Hội hát Sli của người Nùng tại Lạng Sơn trong "mùa dịch" Covid 19

Duy Giang Nghĩa | 06/03/2021, 03:19

(TN&MT) - Hội sli của người Nùng tại Lạng Sơn, đặc sắc nhưng có nhiều nhóm hát thiếu ý thức, không đeo khẩu trang, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid 19.

Ngày 22 tháng Giêng hàng năm, vào đúng Ngọ người dân địa phương mở hội rước bát hương ông Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ tạ nghĩa, ngày 27 sẽ rước kiệu quay ngược lại. Đặc biệt ngày 27 sẽ diễn ra lễ cướp đầu pháo, theo quan niệm dân gian ai cướp được đầu pháo năm ấy sẽ gặp may mắn tài lộc.

Năm nay, do đại dịch Covid 19 nên UBND TP Lạng Sơn không tổ chức hội, nhưng theo thói quen, bà con từ khắp các vùng quê năm nào cũng tập trung rất đông về khu tượng đài Hoàng Văn Thụ tham gia giao lưu hát sli.

Sli là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hát sli không những tạo lập không gian, môi trường diễn xướng đáp ứng nhu cầu giao lưu, sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, nơi gặp gỡ, trao đổi, giao lưu tình cảm, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ trong nhân dân, tạo sự gắn kết giữa văn hóa cổ truyền và hiện đại khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc.

Thông qua nội dung, chủ đề các bài hát Sli thể hiện những quan niệm về đạo đức, chứa đựng những giá trị nhân bản, nội dung tư tưởng mang tính hướng thiện và có tác dụng giáo dục sâu sắc.

Với những nội dung, giá trị đặc sắc, ngày 27/8/2019 “Hát Sli dân tộc Nùng Tỉnh Lạng Sơn” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hàng năm, sau hội trước bát hương ông Tuần Tranh, theo thói quen, bà con từ khắp các vùng quê thường tập trung rất đông về khu tượng đài Hoàng Văn Thụ tham gia giao lưu hát sli khiến nơi đây trở thành ngày hội hát sli lớn nhất Lạng Sơn. (Ngày 22 và 27 tháng Giêng)

Các "cô gái" người Nùng giúp nhau trang điểm trước khi vào hội hát "đối thơ" sli

Một số chị em khác tự trang điểm qua gương của xe máy.

Nội dung hát sli, phải có “đối tượng hát”, tức là phải có bạn hát đối đáp (như hát quan họ).

Tùy từng đối tượng hát mà nội dung chủ đề cuộc hát được xác định hát đố, hát giao duyên. Mỗi bên bạn hát thường có hai người. Lời các bài sli, lượn rất tình cảm và giàu hình ảnh...

Sli trong tiếng Nùng nghĩa là “thơ”, là một làn điệu dân ca đặc sắc, gắn bó máu thịt và trở thành tài sản tinh thần quý giá, một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nùng ở Lạng Sơn.

Hát Sli không chỉ là một loại hình dân ca độc đáo của người Nùng mà còn chứa đựng và truyền tải những giá trị vô giá, đầy tính nhân văn, được đúc kết và gìn giữ qua bao thế hệ.

Thông thường sli có 3 lối hát cơ bản là hát nói (đọc thơ); xướng sli (ngâm thơ) và dằm sli hoặc nhằm sli (lên giọng hát).

Hát sli được cho là đang thiếu vắng những lớp người kế cận, hiếm thấy thanh niên tham dự lễ hội

Bà con từ khắp các vùng quê thường tập trung rất đông về khu tượng đài Hoàng Văn Thụ

Mặc dù được chính quyền địa phương tạo điều kiện vui xuân nhưng có nhiều nhóm hát thiếu ý thức, không tuân thủ quy định đeo khẩu trang, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid 19, dưới đây là hình ảnh ghi nhận của PV:

Bài liên quan
  • Hồi ức về bến tàu không số K15
    (TN&MT) - Bến K15 nằm ở phía Tây Nam, dưới chân núi Vạn Hoa, là ngọn núi thứ 9 trong dãy núi Chín Rồng. Được bao bọc bởi ba phía là núi và khu rừng thông dày đặc xanh mướt nên nơi đây lặng sóng, là điểm neo đậu tàu thuyền lý tưởng. Có lẽ do ảnh hưởng của dịch Covid 19, Đồ sơn dịp này yên ả, trầm mặc đến lạ thường, nhịp sống đã chậm lại…

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO