HoREA kiến nghị hạn chế chỉ định thầu để ngăn chặn lợi ích nhóm

12/05/2018, 09:44

(TN&MT) - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có Công văn gửi Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, Thường trực Thành ủy TP.HCM và Thường trực UBND TP.HCM kiến nghị cơ chế thực hiện phương thức xã hội hóa đầu tư theo hình thức BT, PPP, BOT.

Theo HoREA, việc thực hiện chủ trương xã hội hóa để huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài để phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, các dự án chỉnh trang đô thị thông qua phương thức xã hội hóa đầu tư theo các hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT); Hợp tác công tư (PPP); Xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT)... đã sử dụng được nguồn vốn xã hội hóa rất lớn, mang lại nhiều hiệu quả rất thiết thực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương, nhất là  trong điều kiện nguồn lực ngân sách có hạn.
 

horea
Ảnh minh họa

Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư đã tham gia thực hiện các gói thầu BT, PPP, BOT, thậm chí có cả doanh nghiệp không chuyên ngành cũng tham gia, và đã có những thời điểm nở rộ các công trình BT, PPP, BOT. Tại TP.HCM, trong giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn ngân sách chi cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn, chỉ chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (thấp hơn cả giai đoạn 2006 - 2010 đã đạt tới 12%, mà một nguyên nhân là tỷ lệ Thành phố được giữ lại từ nguồn thu ngân sách trên địa bàn bị giảm dần, đến nay chỉ còn 18%), nhưng đã được bù đắp bằng nguồn vốn xã hội hóa đạt tỷ lệ 31,7% GRDP.

Thành quả này đã làm thay đổi một bước hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông đô thị và góp phần quan trọng vào sự phát triển  của Thành phố. Mới đây, Thành phố đã công bố 133 dự án kêu gọi đầu tư theo phương thức xã hội hóa dưới hình thức BT, PPP, trong đó phần lớn là các dự án hạ tầng kỹ thuật, giao thông, chỉnh trang đô thị, điển hình như dự án chỉnh trang khu vực Nam Kênh Đôi, quận 8 có tổng mức đầu tư trên 14.000 tỷ đồng, với quỹ đất đối ứng tại chỗ khoảng 28 ha; dự án cầu Thủ Thiêm 4 có tổng mức đầu tư trên 5.000 tỷ đồng, dự kiến đối ứng bằng 16 khu đất...

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, phương thức xã hội hóa đầu tư theo các hình thức: BT, PPP, BOT đã phát sinh những mặt còn hạn chế như: có rất nhiều công trình BT, PPP, BOT được chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư; nguồn vốn chủ sở hữu của nhiều nhà thầu, nhà đầu tư chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại khoảng 90% vốn đầu tư xây lắp là vốn vay ngân hàng nên có tiềm ẩn rủi ro và có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình.

HoREA nhận thấy, việc thực hiện phương thức chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư theo hình thức BT, PPP, BOT khá phổ biến trong thời gian qua đã bộc lộ những mặt hạn chế, có thể dẫn đến phát sinh tiêu cực, lợi ích nhóm, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh, và lợi ích xã hội cụ thể  như: Có thể đã tạo điều kiện cho nhà thầu, nhà đầu tư được hưởng lợi "kép" 02 lần. Đầu tiên, Khi nhận thầu thi công công trình (đầu B - Building: Xây dựng); song song khi đầu tư kinh doanh các khu đất đối ứng ở các địa điểm đắc địa và đã được tăng cường hệ thống hạ tầng giao thông (đầu T-Transfer: Chuyển giao)

Ngoài ra, các nhà thầu, nhà đầu tư này đã tránh được thủ tục "kép" 02 lần khi lựa chọn nhà thầu xây lắp công trình và lựa chọn chủ đầu tư dự án bất động sản, đó là: khi được chỉ định làm nhà thầu xây lắp mà không phải qua thủ tục đấu thầu rộng rãi trong nước, quốc tế để lựa chọn nhà thầu (đầu B: Xây dựng) và khi được chỉ định nhà đầu tư dự án bất động sản các khu đất đối ứng mà không phải qua thủ tục đấu thầu rộng rãi trong nước, quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư (đầu T: Chuyển giao). Từ đó, họ được hưởng giá gói thầu cao trong khi các khu đất đối ứng được chỉ định giá thấp.

HoREA cho rằng, việc chỉ định thầu làm cho tính minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh của môi trường kinh doanh bị sụt giảm, tác động tiêu cực đến niềm tin của nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, và có thể gây thiệt hại ngân sách Nhà nước (vì nguồn đất đối ứng trả cho nhà thầu cũng là tài sản công, cũng là tiền ngân sách), và gây quan ngại cho xã hội.

Do vậy, HoREA kiến nghị thực hiện phổ biến hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, hoặc đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với các dự án hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng giao thông; chỉnh trang; phát triển đô thị theo phương thức xã hội hóa dưới hình thức BT, PPP; kể cả các khu đất vàng trong quá trình thực hiện thu hồi quỹ đất do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu Nhà nước.

Ngoài ra, HoREA đề nghị Chính phủ và các cơ quan hạn chế tối đa việc chỉ định nhà thầu, chỉ định nhà đầu tư đối với các trường hợp trên đây, và chỉ thực hiện việc chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư trong các trường hợp đặc biệt theo điều 26 Luật Đấu thầu, để tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư; làm lợi cho ngân sách Nhà nước và tăng cường sự đồng thuận trong xã hội.


(0) Bình luận
Nổi bật
Hà Nội: Dự án BĐS Đông Anh, Gia Lâm sẽ phục hồi sớm
(TN&MT) - Thị trường bất động sản (TT BĐS) trong quý 3/2023 diễn ra chậm với lượng giao dịch thấp cùng với sự thận trọng của các chủ đầu tư trước việc ra hàng mới. Tuy nhiên, sự hình thành quận mới và cơ sở hạ tầng hoàn thiện dự kiến sẽ dần thúc đẩy sự phục hồi của TT BĐS.
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Long Bay - Nâng cấp chất lượng sống tại đô thị biển liền kề TP.HCM
    (TN&MT) - An cư tại các đô thị vệ tinh gần thành phố lớn từ lâu đã trở thành xu hướng trên thế giới. Tại Việt Nam cũng đang ghi nhận sự phát triển của làn sóng này khi các ngành nghề làm việc tự do bùng nổ và nhu cầu nâng cấp chất lượng sống ngày càng cao.
  • Lạng Sơn: Khởi công dự án khu đô thị 674 tỷ đồng
    Dự án Khu đô thị phía Đông Nam Thị trấn Đồng Mỏ (Chi Lăng, Lạng Sơn) có tổng mức đầu tư 674 tỷ đồng, quy mô sử dụng đất 198.217m2; diện tích đất xây dựng nhà ở là 58.203,4m2; loại nhà ở liền kề, biệt thự với quy mô dân số trên 3.900 người.
  • Vinhomes Sky Park hút khách với hệ tiện ích sống đẳng cấp bậc nhất Bắc Giang
    Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đang đặt ra những tiêu chuẩn mới về nhà ở và không gian sống tại TP. Bắc Giang. Là điểm sáng trong khu vực từ ngày đầu ra mắt, quỹ căn Vinhomes Sky Park thu hút đông đảo khách hàng khi thiết lập chuẩn sống thượng lưu mới giữa lòng thành phố.
  • Nhà đầu tư bất động sản: Bắt đầu săn “hàng ngộp”
    (TN&MT) - Trong khi nhiều nhà đầu tư (NĐT) phải gồng lãi hoặc bán cắt lỗ thì trên thị trường bất động sản (BĐS) tại phía Nam bắt đầu xuất hiện các NĐT tranh thủ săn “hàng ngộp” (hàng cần bán gấp).
  • Khám phá “bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ” tại Glory Heights
    Sở hữu tầm view hoàn hảo ôm trọn đại công viên Grand Park 36 ha và sông Đồng Nai xanh mát, Glory Heights hiện thực hóa giấc mơ về một không gian sống giao hòa với thiên nhiên.
  • Bình Định công khai loạt dự án khu đô thị chưa đủ điều kiện giao dịch
    Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa công khai danh sách các dự án khu dân cư, khu đô thị chưa đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh tính đến tháng 9/2023.
  • Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn trầm lắng
    (TN&MT) - Thời gian qua, phân khúc bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng gồm biệt thự, nhà phố/shophouse, condotel gần như gặp khó khăn nhất trên thị trường BĐS. Ngoài việc khó khăn về pháp lý thì thanh khoản thấp, hàng tồn kho cao, khiến nhiều chủ đầu tư đuối sức.
  • Biểu tượng sống đẳng cấp mới tại Bắc Giang
    Vinhomes Sky Park với chuẩn sống đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Bắc Giang đã chinh phục cả giới tinh hoa địa phương lẫn cộng đồng chuyên gia nước ngoài.
  • Đầu tư bất động sản để đảm bảo an toàn dòng tiền
    Khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng do những bất ổn về chiến tranh, kinh tế - chính trị thế giới, nguồn tài chính đầu tư vào bất động sản được xem là một phương án giúp bảo toàn dòng vốn trước rủi ro.
  • Công nghệ bất động sản Meey Land đạt “TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023”
    Ngày 22/9/2023, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Land) với Hệ sinh thái Công nghệ - Tài chính bất động sản vừa chính thức được vinh danh tại Chương trình “TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023”. Được biết, Meey Land là một trong số ít doanh nghiệp công nghệ bất động sản được xướng tên tại giải thưởng danh giá này.
  • Sắp bàn giao nhà, Legacy Prime hút khách muốn nhận nhà ở ngay
    (TN&MT) - Mặc dù nguồn cung căn hộ tại Bình Dương khá dồi dào nhưng do Kim Oanh Group phát triển vẫn ghi nhận lượng tiêu thụ ổn định với hàng trăm lượt khách tham quan và giao dịch mỗi tuần.
  • TP.HCM: Nhu cầu nhà riêng lẻ sẽ tăng cao dịp cuối năm 2023
    (TN&MT) - Mặc dù thị trường BĐS vẫn còn khó khăn, thanh khoản còn yếu, tuy nhiên phân khúc nhà riêng lẻ tại TP.HCM vẫn nhận được lượt quan tâm lớn. Đặc biệt, là loại hình nhà riêng ở các hẻm xe hơi đang có lượt khách tìm mua nhiều, bởi đây là phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO