Đất đai

Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Cần có giải pháp để “tháo gỡ” công tác GPMB ở khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến

Tuyết Trang 09:28 10/05/2023

Mặc dù Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã được hình thành và phát triển 20 năm, với hàng trăm doanh nghiệp đầu tư vào đây. Tuy nhiên, đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa giải quyết xong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), hàng chục hộ dân vẫn chưa di dời do vào thời điểm đó công tác GPMB vẫn thực hiện theo Luật Đất đai 1993.?

Vì sao nhiều hộ chưa chịu bàn giao mặt bằng?

Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa được hình thành từ những năm 2003- 2004 trên địa bàn 4 xã ven biển gồm Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh (huyện Hoằng Hóa). Được biết, đây là bãi biển đẹp, hoang sơ, tiềm năng nên các nhà đầu tư, chủ yếu là người con Hoằng Hóa thành đạt tại Hà Nội cùng tâm huyết về quê hương gây dựng thành khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến ấn tượng, mến khách như bây giờ.

anh-1(1).jpg
Một góc Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa

Ngay sau khi được thành lập, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao đất, cho thuê đất để thực hiện 7 dự án gồm: Công ty Thương mại và Dịch vụ EURO được UBND tỉnh cho thuê đất năm 2003; còn lại 06 công ty được cho thuê đất năm 2004: Công ty TNHH Xứ Đoài; Công ty TNHH Phương Trang (nay là Công ty CP Phương Trang Việt Nam); Công ty Cổ phần XNK và Đầu tư Hà Nội; Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ Thảo Thọ Quyến (nay là Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hải Tiến); Công ty TNHH Ngân Hạnh; Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Việt Trí với tổng diện tích hơn 100 héc ta, gồm cả đất cho thuê, đất giao có thu tiền và đất tạm giao.

Để có được quỹ đất giao cho các nhà đầu tư thực hiện dự án, có đến hơn 800 hộ có đất phải giải phóng mặt bằng, trong đó hơn 700 hộ có đất ở, khoảng hơn 360 hộ phải tái định cư.

Đây là các dự án được nhà nước cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 1993, là dự án nhà nước GPMB giao cho nhà đầu tư thuê nên công tác GPMB gặp nhiều khó khăn, mới chỉ có ít dự án hoàn thành công tác GPMB (Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hải Tiến) còn lại hầu hết các chủ đầu tư còn lại đều bị vướng GPMB, có những công ty còn vướng đến hơn mười hộ, có hộ có đến vài nghìn mét vuông đất thổ cư, cả nghìn mét vuông đất ở; chính từ việc GPMB không hoàn thành nên kéo theo dự án không thể bàn giao đủ diện tích đưa dự án vào sử dụng.

Điển hình là tại hộ gia đình ông Trương Đình Mùi, ở thôn 6, xã Hoằng Trường, Ngày 11/5/2004, Chủ tịch của UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định thu hồi số 1531/QĐ-UBND là 3.130 m2. Tại Sổ Mục kê diện tích của gia đình ông Mùi được thể hiện tại thửa đất số 209, tờ bản đồ số 15, bản đồ địa chính xã Hoằng Trường lập năm 1996 với diện tích trùng với Quyết định thu hồi của UBND tỉnh là 3.130 m2. Tuy nhiên, sau đó gia đình ông Trương Đình Mùi chỉ được công nhận đền bù GPMB là 1.816 m2 (thiếu 1.314 m2 so với Quyết định thu hồi số 1531 và với Sổ Mục kê xã Hoằng Trường năm 1996). Chính vì điều này nên gia đình ông Mùi không đồng ý và không chịu di chuyển.

Cần có giải pháp tháo gỡ

Là khu du lịch sinh thái có vị trí địa lý rất thuận lợi, được đầu tư bài bản, chỉ từ năm 2012 với 72 căn villa với hơn 200 phòng; đến nay khu du lịch đã có hơn 6.500 phòng và hàng năm đón hàng triệu lượt khách, mang lại thu nhập cho các chủ đầu tư, người dân nơi đây. Tuy nhiên bên cạnh những hộ đã di dời GPMB và nhận đất tái định cư, ổn định đời sống thì vẫn còn hàng chục hộ dân chưa đồng ý di dời, chưa nhận đất tái định cư, vẫn phải sống trong phạm vi dự án bị trói buộc, hạn chế bởi các quy định về đất đai, xây dựng nên không được xây dựng, cải tạo nhà ở, sống trong những căn nhà cũ, dột nát, xuống cấp mà không được sửa chữa, cơi nới; ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các hộ dân còn lại trong vùng dự án.

anh-2(1).jpg
Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa

Để tháo gỡ những khó khăn mà doanh nghiệp, nhà đầu tư khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến đang gặp phải, để có cơ sở tiếp tục di dời GPMB các hộ dân trong vùng dự án đảm bảo đúng chế độ, chính sách của Đảng, của Nhà nước thì UBND tỉnh cần chỉ đạo các Sở, ngành tiến hành kiểm tra, rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ những khó khăn hiện tại, như: Cần xác định phạm vi ranh giới các công ty được giao đất, cho thuê đất trên thực địa theo đúng hệ tọa độ VN2000 và bàn giao mô mốc trên thực địa theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho các chủ đầu tư quản lý; Cần trích lục, trích đo bản đồ để xác định rõ các đối tượng GPMB trong vùng dự án gồm ranh giới, diện tích, loại đất để làm cơ sở tiến hành GPMB sau này; Điều chỉnh quy mô dự án để dành quỹ đất tái định cư tại chỗ hoặc sắp xếp trong phạm vi dự án cho các hộ phải di dời GPMB để các hộ được đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất; Đưa ra các chế độ, chính sách GPMB phù hợp với thời điểm hiện tại để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa đối tượng GPMB và chủ đầu tư để sớm GPMB sạch, bàn giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

Thiết nghĩ, song hành với sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương thì đời sống nhân dân phải được chăm lo, đảm bảo; bên cạnh sự phát triển của khu du lịch vẫn còn các hộ dân sống trong những ngôi nhà sập xệ và chưa biết khi nào mới được quan tâm hay di dời GPMB thỏa đáng. Đây cũng chính là tồn tại làm cản trở sự phát triển đồng bộ của khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến. Rất mong UBND tỉnh cần sớm chỉ đạo các Sở, ngành vào cuộc tháo gỡ mới mong bài toán khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa mới có lời giải.

Bài liên quan
  • Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Đa dạng các hình thức bảo vệ môi trường
    Có thể khẳng định với Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; tích cực tuyên truyền, nhân rộng mô hình “Xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ làm phân bón vi sinh quy mô hộ gia đình” và sử dụng thùng rác hợp vệ sinh đã và đang đưa huyện đồng bằng ven biển Hoằng Hóa trở thành huyện “xanh”, góp phần cùng xây dựng “Vì một Thanh Hóa xanh”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ đấu giá đất
Từ đầu năm đến nay, việc đấu giá, thu tiền sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi đến nay chỉ đạt khoảng 25% so với chỉ tiêu. Hiện địa phương đang đẩy nhanh tiến độ đấu giá nhiều diện tích đất khác ở các địa phương.
Đừng bỏ lỡ
  • Infogarphic: Điều chỉnh đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Bình Định: Đảm bảo đất sản xuất, đất ở cho người nghèo, vùng dân tộc thiểu số
    Các số liệu thống kê cho thấy, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định còn khá phổ biến. Do đó, những năm qua, Bình Định đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết căn cơ tình trạng này để đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, vươn lên thoát nghèo.
  • Hà Tĩnh: Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai giúp người dân ổn định phát triển kinh tế
    Nhờ làm tốt công tác hòa giải, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân về lĩnh vực đất đai đang góp phần giúp huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) ổn định tình hình, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO