Hợp tác khoáng sản ASEAN + 3 tạo điều kiện đầu tư cho thăm dò và phát triển khoáng sản

Mai Đan | 07/10/2021, 11:41

(TN&MT) - Ngày 7/10, Bộ TN&MT chủ trì, giao cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về khoáng sản với ba nước đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) lần thứ 14 (14TH ASOMM+3) theo hình thức trực tuyến ở 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ban Thư ký ASEAN.

Ngày 7/10, Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về khoáng sản với ba nước đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) lần thứ 14 (14TH ASOMM+3) diễn ra theo hình thức trực tuyến ở 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ban Thư ký ASEAN

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Nguyễn Thanh Thảo – Phó Vụ trưởng điều hành Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết: Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, chúng ta chứng kiến nhiều hoạt động hợp tác về khai thác khoáng sản đã được triển khai và đạt được kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là sự góp mặt của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc khi từng bước đưa ra những đề xuất và hỗ trợ rất cụ thể cho các kế hoạch tổng thể về khai khoáng khu vực ASEAN. Ngoài ra, từng bước, chúng ta đã cùng nhau xây dựng và đưa ra được quan điểm về khai thác khoáng sản bền vững tại các Hội nghị trên thế giới.

Bên cạnh đó, chúng ta đã cùng nhau quan tâm, thảo luận, thống nhất và triển khai các nội dung hợp tác khác như chương trình công viên địa chất ASEAN, Chương trình giải thưởng khai thác khoáng sản trong cộng đồng ASEAN, thúc đẩy quản lý hiệu quả trong khu vực hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Bà Nguyễn Thanh Thảo mong muốn thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực ASEAN+3, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó liên kết kinh tế sâu rộng và kết nối toàn diện; thúc đẩy khai thác bền vững hướng tới bảo vệ môi trường và bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trên nền tảng đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số và các công nghệ mới; tiếp tục nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao về khai khoáng; và xây dựng môi trường xanh….

Đồng thời, các nước ASEAN+3 cần hỗ trợ ngành khai khoáng khu vực phục hồi và tăng trưởng hậu đại dịch; duy trì và tăng cường kết nối chuỗi cung ứng sản phẩm khoáng sản một cách bền vững và bổ trợ lẫn nhau; tăng cường hợp tác tài chính, tận dụng khoa học công nghệ, huy động đầu tư tư nhân cho hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, tài chính xanh và phát triển nguồn nhân lực ngành khai khoáng.

Bà Nguyễn Thanh Thảo – Phó Vụ trưởng điều hành Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế phát biểu tại Hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận những vấn đề sẽ đưa ra trao đổi và xin ý kiến tại Hội nghị Bộ trưởng Khoáng sản ASEAN (AMMIN). Đồng thời, tổng kết hoạt động của ASOMM + 3 lần thứ 13; đánh giá các hoạt động, xây dựng kế hoạch hợp tác và đề xuất các chương trình, dự án hợp tác về khoáng sản giữa ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Qua đó, ghi nhận việc triển khai Kế hoạch hợp tác khoáng sản ASEAN + 3 giai đoạn 2016 - 2020. Đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ không ngừng của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc thúc đẩy trao đổi thông tin kỹ thuật và các mô hình thực hành tốt nhất về thông tin và cơ sở dữ liệu, phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ của khoa học địa chất và phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản.

Ba nước đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) cũng đưa ra các nội dung về phát triển công nghiệp khai khoáng, các chính sách, nhiệm vụ ưu tiên, bao gồm phát triển khoáng sản bền vững, chính sách đầu tư thăm dò và chiến lược thăm dò ở nước ngoài; kế hoạch phục hồi khai khoáng trong tình hình dịch COVID-19 và quan điểm về triển vọng khoáng sản toàn cầu cũng như các thách thức chính đối với ASEAN và các nước+3, trong đó có quan điểm về những khu vực phải đối mặt với thách thức này như thế nào.

Bên cạnh đó, ông Shamsul Shahril Badliza bin Mohd Noor - Thư ký cấp cao Bộ Năng lượng và Tài nguyên Malaysia đã giới thiệu về Kế hoạch Hành động Hợp tác Khoáng sản ASEAN 2016 – 2025 (AMCAP-III) Giai đoạn 2 (2021 – 2025)

Theo đó, để hỗ trợ tầm nhìn Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2025, AMCAP-III được xây dựng theo hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2016 - 2020 và Giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2025. AMCAP III là kế hoạch khoáng sản thứ ba kể từ khi AMCAP thành lập năm 2005, sau AMCAP-I (2005-2010) và AMCAP-II (2011-2015). AMCAP đóng vai trò là kế hoạch chi tiết cho hợp tác khoáng sản ASEAN nhằm tăng cường hơn nữa sự phát triển năng động của ngành khoáng sản ASEAN. AMCAP-III Giai đoạn 1 đã được thông qua tại Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về Khoáng sản (ASOMM) lần thứ 15 và Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 5 về Khoáng sản (AMMin) vào tháng 9/2015 tại Viêng Chăn, CHDCND Lào.

AMCAP-III sẽ tiếp tục nhấn mạnh vai trò hỗ trợ quan trọng của lĩnh vực khoáng sản trong AEC trong việc kích thích và tăng cường hội nhập kinh doanh và thương mại ở các Quốc gia Thành viên ASEAN. Trong bối cảnh đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ AEC, các Quan chức Cấp cao ASEAN về Khoáng sản cùng với các Nhóm Công tác sẽ nỗ lực thực hiện các chính sách, biện pháp và sáng kiến chiến lược nhằm tạo ra một ngành khoáng sản ASEAN sôi động và có tính cạnh tranh vì lợi ích của người dân ASEAN.

Sự phát triển Giai đoạn 2 (2021-2025) của AMCAP-III hướng đến thúc đẩy nhiệm vụ này này nhằm tạo ra một ngành khoáng sản ASEAN tiên tiến và tiến bộ vì sự thịnh vượng kinh tế-xã hội và môi trường ASEAN thông qua tăng cường thương mại và đầu tư, tăng cường hợp tác và nâng cao năng lực để phát triển khoáng sản bền vững trong khu vực.

Các đại biểu tham gia hội nghị tin tưởng Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2022-2025 sẽ theo đuổi cải tiến chính sách trong chuỗi giá trị khoáng sản và quản trị khoáng sản bền vững, xây dựng cơ sở dữ liệu khoáng sản ASEAN hiệu quả tạo điều kiện đầu tư cần thiết vào công tác thăm dò và phát triển khoáng sản trong khu vực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Sửa các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản để tránh “lợi ích riêng, chi phí công”
(TN&MT) - Sáng 9/6, tại Vĩnh Phúc, trong khuôn khổ cuộc họp 2 ngày về tham vấn kinh nghiệm của chuyên gia để xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản, các chuyên gia, nhà quản lý đã tiếp tục góp ý cho dự thảo này.
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7
    (TN&MT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 09 dự án luật, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản.
  • Thừa Thiên - Huế quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển bền vững - Kiểm soát chặt, quản lý nghiêm
    (TN&MT) - Trong quá trình khai thác khoáng sản, bên cạnh những doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện quy định pháp luật về khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp “phớt lờ” quy định, coi thường luật pháp. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã và đang tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm.
  • Thừa Thiên - Huế: Khoáng sản là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản tại Thừa Thiên - Huế đã và đang góp phần phát triển ổn định kinh tế - xã hội của địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế để rõ hơn về vấn đề này.
  • Thanh Hóa: Quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển kinh tế bền vững
    Thời gian qua, để khắc phục các tồn tại, vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, từng bước đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nề nếp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo các khu vực nông thôn, miền núi.
  • Mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cao nhất 100 triệu đồng
    Theo Bộ Tài chính, mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại là 100 triệu đồng/giấy phép; lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm là 80 triệu đồng/giấy phép.
  • Tiền Giang: Quản lý hiệu quả khoáng sản, phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản, nhất là cát lòng sông trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Kiệt, Phó Giám đốc Sở TN&MT Tiền Giang xung quanh nội dung này.
  • Chủ tịch HĐTV Tập đoàn TKV Ngô Hoàng Ngân thăm, tặng quà CNLĐ các đơn vị khu vực Thái Nguyên
    Sáng 15/5, đồng chí Ngô Hoàng Ngân - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dẫn đầu đoàn công tác Tập đoàn tới kiểm tra sản xuất, thăm, tặng quà công nhân lao động nhân dịp tháng công nhân năm 2023 tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tham gia chương trình có Chủ tịch Công đoàn TKV Lê Thanh Xuân, Phó TGĐ Tập đoàn Nguyễn Tiến Mạnh; lãnh đạo, công đoàn TCT Khoáng sản, TCT Điện lực và TCT Công nghiệp Mỏ Việt Bắc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO