Hướng đến sự phát triển bền vững cho ĐBSCL

Thu Trang | 23/11/2022, 22:21

(TN&MT) - Ngày 23/11, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia phối hợp Viện Khoa học Karlsruhe, Trường Đại học Witten, CHLB Đức tổ chức Hội thảo “Các giải pháp tích hợp cho sự phát triển bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - Đất, Nước, Năng lượng và Khí hậu” Hội thảo nhằm đánh giá kết quả đạt được giai đoạn 1 và định hướng hợp tác giai đoạn 2 Dự án ViWat.

img_0558.jpg
Toàn cảnh hội thảo 

Phát biểu khai mạc, ông Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích khoảng gần 3.9 triệu ha, 17 triệu dân cư là khu vực có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ngoài ra, đây còn là nơi ngành nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, khu vực này cũng gặp phải nhiều vấn đề lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sự phát triển kinh tế của vùng.

Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu - COP23 (2017) cho rằng ĐBSCL đứng thứ 3 trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu. Do đó có thể thấy, yêu cầu lớn nhất hiện nay đặt ra với mục tiêu phát triển bền vững ĐBSCL chính là sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, kết hợp hài hòa các yếu tố đất, nước, năng lượng và khí hậu.

Từ thực tiễn đó, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu liên bang (BMBF), Cộng hòa liên bang Đức đã cùng nhau thực hiện Dự án “Các giải pháp tích hợp cho sự phát triển bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - Đất, Nước, Năng lượng và Khí hậu” (dự án ViWat)...

Ông Lương Văn Thắng – Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Bộ Khoa học và công nghệ) cũng cho biết, kết quả  bước đầu của dự án đã được áp dụng vào lập quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước ĐBSCL, hoạch định các chính sách, chiến lược tổng thể về quản lý tài nguyên nước, đất; lập quy hoạch chuyên ngành, cơ cấu sản xuất mùa vụ... Các giải pháp khoa học công nghệ của dự án đã áp dụng để phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt... cho các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long,  giúp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn nước, đảm bảo các hoạt động sản xuất, tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại của hạn hán, xâm nhập mặn và thực hiện tốt nghị Quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

img_0569.jpg
img_0574.jpg
Lễ bàn giao thiết bị quan trắc nước ngầm/nước mặt từ KIT và SEBA cho Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia

Bên cạnh đó, Dự án ViWat – kỹ thuật được thực hiện tại tỉnh Cà Màu đã đánh giá tổng quan về tình hình sụt lún, sự nén chặt trầm tích nông gây ra hiện tượng sụt lún đất cấp khu vực do khai thác nước ngầm; tìm ra các nguyên nhân gây sụt lún để hỗ trợ giúp người dân tránh tình trạng gây thiệt hại lớn. Bên cạnh đó, dự án ViWat cũng đã hỗ trợ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thông qua các công cụ để hỗ trợ quy hoạch tài nguyên nước và sử dụng nước có hệ thống, phương pháp quan trắc lập và bản đồ dựa vào công nghệ viễn thám, bản đồ GIS về các nhu cầu sử dụng nước/nước sẵn có, bản đồ GIS chi tiết về sử dụng đất và các phân khu quản lý nước, các bản đồ GIS về các rủi ro ô nhiễm, tập bản đồ quy hoạch nước và sử dụng trên nền tảng web.

img_0579.jpg
Chụp ảnh lưu biệm 

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về kỹ thuật xây dựng, quy hoạch vùng về sử dựng đất và nước tại ĐBSCL; dịch vụ nước và môi trường cho ĐBSCL; hành trình của dự án ViWat – Tiến tới sự phát triển bền vững của ĐBSCL; tổng quan về đề tài ViWat; nghiên cứu triển khai thí điểm hệ thống cấp nước sạch chất lượng cao chi phí thấp cho khu vực khan hiếm nước tại ĐBSCL; nghiên cứu mô hình tái sử dụng nước thải nuôi tôm tại ĐBSCL.

Kết luận hội thảo ông Lương Văn Thắng thay mặt Bộ Khoa học và Công nghệ cảm ơn Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Viện KIT và các đối tác Đức của Bộ BMBF đã tích cực tham gia dự án. Ông Thắng cho rằng  sự phối hợp giữa các bên sẽ phát triển mạng lưới nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để chung tay đóng góp cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của mỗi quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức.

Bài liên quan
  • Đồng bằng sông Cửu Long tập trung khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước
    (TN&MT) - Nguồn nước tại vùng Đồng bắng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ngày càng suy kiệt, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương. Do vậy, việc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nước đang là nhiệm vụ cấp bách đối với vùng ĐBSCL.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Hành trình tìm nước ngọt cho đảo  tiền tiêu
    (TN&MT) - Huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng hôm nay đã có cuộc sống không khác là bao so với đất liền...điều này có được là nhờ những kỹ sư của Trung tâm Quy hoạch điều tra tài nguyên nước Quốc gia 5 năm trước đã đến đây khơi nguồn nước ngọt...
  • Quảng Ngãi: Tạo sinh kế ổn định cho dân cư nơi lòng hồ thủy điện
    (TN&MT) - Với lợi thế mặt nước ở vùng lòng hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tỉnh Quảng Ngãi xác định bên cạnh việc triển khai các mô hình nuôi cá nước ngọt, nơi đây còn có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo việc làm, nâng cao tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
  • Bắc Ninh sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả góp phần giảm nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tỉnh Bắc Ninh bên cạnh việc tạo điều kiện về vốn vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tỉnh còn thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sản xuất góp phần nâng cao chất lượng cho người dân.
  • Nước..! Yếu tố thoát nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nước là để duy trì sự sống và mọi hoạt động kinh tế xã hội, đóng vai trò tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, tỉnh Điện Biên đã triển khai một số giải pháp để bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
  • Hội nghị Nước 2023 của Liên Hợp Quốc: Đẩy nhanh tiến độ tiếp cận phổ cập nước sạch
    (TN&MT) - Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc (LHQ), sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/3 tới tại trụ sở LHQ (Mỹ), đang được đánh giá là cơ hội “ngàn năm có một” để đẩy nhanh tiến độ hướng tới tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh vào năm 2030.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
    (TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Cơ hội hồi sinh những dòng sông “chết”
    (TN&MT) - Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long vừa được Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá, thay đổi trong công tác cải tạo, phục hồi các dòng sông ô nhiễm ở đô thị.
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
  • Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống” của Trái Đất
    (TN&MT) - Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái; đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO