dẫu có thể lâu giàu hơn nhưng đem đến nguồn thu nhập ổn định, lâu dài hơn và thân thiện với đất hơn. Và đôi bàn tay những người dân Gò Loi, Đăk Mang, Bok Tới, Ân Hữu, Ân Nghĩa... thay bằng cầm rựa phạt keo, tràm, sẽ mơn man trên những búp trà, để mang lại cho đời thứ đặc ân một thời vang bóng, để Gò Loi không chỉ là vùng đất của một thời hào hùng trong mưa bom bão đạn, mà còn là vùng đất của nông nghiệp xanh bền vững.

Bài liên quan
  • Bình Định: Danh trà Gò Loi vang bóng trên đất Hoài Ân
    (TN&MT) - Trà Gò Loi là một trong những đặc sản nổi tiếng của huyện trung du, miền núi Hoài Ân. Trải qua nhiều biến cố và thăng trầm, trà Gò Loi “vắng bóng” một thời gian dài trên thị trường nay lại được vực dậy.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lai Châu: Cuộc sống ấm no nhờ bảo vệ phát triển rừng
(TN&MT) - Tham gia bảo vệ rừng nhằm phát triển kinh tế gia đình vươn lên làm giàu. Anh Mã A Phình ở xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu đã tập trung vào việc phát kinh tế nông lâm nghiệp, trong đó chú trọng phát triển rừng. Hiện nay, gia đình anh được đánh giá là hộ gia đình có kinh tế vững tại địa phương và là tấm gương tiêu biểu làm giàu từ rừng.
Đừng bỏ lỡ
  • Công bố quyết định BQL Vườn Quốc gia Tà Đùng trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
    Chiều 3/10, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ công bố Quyết định tổ chức lại Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng trực thuộc UBND tỉnh và Quyết định về công tác cán bộ.
  • Hội Nhà báo Việt Nam quy định tổ chức, hoạt động, công tác quản lý các CLB sinh hoạt chuyên môn
    (TN&MT) - Ngày 3/10, Trung tâm Văn hóa báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam ra Thông báo số 24/TB-TTVHBC gửi Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ thuộc quản lý của Hội Nhà báo Việt Nam về quy định mới ban hành của Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Hạnh phúc trẻ thơ tại những khu đô thị thuận ích
    (TN&MT) - Trong những ngày thu tháng tám, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ rộn vang khắp những khu đô thị TNR Gold. Các em háo hức khám phá các trò chơi như kéo co, bịt mắt bắt vịt, ô ăn quan… và nhiều hoạt động hấp dẫn khác.
  • Trà shan tuyết Suối Giàng - tài nguyên xanh nơi bồng bềnh mây trắng
    (TN&MT) - Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán truyền thống của người dân bản địa đã tạo nên một bức tranh đẹp đẽ và nhiều màu sắc trên non cao Suối Giàng.
  • Nhiều nhà khoa học dự Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường"
    (TN&MT) - Ngày 3/10, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Tài nguyên nước, Khoa Khoa học Biển và Hải đảo, Bộ môn Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững; đồng thời tổ chức Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường”.
  • Lạng Sơn: Ngăn chặn vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới
    (TN&MT) - Gần đây, tại Lạng Sơn diễn ra hoạt động vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới, trước tình hình này, chiều 3/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai ngăn chặn, phát hiện, xử lý.
  • Tạm dừng lưu thông lên, xuống Núi Cấm (An Giang) do sạt lở đất, đá
    Ngày 3/10, UBND thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã có thông báo số 5469/TB-UBND, tạm dừng các phương tiện lưu thông trên tuyến đường chính lên, xuống Núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) do sạt lở đất, đá.
  • Khách du lịch đến Quảng Bình trong 9 tháng đã vượt chỉ tiêu cả năm
    Năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 3-3,5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã có gần 3,7 triệu lượt du khách đến với tỉnh này.
  • Bảo hiểm Việt Nam: Kiên định các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023
    “Toàn Ngành tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối, định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chính sách BHXH, BHYT; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong xây dựng, hoàn thiện các Luật liên quan đến nhiệm vụ của Ngành thời gian tới”. Đây là yêu cầu của ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đưa ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành 2/10/2023.
  • Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức họp báo về “Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2023. Chương trình sẽ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, và lần đầu tiên tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc.
  • Long An: Lan tỏa các mô hình xanh để thu hút các dự án xanh
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Long An đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
  • Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh
    Hiện nay, việc quảng cáo, mua bán các sản phẩm Sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc trên các nền tảng mạng xã hội đang có diễn biến phức tạp … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX, KD) của người sản xuất chân chính. Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời tăng cường quản lý SX, KD Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn số 6689/UBND-KTN về việc tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO