Hướng tới giao thông bền vững môi trường ở Châu Á

Tống Minh | 29/10/2019, 15:54

(TN&MT) - Thời gian qua, chất lượng môi trường không khí ở khu vực châu Á nói chung, một số đô thị tại các quốc gia Đông Nam Á nói riêng diễn biến phức tạp, nhiều nơi có lúc đã lên mức báo động đỏ.

Phát biểu chủ trì Phiên toàn thể với chủ đề: “Giao thông đô thị bền vững hài hòa đồng lợi ích với Chất lượng không khí - Tương lai ở châu Á” thuộc Diễn đàn Giao thông bền vững môi trường lần thứ 12, đang diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh: Việc các đại biểu, các chuyên gia về giao thông, môi trường từ các quốc gia châu Á, các đại biểu từ các tổ chức quốc tế, các Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam tham dự đã cho thấy, đây là cơ sở khẳng định quyết tâm hướng tới một tương lai giao thông bền vững môi trường ở châu Á.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân phát biểu khai mạc Phiên toàn thể

Chỉ rõ hiện trạng chất lượng không khí ở các nước Châu Á đang diễn biến phức tạp hiện nay, Thứ trưởng cho rằng, trong một số thời điểm, chất lượng không khí một số đô thị lớn ở mức kém, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí như cháy rừng, khí thải, bụi từ các công trình xây dựng; chất thải công nghiệp, và đặc biệt là do nguồn phát thải từ các phương tiện giao thông vận tải, kết hợp với hiện tượng thời tiết.

Trước tình trạng này, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đặt vấn đề: “Chúng ta sẽ có những biện pháp nào về giao thông để kiểm soát, phòng ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường không khí?”

Bàn thảo về vấn đề này, ông Holger Dalkmann – nhà sáng lập và điều hành Sustain 2030 (Cộng hòa Liên bang Đức) phân tích, việc cải thiện chất lượng không khí liên quan trực tiếp đến cải thiện tình hình giao thông. Trong đó, việc chuyển đổi giao thông ở các quốc gia Châu Á, đặc biệt ở các nước đang phát triển cần có giải pháp mang tính đồng bộ, tích hợp giữa phương thức quản trị, cơ chế tài chính và đổi mới công nghệ.

Ông Holger Dalkmann chia sẻ về một số biện pháp chuyển đổi giao thông để giảm ô nhiễm môi trường

Lấy ví dụ điển hình trong việc kiểm soát và chuyển đổi giao thông đảm bảo môi trường, ông Holger Dalkmann nêu dẫn chứng: “Ở Thâm Quyến - Trung Quốc, người dân sử dụng nhiều xe bus điện hơn Hoa Kỳ. Tại Bắc Kinh, từ năm 2010,  chính quyền thành phố đã thiết lập những khu phát thải thấp. Hay ở Singapore, từ năm 1970, Chính phủ đã có những chính sách để khuyến khích đạp xe, đi bộ để giảm các phương tiện các nhân.”

Từ những ví dụ này, ông Holger Dalkmann nhấn mạnh: “Việc chuyển đổi các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường là việc cần làm ngay lập tức. Chỉ có sự cải thiện về giao thông mới giảm được ô nhiễm không khí. Nhìn xa hơn, nó chính là một trong những biện pháp để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc”.

Lấy Nhật Bản là một đất nước tiêu biểu ở Châu Á trong sử dụng các phương tiện công cộng để giảm lượng khí thải ra môi trường, ông Yasuki Shirakawa – chuyên gia của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, đường sắt đô thị được coi là giải pháp khả thi. Những năm 2960, Nhật Bản từng có ô nhiễm không khí rất trầm trọng bởi sự gia tăng của phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô…

Sau đó, với chính sách xây dựng các tuyến đường sắt công cộng, hàng chục triệu người dân Nhật đã từ bỏ phương tiện cá nhân, dẫn tới kết quả là hàng triệu tấn cácbon được giảm tải mỗi năm. “Tôi cho rằng, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh của Việt Nam cũng có thể phát triển mạng lưới đường sắt như vậy” - ông Yasuki Shirakawa kiến nghị.

Các đại biểu tham dự Phiên họp

Đại diện cho các nước Đông Nam Á, đại biểu của Bộ Giao thông Malaysia cho biết, nước này đã cố gắng cảu thiện môi trường sinh thái thông qua việc thiết lập hệ thống giao thông công cộng sử dụng nhiên liệu sinh học. Còn Ấn Độ lại chú trọng đến xây dựng các tuyến metro ở các thành phố lớn. Chính phủ nước này cũng thúc đẩy hợp tác công - tư để hỗ trợ vốn cho các tuyến đường sắt. Mục tiêu đến năm 2030, Ấn Độ sẽ hướng tới mục tiêu sử dụng xe điện toàn phần.

Ghi nhận các ý kiến của các đại biểu quốc tế, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, những giải pháp mà Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Singapore, Ấn độ, Srilanka, Bangladesh,… trình bày là những kinh nghiệm hữu ích để chia sẻ và nhân rộng, để các nước cùng chung tay giảm thiểu, hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí trong bối cảnh phát triển giao thông vận tải, định hướng cho một tương lai Châu Á phát triển bền vững hơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
  • Lào Cai: Triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm hưởng ứng tháng hành động về môi trường và truyền thông tới người dân chung tay bảo vệ môi trường và bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
    (TN&MT) - Với thực trạng phát thải khoảng 1 triệu tấn chất thải nhựa/năm, ngành nông nghiệp đang thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa một cách có hệ thống, hướng tới nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vinh danh các thương hiệu kinh doanh xanh toàn cầu
    (TN&MT) - Dự kiến vào tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế toàn cầu và Lễ công bố Thương hiệu xuất sắc toàn cầu 2023. Một trong các hạng mục chính là Nhãn xanh toàn cầu 2023.
  • Điểm sáng trong công tác bảo tồn động vật hoang dã ở Thừa Thiên Huế
    (TN&MT) – Những năm gần đây tại Thừa Thiên Huế, nhiều loài động vật quý hiếm đã được người dân tự nguyện giao nộp để thả về môi trường tự nhiên, qua đó cho thấy sự quan tâm của cộng đồng trong công tác bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD), góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn.
  • Lợi ích từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) người dân huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu ngày càng nêu cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng. Những cánh rừng trên địa bàn huyện nhờ đó ngày càng phát triển xanh tốt, tỷ lệ che phủ rừng tăng qua từng năm.
  • Dự báo thời tiết ngày 31/5, khu vực Bắc Bộ nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 31/5, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực từ Tây Nguyên đến Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Phù Yên (Sơn La): Đẩy mạnh thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt
    (TN&MT) - Năm 2023, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đang triển khai thực phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn thị trấn và 3 xã Quang Huy, Huy Bắc, Huy Hạ. Phấn đấu đến hết năm, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý tại đô thị đạt 93%; tại nông thôn đạt 88%. Góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về môi trường theo kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, huyện.
  • Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai
    (TN&MT) - Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ TN&MT vừa ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ năm 2023.
  • Phú Thọ tập huấn xử lý sự cố đê điều
    (TN&MT) - Ngày 30/5, Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ tổ chức tập huấn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều, hồ đập và phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO