Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc năm 2022: Sẽ triển khai nhóm giải pháp về biển

Mai Đan - Tổng hợp từ UN News | 22/03/2022, 09:29

(TN&MT) - Các giải pháp để khôi phục sức khỏe của đại dương - nơi cung cấp oxy, thực phẩm và sinh kế cho chúng ta - rất cần thiết và trong thời gian tới, sẽ trở thành tâm điểm ở Lisbon, Bồ Đào Nha - nơi diễn ra Hội nghị Đại dương của Liên Hợp Quốc (LHQ) lần thứ hai.

Chưa đến 10% đại dương được bao phủ trong các Khu bảo tồn biển

Hàng tỷ người, động và thực vật sống dựa vào đại dương, nhưng lượng khí thải carbon ngày càng tăng đang làm cho đại dương có tính axit hơn, làm suy yếu khả năng duy trì sự sống dưới nước và trên cạn. Rác thải nhựa cũng đang làm nghẹt thở vùng biển của chúng ta và hơn một nửa số loài sinh vật biển trên thế giới có thể đứng trên bờ vực tuyệt chủng vào năm 2100.

Theo ông Peter Thompson, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về đại dương, động lực cho sự thay đổi tích cực đang được xây dựng trên khắp thế giới, với mọi đối tượng, đặc biệt là thanh niên.

Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc đầu tiên ra đời vào năm 2017. Hội nghị lần thứ hai dự kiến diễn ra từ ngày 25/6 - 1/7/2022 tại Lisbon, Bồ Đào Nha sẽ tạo cơ hội quan trọng để huy động quan hệ đối tác và tăng cường đầu tư vào các phương pháp tiếp cận dựa trên khoa học. Đây cũng sẽ là thời điểm để các chính phủ, các ngành công nghiệp và xã hội dân sự hợp lực và hành động.

anh-1-dai-duong.jpg

Vùng nước nông của đảo Mayotte ở Ấn Độ Dương

Ông Thomson cho biết, Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc năm 2017 đã đặt mục tiêu đến năm 2020, sẽ có 10% đại dương được bao phủ trong các Khu bảo tồn biển (MPA), nhưng chúng ta chỉ đạt được 8% vào năm 2022. Điều này cho thấy thực tế là chúng ta cần phải làm nhiều việc hơn nữa, bởi vì các Khu bảo tồn biển là một phần thiết yếu trong việc cứu đại dương lành mạnh hơn.

Biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn của tất cả chúng ta, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển ở Đảo nhỏ. Thomson cho rằng, không chỉ người dân ở những quốc đảo nhỏ đang phát triển, mà cả những người ở các đồng bằng sông, trong đó có Bangladesh hoặc Mekong, đang sống ở các thành phố được xây dựng trên nền phù sa thấp. Họ sẽ gặp vấn đề về an ninh, trong một thế giới ấm hơn 2 - 3 độ C theo dự báo.

Đó là lý do tại sao các quốc đảo nhỏ đang phát triển, trong đó có Fiji, quê hương của Thomson đang đi đầu trong cuộc chiến chuyển đổi mô hình tiêu dùng và sản xuất để hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Đó là vấn đề sống còn, không chỉ đối với con cháu chúng ta, mà còn đối với nền văn hóa đã tồn tại hàng nghìn năm ở những địa điểm đó.

Bên cạnh đó, ông Thomson cho hay, tiến trình bảo vệ đại dương là tất cả những việc cần làm để thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 14 “Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, vùng biển và các nguồn tài nguyên biển để phát triển bền vững” (SDG 14). Để làm được như vậy, cần giải quyết các mục tiêu về ô nhiễm; đánh bắt quá mức; tác động của khí thải nhà kín; đưa công nghệ hàng hải vào đúng vị trí... Những việc này rất khả thi và dự báo chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu trên vào năm 2030.

Các mục tiêu như SDG 14,6: loại bỏ trợ cấp nghề cá đánh bắt quá mức và đánh bắt bất hợp pháp... cũng sẽ là một hành động rất khả thi và thời điểm để thực hiện là tại Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 12 của Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 6 năm nay.

Hàng loạt giải pháp bảo vệ đại dương

Có hàng nghìn giải pháp để bảo vệ đại dương và rất nhiều giải pháp trong đó sẽ được đưa ra tại Hội nghị Đại dương của Liên Hợp Quốc lần thứ hai. Một giải pháp mà Thomson muốn đề cập đến là dinh dưỡng. Tất cả chúng ta đều biết rằng, biển là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe so với một số nguồn khác trên đất liền.

Trong tương lai, chúng ta sẽ là những người nông dân của biển chứ không phải là những người săn bắn hái lượm. Sự chuyển đổi này đang dần diễn ra, nhưng chúng ta phải đầu tư cho sự chuyển đổi này và bắt đầu làm điều đó ngay bây giờ.

Dưới góc độ cá nhân, trước hết, mỗi người hãy nghĩ đến giải pháp từ nguồn đến biển, điều này rất quan trọng. Không thể phủ nhận, có nhiều người đã ném tàn thuốc vào rãnh nước. Họ không nghĩ đến thực tế là đầu lọc của điếu thuốc đó là vi nhựa và nó sẽ chảy ra cống thoát nước, sau đó chảy ra biển, khiến lượng vi nhựa đổ vào đại dương ngày càng tăng. Tất nhiên, vi nhựa sẽ quay trở lại với họ khi họ ăn cá, vì cá đã ăn phải vi nhựa trong đại dương. Vòng tuần hoàn đó đang diễn ra, cho dù mọi người có nhận ra hay không.

Vì vậy, giải quyết vấn đề từ nguồn thải ra biển thực sự quan trọng, điều đó liên quan đến các ngành công nghiệp, nông nghiệp, các chất hóa học đang chảy xuống các cống và sông, đổ ra biển và đầu độc các đầm phá mà chúng ta dựa vào để có hệ sinh thái biển lành mạnh.

“Trong bối cảnh ô nhiễm, chúng ta hãy xây dựng thói quen hành vi tốt hơn. Chẳng hạn, hãy nhìn vào việc sử dụng nhựa của bạn và nghĩ bạn có thực sự cần tất cả số lượng nhựa đó trong cuộc sống của mình không? Tôi tin rằng chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một cuộc sống không có nhựa”, ông Thomson kêu gọi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Bengaluru (Ấn Độ) cần 363 triệu USD khắc phục hệ thống thoát nước
    (TN&MT) - Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa công bố một báo cáo cho thấy bang Bengaluru của Ấn Độ có thể cần gần 28 tỷ rupee (tương đương 362,7 triệu USD) để khôi phục mạng lưới thoát nước bị hư hại do sự phát triển bất động sản nhanh chóng, trong bối cảnh lũ lụt xảy ra nhiều lần đe dọa làm gián đoạn công việc và cuộc sống tại bang, trung tâm về công nghệ thông tin.
  • Thế giới cần lương thực, không cần thuốc lá
    Alice Achieng Obare, một nông dân làng Migori ở Tây Nam Kenya, cảm thấy như được giải thoát sau khi làng của cô dần từ bỏ nghề trồng cây thuốc lá chuyển sang trồng đậu. Trong câu chuyện xúc động được chia sẻ lại trên trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Obare đã kể về những ngày tháng cả ngôi làng chìm trong khói thuốc từ quá trình sơ chế lá và thân cây thuốc lá, những giây phút cô run rẩy cầm trên tay tấm phim chụp lại hình ảnh lồng ngực cô đầy khói thuốc dù bản thân không hề hút thuốc lá. Mỗi vụ mùa thuốc lá kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 8 năm sau, trẻ nhỏ thay vì cắp sách đến trường thì phải đến ruộng trồng cây thuốc lá.
  • Mùa bão Đại Tây Dương năm nay: Có khả năng “gần như bình thường”
    (TN&MT) - Theo dự báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), hoạt động bão gần như bình thường ở Đại Tây Dương trong mùa bão sắp tới, có thể có từ 12 đến 17 cơn bão nhiệt đới được đặt tên.
  • Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác
    Sự thúc đẩy kinh tế “xanh” của Mỹ và chính quyền các bang đang biến rác thành kho báu và trao cơ hội lớn cho các công ty xử lý rác.
  • Châu Á cần đoàn kết, hợp tác để cùng vượt qua khó khăn, thách thức
    Việc kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển ở châu Á và trên thế giới, do đó cần xác định đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, xây dựng lòng tin chiến lược, tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình là mẫu số chung gắn kết các quốc gia cùng vượt qua khó khăn, thách thức, khủng hoảng.
  • Động vật hoang dã biến mất nhanh chóng, báo động về thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6
    Tốc độ biến mất của động vật hoang dã trên toàn cầu là đáng báo động hơn so với dự tính trước đây khi gần một nửa số loài trên hành tinh đang sụt giảm số lượng nhanh chóng.
  • Lộ trình cắt giảm ô nhiễm nhựa của liên hợp quốc: Có khả năng giảm 80% vào năm 2040
    (TN&MT) - Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường.
  • Giải quyết thách thức về nước: Cần hành động khẩn cấp
    (TN&MT) - Những thách thức về nước mà miền Tây nước Mỹ phải đối mặt do hậu quả của biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn cung cấp nước cũng tương tự như các quốc gia khác, và nếu cộng đồng quốc tế có hành động khẩn cấp đối với những kết quả của Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc gần đây thì có thể góp phần giải quyết những thách thức này.
  • Ấn Độ ra mắt loại hình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên thế giới: Phao cứu sinh cho người nghèo
    (TN&MT) - Trung tâm phục hồi thuộc quỹ Arsht-Rock, một tổ chức từ thiện ở Mỹ vừa hợp tác với công ty khởi nghiệp bảo hiểm vi mô Blue Marble và Hiệp hội phụ nữ tự doanh (SEWA) ở bang Gujarat (Ấn Độ) ra mắt chương trình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên trên thế giới trong tháng 5. Arsht-Rock là đơn vị trang trải phí bảo hiểm 10,3 USD cho mỗi người tham gia chương trình.
  • Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng sóng nhiệt ở châu Á gấp 30 lần
    (TN&MT) - Nhóm Phân bổ Thời tiết Thế giới (WWA) vừa công bố nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đã làm tăng khả năng xảy ra các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng phá vỡ kỷ lục ở Bangladesh, Ấn Độ, Lào và Thái Lan vào tháng trước ít nhất 30 lần.
  • Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng đến mức kỷ lục trong 5 năm tới
    (TN&MT) - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ tăng lên mức kỷ lục trong 5 năm tới do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng tự nhiên El Nino xảy ra.
  • Máy lạnh làm nóng Trái đất
    (TN&MT) - Theo cơ quan khí tượng, mùa hè năm 2023 nhiều khả năng sẽ xuất hiện các kỷ lục về nhiệt độ, nắng nóng trên phạm vi cả nước.
  • Tăng hỗ trợ Giám sát khí nhà kính: Thúc đẩy ngoại giao và khu vực tư nhân
    (TN&MT) - Việc hỗ trợ cho Cơ sở Hạ tầng giám sát khí nhà kính toàn cầu mới đang nhân rộng ra ngoài các thành viên và đối tác của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đối với khu vực tư nhân và ngoại giao rộng lớn hơn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO