Hơn 787.000 cử tri các dân tộc Sơn La hân hoan đón Ngày hội toàn dân

Nguyễn Nga | 23/05/2021, 11:25

(TN&MT) - Ngày 23/5, hơn 787.000 cử tri các dân tộc tỉnh Sơn La đã tham gia bầu cử, với mong muốn lựa chọn được những đại biểu ưu tú nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân vào Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Cử tri các dân tộc tỉnh Sơn La hân hoan trong Ngày hôi toàn dân.

Những ngày nay, nắng nóng diễn ra khá gay gắt trên toàn tỉnh Sơn La nhưng không vì thế mà làm mất đi không khí hân hoan của ngày bầu cử.

Để phòng chống dịch Covid-19, các địa phương đã thông tin tới các cử tri phân bổ theo các khung giờ để đi bầu cử, tránh tụ tập đông người. Tại các điểm bỏ phiếu đều được bố trí bàn sát khuẩn tay, đo thân nhiệt cho cử tri.

Đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 cho cuộc bầu cử.

7h sáng, sau phiên khai mạc, với tấm thẻ cử tri trên tay, người dân đã đến các khu vực bỏ phiếu với tâm thế vui mừng, phấn khởi, háo hức. Các loa phát thanh tại các xã, phường liên tiếp phát các bản tin thông báo cụ thể về thời gian, địa điểm bỏ phiếu, tiếp tục vận động cử tri đến bỏ phiếu theo quy định.

Tại khu vực bỏ phiếu số 2 phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, cử tri đến bỏ phiếu sẽ được hướng dẫn đến khu vực đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang. Sau đó, sẽ có các bước hướng dẫn cử tri tiến hành bỏ phiếu đúng quy định.

 

Cử tri Lò Thị Hươi, dân tộc Thái, bản Lầu, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La

Cử tri Lò Thị Hươi, dân tộc Thái, bản Lầu, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La chia sẻ: Nhiều ngày nay, tôi đã nghiên cứu kỹ danh sách các ứng cử viên, và chương trình hành động của các ứng viên. Mong rằng, các đại biểu trúng cử sẽ sẽ hết lòng vì lợi ích của nhân dân, giúp phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân chúng tôi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống thời gian tới.

Theo Ủy ban bầu cử TP Sơn La, TP Sơn La có 103 khu vực bầu cử trong đó có 94 khu vực bầu cử đặt tại nhà văn hóa các tổ, bản, tiểu khu; 9 điểm bầu cử ở cơ quan, đơn vị, trường học. TP Sơn La có 51 người ứng cử đại biểu HĐND cấp Thành phố, trên 454 hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND xã.

Cử tri Hoàng Văn Đổi, dân tộc Thái, tiểu khu 1 thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên mong muốn các ứng cử viên được chọn sẽ quan tâm hơn nữa đến phát triển kinh tế cho người dân, nhất là chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc.

Tại các địa phương khác trong tỉnh, cử tri các dân tộc cũng nô nức đi thực hiện quyền công dân của mình trong không khí vui tươi, phấn khởi. Cử tri Hoàng Văn Đổi, dân tộc Thái, tiểu khu 1 thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên cho biết: Dù không phải lần đầu bỏ phiếu nhưng tôi vẫn mang tâm trạng rất háo hức chờ ngày bầu cử. Mong rằng những ứng cử viên được lựa chọn sẽ không phụ sự chờ mong của cử tri, đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế cho người dân, nhất là chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc.

Trong lần bầu cử này, huyện Phù Yên có gần 71.000 cử tri tại 203 khu vực bỏ phiếu; với 58 người ứng cử đại biểu HĐND huyện tại 8 đơn vị bầu cử; 962 người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã tại 140 đơn vị bầu cử.

Điểm bầu cử tại xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn đảm bảo quy định về phòng chống Covid-19

Là địa phương ghi nhận 1 trường hợp nhiễm Covid-19 của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn đã đảm bảo tổ chức tốt cuộc bầu cử trong điều kiện có dịch. Sau khi hoàn thành việc rà soát các khu vực bỏ phiếu, huyện Mai Sơn đã chốt phương án bố trí hòm phiếu ở 186 khu vực bỏ phiếu tại 327 bản, tiểu khu trên địa bàn 22 xã, thị trấn.

Ủy ban Bầu cử huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn và các tổ bầu cử bố trí vị trí khu vực cử tri chờ, nơi đặt hòm phiếu và nhận phiếu bầu của cử tri, bảo đảm giãn cách đúng quy định. Đồng thời, bố trí nhân viên y tế đo thân nhiệt và yêu cầu cử tri thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước và sau khi thực hiện các bước bầu cử. Khu vực bỏ phiếu được yêu cầu mở cửa sổ thông thoáng; bố trí lối đi một chiều cho cử tri tham gia bầu cử. Quy định thời gian bầu cử cho từng cụm dân cư; ghi chép thời gian bầu cử của cử tri để thuận lợi trong tổ chức quản lý, truy vết nếu có cử tri tham gia bầu cử nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19.

Cử tri các dân tộc huyện Thuận Châu thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Theo số liệu từ Ủy ban bầu cử tỉnh Sơn La, đến 7h sáng 23/5, toàn tỉnh có 787.525 cử tri đủ điều kiện tham gia bầu cử. Tỉnh Sơn La có 13 người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu 7 đại biểu; 110 người ứng cử Đại biểu HĐND tỉnh, bầu 65 đại biểu; 682 người ứng cử Đại biểu HĐND cấp huyện, bầu 405 đại biểu; 7.767 người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã, bầu 4.604 đại biểu.

 

Ông Nguyễn Minh Hòa, Ủy ban bầu cử tỉnh Sơn La cho biết: Trong sáng nay, 1.769 tổ bầu cử đã đồng loạt khai mạc và tiến hành bỏ phiếu theo đúng quy định. Việc tổ chức khai mạc được tiến hành trang nghiêm, đúng kịch bản đã hướng dẫn, diễn văn ngắn gọn, xúc tích, đảm bảo thể hiện đúng tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong cuộc bầu cử. Đồng thời, thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng chống dịch Covid-19. Trước giờ khai mạc, 100% các khu vực bỏ phiếu đã được phun khử khuẩn.

Đến 9h sáng nay, toàn tỉnh Sơn La có 30% số cử tri đã hoàn thành bầu cử.

Cùng với đó, công tác thông tin tuyên truyền trong Ngày bầu cử tiếp tục được duy trì, giúp nhân dân thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, biết chính xác khu vực bỏ phiếu, thời gian phân chia để bỏ phiếu theo từng cụm dân cư, tránh việc tập trung quá đông cử tri vào một thời điểm.

Tính đến 9h sáng 23/5, toàn tỉnh có 30% số cử tri đã hoàn thành bầu cử. Các điều kiện vật chất kỹ thuật, giao thông, thông tin liên lạc, điện thoại, internet được đảm bảo. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên toàn tỉnh được đảm bảo tuyệt đối, không có sự việc gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.

Bài liên quan
  • Nguyện vọng cử tri dân tộc thiểu số Tây Bắc
    (TN&MT) - Hòa chung không khí vui tươi của ngày hội toàn dân, cùng với cử tri trong cả nước, sáng 23/5, cử tri các dân tộc thiểu số Tây Bắc hân hoan, phấn khởi đến bỏ phiếu lựa chọn, bầu ra những đại diện xứng đáng cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tại Quốc hội và HĐND các cấp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO