Hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về KHCN và trưng bày thành tựu khoa học

12/05/2014, 00:00

(TN&MT) - Sáng 12/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về KHCN và triển lãm một số các thành tựu KHCN nổi bật của Bộ...

(TN&MT) - Sáng 12/5, nhằm thiết thực hưởng ứng, chào mừng ngày KHCN Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam (18/5/2014), Bộ TN&MT, Vụ KHCN đã tổ chức Hội nghị phổ biến  các văn bản quy phạm pháp luật về KHCN và triển lãm một số các thành tựu KHCN nổi bật trong vòng 5 năm qua của 7 lĩnh vực thuộc Bộ TN&MT quản lý. Tới dự có TS.Nguyễn Thái Lai, Thứ trưởng Bộ TN&MT;  TS.Nghiêm Vũ Khải, nguyên Thứ trưởng Bộ KHCN, TS.Nguyễn Đắc Đồng, Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ TN&MT) cùng đông đảo đại diện lãnh đạo các nhà khoa học thuộc 2 Bộ TN&MT và KHCN.
   
Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai phát biểu tại Hội nghị
   
  Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS.Nguyễn Thái Lai, Thứ trưởng Bộ TN&MT cho  biết, để khẳng định vai trò của KHCN, tuyên truyền các thành tựu KHCN, tôn vinh đội ngũ làm nghiên cứu khoa học và phát triển KHCN, nâng cao nhận thức của xã hội về nghiên cứu KHCN, động viên các thế hệ trẻ say mê nghiên cứu khoa học Luật KHCN đã lấy ngày 18/5 hàng năm là ngày khoa học công nghệ Việt Nam.
   
  Thiết thực hưởng ứng ngày này, Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ qua đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ công nhân viên ngành TNMT về tầm quan trọng của nghiên cứu KHCN. Đồng thời, triển lãm, giới thiệu các công trình nghiên cứu KHCN điểm hình của ngành TNMT trong 5 năm qua và phát động phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong cán bộ nghiên cứu học sinh, sinh viên ngành TNMT.
   
   Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai cũng đánh giá, trong những năm gần đây hoạt động KHCN của Bộ TN&MT luôn bám sát định hướng mục tiêu, chiến lược KHCN mà Chính phủ phê duyệt. Hoạt động nghiên cứu KH chuyên sâu dần đi vào nền nếp, có trọng tâm, trọng điểm theo đúng 7 chương trình KHCN cấp Bộ. 
   
Quang cảnh Hội nghị
   
  Các kết quả nghiên cứu đã góp phần hình thành hệ thống lý luận khoa học phục vụ cho việc xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Khoáng sản (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); góp phần hoàn chỉnh hệ thống chính sách về tài nguyên và môi trường; nâng cao chất lượng thông tin trong công tác điều tra, đánh giá hiện trạng và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, làm luận cứ cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khai thác khoáng sản, sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi trường phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về kết quả nghiên cứu khoa học và sản phẩm khoa học. Các kết quả nghiên cứu KH do Bộ TN&MT thực hiện luôn được Đảng, Chính phủ đánh giá cao.
   
  Năm 2011, Bộ TN&MT được Chính phủ tin tưởng giao chủ trì, thực hiện 2 Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước đó là Chương trình KHCN phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH và Chương trình nghiên cứu khắc phục hậu quả lâu dài của chất điôxin đối với môi trường và sức khỏe người Việt Nam. Kết quả của hai Chương trình đang phục vụ thiết thực đối với việc ứng phó BĐKH và khắc phục ô nhiễm điôxin hiện nay.
   
   Tại Hội nghị, nguyên Thứ trưởng Bộ KHCN Nghiêm Vũ Khải đã giới thiệu các nội dung chính trong Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011 – 2020 và những điểm mới trong Luật KHCN 2013. Ông Phạm Vũ Khải cũng nêu ra những mục tiêu cơ bản trong vấn đề nghiên cứu KHCN cần phải đạt được giai đoạn từ nay tới 2020 và những lĩnh vực KHCN được ưu tiên trong Chiến lược, giới thiệu những vấn đề nghiên cứu khoa học đổi mới được quy định trong Luật KHCN 2013.
    
   Ngoài ra, các đại biểu còn được nghe 2 chuyên đề giới thiệu một số Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Khoa học Công nghệ 2013 và Quản lý tài chính theo Luật KHCN 2013 do lãnh đạo hai Vụ thuộc Bộ KHCN trình bày.
    
K.Liên
  

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Nước đã ngọt trên những cánh đồng nhiễm mặn
    (TN&MT) - Về Bến Tre, đi trên những cánh đồng các huyện ven biển những ngày qua đã thấy, không khí thu hoạch vụ lúa Đông Xuân diễn ra rất rộn ràng. Nước đã mang ấm no trên quê hương Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri... những địa danh mà mới chỉ năm 2020, hạn mặn lịch sử hoành hành khốc liệt, làm thiệt hại gần như toàn bộ diện tích cây lúa, ảnh hưởng nặng nề đến các loại vật nuôi cây trồng, tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất của người dân. Những năm trước, cái nghèo vẫn còn quẩn quanh đeo bám…
  • Quỳnh Nhai (Sơn La): Trái ngọt sườn đồi phủ màu no ấm
    (TN&MT) - Quỳnh Nhai – mảnh đất hiền hòa bên dòng sông Đà hùng vĩ, mang đậm nét đẹp văn hóa vùng sông nước Tây Bắc. Song với địa hình đất dốc, người dân nơi đây đã không quản ngày đêm, nghiên cứu giống cây trồng để phủ xanh những sườn đồi bạc màu vì ngô sắn ngày nào. Hôm nay đây, những vựa cây trái mơn mởn, reo vui trong gió, bao phủ, ấp ôm bản làng của đồng bào Thái, Mông, Kháng, La Ha… gọi sự no ấm, bình yên.
  • Cả nước còn gần 1,2 triệu ha đất chưa sử dụng
    Bộ TN&MT vừa công bố Quyết định số 719/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2021 (tính đến ngày 31/12/2021). Trong đó, có gần 1,2 triệu ha thuộc nhóm đất chưa sử dụng.
  • Chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) -Tại Hội nghị của Liên hợp quốc rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu trong thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” giai đoạn 2018-2022 diễn ra từ 22-24/3 tại New York (Mỹ), Đoàn công tác của Bộ TN&MT đã có nhiều hoạt động gặp gỡ song phương các đối tác nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quản lý nước thời gian tới.
  • Quảng Bình: Kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án đầu tư chậm tiến độ
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các dự án chậm tiến độ, làm cơ sở thu hồi đất theo quy định, tránh lãng phí nguồn lực đất đai.
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023
    Ngày 24/3, tại khu vực Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3 (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023.
  • Thừa Thiên – Huế: Tăng cường phổ biến Luật Khoáng sản giúp người dân phát triển kinh tế
    Thời gian qua, Luật Khoáng sản đã được cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế tăng cường phổ biến đến người dân, doanh nghiệp, qua đó giúp người dân có cơ sở phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
  • Hành trình tìm nước ngọt cho đảo  tiền tiêu
    (TN&MT) - Huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng hôm nay đã có cuộc sống không khác là bao so với đất liền...điều này có được là nhờ những kỹ sư của Trung tâm Quy hoạch điều tra tài nguyên nước Quốc gia 5 năm trước đã đến đây khơi nguồn nước ngọt...
  • Quảng Ngãi: Tạo sinh kế ổn định cho dân cư nơi lòng hồ thủy điện
    (TN&MT) - Với lợi thế mặt nước ở vùng lòng hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tỉnh Quảng Ngãi xác định bên cạnh việc triển khai các mô hình nuôi cá nước ngọt, nơi đây còn có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo việc làm, nâng cao tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
  • Quản lý đất đai cấp cho đồng bào dân tộc còn bất cập
    Theo báo cáo mới nhất về kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc (năm 2019), cả nước còn có 24.532 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở; 210.400 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.
  • Xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản: Phân công nhiệm vụ theo nhóm vấn đề lớn hơn
    (TN&MT) - Đó là ý kiến góp ý của nhiều đại diện Bộ, ngành tại cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Địa chất và Khoáng sản vào chiều 23/3, tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp.
  • “Sổ đỏ” mang tên cả vợ lẫn chồng : Tạo điều kiện để phụ nữ chủ động phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo
    Phụ nữ và nam giới bình đẳng về quyền sử dụng (QSD) đất được đề cập trong các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Nội dung này được thể hiện trong Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Thanh Hoá: Có 429.337 ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Báo cáo số 47/BC-UBND, ngày 19/3/2023 về việc tổng hợp kết quả tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi). Các tổ chức, cá nhân góp ý 16 chương với 429.337 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Bắc Ninh sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả góp phần giảm nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tỉnh Bắc Ninh bên cạnh việc tạo điều kiện về vốn vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tỉnh còn thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sản xuất góp phần nâng cao chất lượng cho người dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO