Hòm phiếu lưu động đến với từng cử tri vùng biên Sốp Cộp

Nguyễn Nga | 23/05/2021, 18:20

(TN&MT) - Tại xã biên giới Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La có những cử tri vì điều kiện bất khả kháng không thể đến khu vực bỏ phiếu. Để đảm bảo người dân được bầu cử, Tổ bầu cử xã Mường Lạn đã mang hòm phiếu đến tận nhà cử tri, để người dân được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Trung uý Lò Văn Minh, Đồn Biên phòng Mường Lạn, thành viên Tổ bầu cử số 5, cho biết: Hôm nay, nhận nhiệm vụ của Tổ bầu cử, chúng tôi đã mang hòm phiếu lưu động cho những cử tri là người già, tai nạn lao động, đang thực hiện cách ly phòng, chống dịch Covid-19. Đây là những cử tri "đặc biệt" vì họ không thể ra điểm bỏ phiếu để thực hiện quyền công dân của mình.

Cử tri Đào Quang Đăng, bản Mường Lạn, xã Mường Lạn xúc động chia sẻ: Năm 2016, không may mắn, tôi bị tai nạn lao động, bị gãy đốt sống cổ, liệt tuỷ sống, không thể đi lại được. Mọi hoạt động diễn ra quanh quẩn tại giường và trên xe lăn. Nay, tôi rất vui và phấn khởi được các thành viên trong Tổ bầu cử mang hòm phiếu đến tại nhà để tạo điều kiện cho tôi thực hiện quyền bầu cử của mình. Hy vọng, cùng với lá phiếu bầu của bản thân và mọi người dân trên địa bàn, những đại biểu trúng cử lần này sẽ đại diện cho tâm tư, ý chí, nguyện vọng và giúp các cử tri trong bản, xã có điều kiện phát triển hơn nữa về kinh tế - văn hoá - xã hội...

Cử tri Nguyễn Thị Quỳnh, bản Mường Lạn, xã Mường Lạn phải thực hiện cách ly y tế tại nhà để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Khi được các thành viên Tổ bầu cử mang hòm phiếu đến, em rất xúc động. Đây cũng là lần bỏ phiếu bầu cử đầu tiên của em, em mong muốn các đại biểu trúng cử sẽ giúp cho người dân trong bản có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, vươn lên xoá đói - giảm nghèo.

Cụ Lò Thị Pỉ (96 tuổi) vì cao tuổi nên cụ không thể trực tiếp đến điểm bỏ phiếu. Vì vậy, các thành viên Tổ bầu cử số 5 đã mang hòm phiếu đến tận nhà giúp cụ thực hiện quyền bầu cử.

Dù không thể tự tay đến các điểm bầu cử, nhưng với những hòm phiếu lưu động, các cử tri nơi vùng biên Sốp Cộp tin tưởng rằng các đại biểu trúng cử sẽ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân các dân tộc nơi đây.

Đến 17h, tỉnh Sơn La đạt 98,37% cử tri đi bỏ phiếu

Theo báo cáo nhanh từ Ủy ban Bầu cử tỉnh Sơn La, tính đến 17 giờ ngày 23/5, toàn tỉnh có 774.823/787.628 cử tri hoàn thành bỏ phiếu, đạt 98,37%.

Đối với khu vực bỏ phiếu đã đạt tỷ lệ 100% cử tri đi bầu là 1443/1769, đạt 81,6%. Số xã, phường, thị trấn đạt 100% cử tri đi bầu là 116/204, đạt 56,9%.

Các điều kiện vật chất kỹ thuật, giao thông, thông tin liên lạc, điện thoại, internet được đảm bảo. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên toàn tỉnh được đảm bảo tuyệt đối, không có sự việc gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO