Hơn 1.200ha đất ven sông Hồng ở quận Long Biên chờ quy hoạch

08/11/2017, 00:00

Quận đang có 1.200ha đất đai ven sông, ngoài bãi chiếm 20% tổng diện tích đất của quận đang chờ quy hoạch thoát lũ đây là nguồn lực phát triển rất lớn.

Chiều 7/11, tại buổi giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, ông Đỗ Huy Chiến - Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên cho biết, thực hiện công tác quản lý đất đai, trật tự đô thị trong 10 tháng đầu năm 2017, UBND quận đã rà soát toàn bộ các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận, xây dựng kế hoạch theo từng tuần để kiểm điểm tiến độ tháo gỡ khó khăn vướng mắc…

Tổng số đất cần cấp giấy chứng nhận hoặc lập hồ sơ quản lý là 54.519 thửa, với tổng diện tích 6.677.809m2. Trong đó, đã tổng số thửa đất đã đăng ký là 54.455 thửa, đạt tỷ lệ 99,72% tổng diện tích.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 960 thửa, đạt tỷ lệ 132,4% so với kế hoạch giao năm 2017 (725 thửa).

Cấp giấy xác nhận đăng ký cho 1.41 thửa. Lập hồ sơ quản lý đối với các trường hợp vướng mắc và đơn vị chủ quản không bàn giao 302 thửa.

Ông Đô Huy Chiến - Phó Chủ tịch quận Long Biên thông tin tại cuộc giao ban chiều 7/11./.
Ông Đô Huy Chiến - Phó Chủ tịch quận Long Biên thông tin tại cuộc giao ban chiều 7/11./.

Ông Chiến cho biết thêm, quận đang có 1.200 ha đất đai ven sông, ngoài bãi chiếm 20% tổng diện tích đất của quận.

Khu vực đất này đang chưa được phép xây dựng do vẫn đang chờ quy hoạch thoát lũ chi tiết sông Hồng của thành phố Hà Nội.

Hiện nay, UBND quận cũng đang tích cực đề xuất các phương án báo cáo thành phố, chủ động tham gia Đề án của thành phố.

Lãnh đạo quận Long Biên khẳng định: Vẫn còn một số vi phạm trật tự xây dựng xảy ra ở vùng đất bãi, tuy nhiên chính quyền đã rất cố gắng nên vùng bãi sông vẫn “xanh mướt”.

Để quản lý, khai thác đất bãi vùng ven hiệu quả, lãnh đạo quận đã phê duyệt 62 phương án làm đất công, đất nông nghiệp, trồng cây ăn quả, làm 1 số nhà vườn để chụp ảnh cưới…

“Toàn bộ được sử dụng tạm thời để chống lấn chiếm, xây dựng sai phép đến khi có quy hoạch cụ thể”, ông Đỗ Huy Chiến cho rằng đây là cách quản lý có hiệu quả.

Kết quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý trật tự đô thị thời gian qua cho thấy, đoàn kiểm tra liên ngành của quận hàng tuần kiểm tra, hỗ trợ các phường xử lý các vi phạm phức tạp về trật tự đô thị và đã xử lý 4.209 trường hợp vi phạm; xử phạt hành chính 982,5 triệu đồng (trong đó xử lý 140 trường hợp cố tình vi phạm trật tự đô thị, 4.069 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông).

Đội Thanh tra giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các ngành kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông theo chuyên đề như: Kiểm tra, xử lý các phương tiện quá khổ, quá thải, vượt tải trọng; Chuyên đề xử lý các biển chỉ dẫn sai quy định; Kiểm tra điểm, bãi trông giữ xe; Bố trí lực lượng tham gia hướng dẫn, phân luồng giao thông tại nút giao Bắc cầu Chương Dương, nút giao Hà Nội Hưng Yên....

Công an quận đã xây dựng các chuyên đề kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự đô thị, các hàng ăn đêm, các cửa hàng internet hoạt động sau 24h giờ đêm; chuyên đề xử lý các phương tiện dừng, đỗ xe trên hè; kiểm tra, xử lý các phương tiện quá tải, quá khổ…

Liên quan đến công tác quản lý trật tự đô thị ông Chiến cho biết, thời gian qua trên địa bàn quận đã triển khai lắp camera đồng loạt 14 phường, ban đầu thí điểm 2 phường.

Sau khi lắp sử dụng camera, đã nhận được thư khen của nhân dân trong công tác phòng chống tội phạm. Nhiều trường hợp người dân không tin có thể tìm lại được tài sản nhưng nhờ hệ thống đã tìm ra.

Đến thời điểm này quận Long Biên là một trong những quận làm tốt rà soát các quán karaoke hoạt động trên địa bàn.

Từ 78 quán karaoke bây giờ chỉ còn 23 karaoke “Chúng tôi tiếp tục rà soát, nếu chưa đủ điều kiện PCCC thì tiếp tục yêu cầu đóng cửa”, ông Chiến nói./.

Theo VOV


(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Đắk Nông: Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước giúp giảm nghèo bền vững
    Xác định nguồn nước là một yếu tố rất quan trọng giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
  • Cần có quy định để HTX nông nghiệp tích tụ, tập trung đất đai
    Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nên quy định thêm cơ chế để giúp hợp tác xã nông nghiệp tích tụ tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hình thành chuỗi chế biến, phân phối sản phẩm nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP.
  • Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Ủy ban KH,CN&MT tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • ĐBQH Hoàng Đức Chính: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến rất quan trọng về chất
    (TN&MT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Sửa đổi bổ sung một số quy định về cấp "sổ đỏ" và hồ sơ địa chính
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
  • Nghệ An: Xin ý kiến về việc bồi thường đất trên cốt ngập thủy điện Bản Vẽ
    Trước những vướng mắc kéo dài, mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản về việc giải quyết tồn tại, vướng mắc liên quan đến bồi thường, hỗ trợ đất trên cốt ngập đối với Dự án Thủy điện Bản Vẽ gửi Bộ Công Thương.
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 24/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản trong đó tập trung rà soát nhiều nội dung liên quan đến các bộ luật khác.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Đảm bảo tính khả thi, thống nhất và đồng bộ giữa Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi)
    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các trường hợp, điều kiện tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cũng như cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư… để bảo đảm tính khả thi, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
  • Cần Thơ: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm từng bước đưa công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đi vào nề nếp, tạo nguồn lực giúp TP. Cần Thơ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO