Hội nghị Văn hóa 2022: Nhiều vấn đề cốt lõi cần lộ trình hoàn thiện về mặt luật pháp

Theo TTXVN | 17/12/2022, 19:47

Tại Hội nghị Văn hoá 2022 tại tỉnh Bắc Ninh, sau phần phát biểu tham luận, trong phần thảo luận bàn tròn sáng 17/12, các đại biểu, chuyên gia đã bàn đến nhiều vấn đề cốt lõi liên quan đến công nghiệp văn hóa, nông thôn, văn hóa dân gian, bảo tồn di sản hay là quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa cũng như lộ trình hoàn thiện về mặt luật pháp trong lĩnh vực này.

Chú thích ảnh
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Chỉ ra “điểm nghẽn” và giải pháp

Tại phiên thảo luận, xoay quanh một số nội dung liên quan đến ngành văn hoá, Giáo sư, Tiến sĩ Từ Thị Loan chỉ rõ những hạn chế trong cơ chế quản lý cần chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nhấn mạnh những gì pháp luật không cấm thì công dân, tổ chức, nhà sản xuất có quyền làm để từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất văn hóa, đa dạng văn hóa. Cùng với đó là vướng mắc về các nguồn lực, nhân lực, nguồn lực tài chính cần cơ chế huy động doanh nghiệp, hợp tác công tư. Theo bà Từ Thị Loan, vấn đề vi phạm bản quyền cũng là điểm nghẽn khiến thị trường văn hóa không thể phát triển lành mạnh. Đây là những điểm nghẽn cần có giải pháp.

Từ đó, bà Từ Thị Loan đề xuất cần tập trung vào 5 nhóm giải pháp căn cơ. Đầu tiên là tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế; đồng thời cho biết hiện việc thể chế hóa đường lối chủ trương phát triển hóa còn chậm và chưa phù hợp với thực tế, dẫn chứng trong nghệ thuật biểu diễn, nhiếp ảnh, triển lãm chưa có luật quy định, mới chỉ ở điều chỉnh ở tầm nghị định. Hành lang pháp lý chưa thuận lợi. Hay như về du lịch văn hóa dựa trên tài nguyên di sản văn hóa nhưng Luật Di sản cần sửa đổi để phù hợp với công ước UNESCO, hay lĩnh vực thủ công mỹ nghệ chưa có luật về làng nghề.

Trong phần thảo luận, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho biết, Luật Điện ảnh vừa được thông qua là một trong những luật điện ảnh tiến bộ nhất trong nền điện ảnh châu Á, cập nhật nhiều kinh nghiệm phát triển điện ảnh thế giới, với nhiều quy định mới về lưu trữ số, việc tổ chức liên hoan phim, tuần phim… và nhiều vấn đề khác để huy động nguồn lực phát triển điện ảnh. Trong đó, một trong những vấn đề được quan tâm là tiền kiểm – hậu kiểm. Tại luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng tới giảm bớt tiền kiểm, gia tăng hậu kiểm, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế. Bộ cũng sẽ tăng cường kiểm tra, xử phạt để đảm bảo thực hiện tốt việc quản lý và phát triển ngành điện ảnh.

Chia sẻ quan điểm của mình tại hội thảo, Nhạc sĩ Quốc Trung cho biết, năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ không bị giới hạn bởi những quy định pháp luật. Nghệ sĩ không sợ nhiều luật, không sợ ít luật, mà sợ luật không rõ ràng, không cụ thể, khi tác phẩm bị vướng vào các quy định như vậy, sẽ gây khó khăn lớn cho người làm sáng tạo. Theo Nhạc sĩ Quốc Trung, trong xây dựng chiến lược văn hóa, công tác xây dựng pháp luật cần được chú trọng. Người làm văn hóa cần những quy định pháp luật đi trước để mở hành lang phát triển, chứ không chỉ là giải quyết các vấn đề cũ. Vì vậy, cần tầm nhìn dài hạn trong xây dựng chiến lược phát triển văn hóa để định hướng cho sự phát triển, tạo điều kiện phát huy nguồn năng lực sáng tạo của nghệ sĩ...

Đưa ra ý kiến trao đổi, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, cần có cơ chế thúc đẩy phát triển văn hóa, trong đó hậu kiểm thông qua các quy định để nghệ sỹ biết được làm gì và không làm gì, giúp tăng cường trách nhiệm của nghệ sĩ đối với sản phẩm của mình và giúp sản phẩm hàng hóa nhanh đến với thị trường hơn. Ông Hoài Sơn nhấn mạnh, văn hóa là lĩnh vực đặc biệt tinh tế và nhạy cảm trong đời sống xã hội. Chính vì thế, việc can thiệp vào văn hóa phải tính toán kỹ lưỡng bại. Xu thế chung trên thế giới hiện nay đang chuyển sang từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

“Đời sống kinh tế -xã hội đặc biệt là văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú, sức sáng tạo về văn hóa vô cùng lớn. Chính vì thế chúng ta cần phải có cơ chế nào đó để thúc đẩy sự phát triển văn hóa và cơ chế hậu kiểm giúp cho chúng ta làm được điều này”, ông Bùi Hoài Sơn nói.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhấn mạnh, chúng ta tiến hành hậu kiểm, nhưng không có nghĩa là không tiền kiểm, tiền kiểm bằng các quy định có từ trước để người nghệ sĩ, những người sáng tạo biết được mình có thể làm gì và không nên làm gì từ đó thì có thể có được những sản phẩm nó phù hợp với xã hội.

Chuẩn hóa hơn về tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Nói về tiêu chí "cứng hóa" trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, Phó Giáo sư, Tiến sĩ  Nguyễn Thị Phương Châm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng, đây là vấn đề mà Viện thực hiện một đề tài với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Về vấn đề này, qua thực tế nghiên cứu, bà Nguyễn Thị Phương Châm nhận thấy rõ những cái hạn chế trong việc áp dụng một Bộ tiêu chí chung cho cả nước, cho tất cả các cộng đồng, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời nêu dẫn chứng, khi áp dụng một tiêu chí như tiêu chí nhà ở ba cứng (tường cứng, mái cứng, sàn cứng) mà Bộ Xây dựng và Chương trình nông thôn mới đưa ra như vậy thì các ngôi nhà truyền thống mang theo tất cả những tri thức bản địa, tri thức dân gian của các tộc người sẽ có nguy cơ biến mất dần.
 
Nêu ví dụ như ngôi nhà trình tường ở vùng cao phía Bắc ấm vào mùa đông, mát về mùa hè và gắn kết những giá trị văn hoá, tín ngưỡng của đồng bào nhưng dần sẽ có nguy cơ bị phá bỏ khi áp với các tiêu chí "ba cứng" cho tất cả các vùng, miền.

Bên cạnh đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Châm cũng nêu dẫn chứng tiêu chí "sáng, xanh, sạch, đẹp" trong Chương trình xây dựng nông thôn mới. Qua khảo sát nhiều địa phương, Phó Giáo sư nhận thấy rằng, những bức tường đá rất đẹp thì bị phá hoặc là bị sơn chồng lên các màu sáng để cho đáp ứng tiêu chí sáng, xanh, sạch, đẹp; cho rằng, việc chúng ta áp dụng một mô hình, một Bộ tiêu chí cho tất cả thì sẽ có nguy cơ là các hệ thống tri thức bản địa, tri thức địa phương của một số vùng, bản sắc của đồng bào thiểu số... có nguy cơ bị mất đi trong quá trình thực hiện các tiêu chí đó. Đây là một điều thực sự rất đáng tiếc.

Tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, Bộ sẽ cùng với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan quy định rõ hơn, chuẩn hóa rõ hơn về tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Trong tham luận trước đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã chia sẻ, trong tiếng Anh, nông nghiệp là “agriculture”, trong đó “culture” ngoài nghĩa “gieo trồng, canh tác”, còn có nghĩa là “văn hoá”. Trăn trở về văn hoá, Bộ trưởng chia sẻ góc nhìn thực tiễn, giữa “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và “văn hoá - xã hội”. Có những vấn đề tiếp cận bằng thể chế, chính sách và nguồn lực, nhưng cũng có thể có cách tiếp cận bằng nguồn lực xã hội, “xác định người dân là trung tâm”, trước khi bắt tay thực hiện bất cứ việc gì, hãy chiêm nghiệm về giá trị chiều sâu của việc ấy.

Bài liên quan
  • Hơn 800 đại biểu sẽ tham dự Hội thảo Văn hóa 2022
    (TN&MT) - Ngày 12/12, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo Văn hóa 2022: “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thành phố Sơn La giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
    (TN&MT) - Đây là chủ đề Hội thảo do Thành ủy Sơn La tổ chức ngày 11/3, nằm trong chuỗi các sự kiện Lễ hội Mùa hoa ban Thành phố năm 2023.
  • Liên hoan dân ca, dân vũ Điện Biên: Khởi động mùa lễ hội hoa ban
    (TN&MT) - Liên hoan dân ca, dân vũ Điện Biên năm 2023 được ví như một bữa tiệc trên núi cao hoang sơ và hùng vĩ. Tại đây, nghệ nhân và các chàng trai, cô gái, vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số có dịp được thể hiện tài năng bằng các làn điệu dân ca, dân vũ đậm nét truyền thống, có yếu tố dân gian và ý nghĩa nhân sinh quan.
  • Đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu
    Sáng 11-3, tại Khu di tích đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã diễn ra trọng thể lễ kỷ niệm 1.775 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và lễ đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu.
  • PVCFC đồng hành cùng chương trình nghệ thuật “Trái tim biển đảo”
    (TN&MT) - Chương trình giao lưu nghệ thuật “Trái tim biển đảo” với những bài ca đi cùng năm tháng sẽ góp phần truyên truyền, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong việc xây dựng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đồng hành cùng chương trình.
  • Bắc Giang giành giải A Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng Xuân Quý Mão 2023.
    Sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy các giá trị nghệ thuật của loại hình hát Văn, hát Chầu văn; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của loại hình hát Văn, Chầu văn trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
  • Tháng ba Tây Nguyên

    Tháng ba Tây Nguyên

    11:33 09/03/2023
    (TN&MT) - Khi những bông hoa cà phê bung trắng muốt bạt ngàn khắp núi đồi Tây Nguyên, đôi chân của những con người đồng bằng lại xốn xang muốn bay đến ngay với vùng đất bazan đầy nắng gió. Chẳng khác nào trai gái Jrai, Êđê nghe tiếng cồng chiêng là cái chân muốn lội suối băng rừng, tháng ba Tây Nguyên đẹp rực rỡ tựa như những cô sơn nữ làm đắm say bao lữ khách của miền xuôi muốn buông bỏ mọi thứ để đến với mình.
  • Đà Nẵng: Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm năm 2023
    Tối ngày 8/3, tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) diễn ra lễ khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm năm 2023.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn, bảo tồn phục hồi những nét đẹp văn hóa dân gian đặc trưng
    Tối 8/3/2023, tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn lần thứ XXI, năm 2023.
  • Festival Nghề truyền thống Huế 2023 diễn ra từ ngày 28/4 – 5/5
    Tiếp nối thành công của 8 lần tổ chức từ năm 2005 đến nay và triển khai Đề án Festival bốn mùa, UBND TP. Huế cho biết, tiếp tục tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”, từ ngày 28/4 – 5/5/2023.
  • TP Bắc Giang: Tổ chức hội thi Dân vũ thể thao và phát động, hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2023
    Ngày 5/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Bắc Giang tổ chức hội thi Dân vũ thể thao và phát động “Tuần lễ áo dài” năm 2023. Nhằm khẳng định và tôn vinh vị thế, giá trị của áo dài đối với đời sống xã hội bằng những nội dung thiết thực, hướng đến kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ (8/3).
  • Bắc Giang khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2023
    Sáng 3/3, UBND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ khai hội chùa Vĩnh Nghiêm tại xã Trí Yên. Năm nay lễ hội được diễn ra từ ngày 3/3 đến hết ngày 5/3 (tức từ ngày 12 tháng 2 đến hết ngày 14 tháng 2 năm Quý Mão).
  • Lục Nam-Bắc Giang: Trường mầm non Đồi Ngô số 1 tổ chức “Ngày hội bé với an toàn giao thông”
    Thực hiện kế hoạch số 24/KH-PGD&ĐT ngày 28/10/2022 của phòng GD&ĐT Lục Nam về việc triển khai thực hiện Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học giáo dục mầm non, năm học 2022-2023. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo, đồng thời giáo dục cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, thái độ về an toàn giao thông.
  • Ca sỹ Đức Phúc: Ước mơ sinh ra là để chinh phục, cứ đi là sẽ đến
    (TN&MT) - Đừng bao giờ ngại ngần mơ ước và hãy không ngừng nỗ lực. Bởi điều tuyệt vời nhất là mỗi ngày thức dậy, ta được sống với đam mê, và sẽ luôn có những người đồng hành xuất hiện trong cuộc đời bạn để hiện thực hoài bão ấy.
  • Khẩn trương xây dựng  Chương trình tổng thể mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần khẩn trương tổng kết các chương trình về phát triển văn hóa trước đây, đặc biệt là Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020; nghiên cứu các ý kiến tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam; chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương, huy động sự tham gia các tổ chức, đội ngũ nhân sỹ, trí thức, các nhà văn hóa để xây dựng đề xuất về Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO