Thứ Ba, 20/5/2025 17:9 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Huế: Phấn đấu trồng mới ít nhất 7 triệu cây xanh giai đoạn 2021 - 2025

Thứ Sáu 09/04/2021 , 14:18 (GMT+7)

(TN&MT) - Theo Đề án hưởng ứng phong trào “Trồng một tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025”, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu đến hết năm 2025 trồng được ít nhất 7 triệu cây xanh.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, theo Đề án hưởng ứng phong trào “Trồng một tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động, Thừa Thiên Huế đặc mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến hết năm 2025, tỉnh trồng được ít nhất 7 triệu cây xanh, trong đó 4,5 triệu cây xanh trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn; 2,5 triệu cây xanh tập trung trong rừng phòng hộ và rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn.

Sau khi Đề án được UBND tỉnh phê duyệt, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT cùng các địa phương, đơn vị liên quan sẽ căn cứ để xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể trên địa bàn toàn tỉnh.

Thừa Thiên Huế phấn đấu ít nhất 7 triệu cây xanh giai đoạn 2021 – 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Phan Ngọc Thọ khẳng định, cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sự sống của con người. Việc ban hành Đề án hưởng ứng trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là rất cần thiết. Thông qua hoạt động trồng cây gây rừng sẽ tạo thêm việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Góp phần tạo thu nhập tăng thêm từ lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho tiêu dùng thông qua các mô hình nông lâm ngư kết hợp. Nâng cao chất lượng rừng và tăng tỷ lệ che phủ rừng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai. Nâng cao tỷ lệ cây xanh trên đầu người, tạo thêm cảnh quan, bóng mát, điều hòa khí hậu, bảo vệ sức khỏe con người.

Việc phát triển cây xanh cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đưa việc trồng cây xanh thực sự trở thành phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả của các cấp, các ngành, trong từng khu dân cư với sự tham gia tích cực của mọi người dân. Bên cạnh đó, cần tăng cường xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế và lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội để trồng cây xanh.

“Các cơ quan ban ngành, tổ chức... cần tiếp tục duy trì có hiệu quả các phong trào thi đua như “Ngày Chủ Nhật xanh”,”Mai vàng trước ngõ”, “Xanh phố, xanh nhà, xanh làng xóm”… để kêu gọi, vận động toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội. Đưa nhiệm vụ trồng cây trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành và mọi người dân. Trồng cây xanh phải đi đôi với chăm sóc, bảo vệ, quản lý, giám sát để bảo đảm cây trồng, rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Đề nghị các địa phương có kế hoạch triển khai, bám sát chỉ tiêu đã đề ra; chỉ tiêu 7 triệu là chỉ tiêu tối thiểu, chúng ta cố gắng làm tốt hơn, làm vượt chỉ tiêu, Đề án phải được triển khai quyết liệt, quyết tâm cao và đồng bộ”, ông Thọ nhấn mạnh.

Được biêt, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, qua đó góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái một cách bền vững. Hàng năm, toàn tỉnh trồng được khoảng 5.000-6.000 ha rừng tập trung và khoảng 0,8-1,0 triệu cây trồng phân tán, nâng độ che phủ rừng đến nay đạt 57,38%.

Xem thêm
BYD Việt Nam ra mắt mẫu xe SUV hybrid vượt trội Sealion 6

Với mẫu xe mới Sealion 6, BYD Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu công nghệ DM-i Super Hybrid tiên tiến đến người tiêu dùng trong nước.

Học về tái chế qua nghệ thuật mosaic

Trường THCS Ngoại ngữ đã phối hợp cùng Viện Goethe tổ chức một buổi hoạt động giáo dục bổ ích dành cho học sinh khối 7 với chủ đề 'Rác thải và Tái chế'.

TP.HCM: Đến 2030, xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện đạt 100%

TP.HCM phấn đấu xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đến năm 2025 đạt tỷ lệ ít nhất 80%, hướng tới năm 2030 đạt 100%.

TP.HCM thích ứng biến đổi khí hậu: [Bài 1] Dễ tổn thương trong 'vòng xoáy' phát triển

TP.HCM Là đầu tàu kinh tế cả nước với tốc độ đô thị hóa nhanh, TP.HCM đang đối mặt với các hệ lụy ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Đà Nẵng: Chờ phương án mới, bãi rác xây dựng Hòa Xuân tạm ‘đóng cửa’

Trong lúc chờ thành phố Đà Nẵng thống nhất phương án xử lý, vận hành thì bãi tập kết rác xây dựng tại khu vực Sân vận động Hòa Xuân tạm dừng tiếp nhận rác.