Hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ tầng ô-dôn

Phạm Oanh (thực hiện) | 14/09/2021, 11:11

(TN&MT) - Là một trong những thành viên tham gia sớm Công ước Viena và Nghị định thư Montreal (từ năm 1994), Việt Nam chủ động tham gia, từng bước xây dựng các cơ chế, hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến công tác giảm nhẹ phát thải nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn.

Để hiểu rõ hơn về hành trình này, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn Tiến sĩ Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - cơ quan đầu mối thực hiện Công ước Vienna, Nghị định thư Montreal tại Việt Nam.

Tiến sĩ Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

PV: Xin ông cho biết khái quát về hoạt động bảo vệ tầng ô-dôn ở Việt Nam trong thời gian qua, nhất là từ khi trở thành thành viên của Công ước Viena và Nghị định thư Montreal?

Ông Tăng Thế Cường:

Kể từ khi tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal, Việt Nam đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động bảo vệ tầng ô-dôn, thực hiện đúng lộ trình của Nghị định thư Montreal. Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC, Halon, CTC từ 1/1/2010; loại trừ hoàn toàn tiêu thụ HCFC-141b nguyên chất được sử dụng trong sản xuất xốp và cấm sử dụng Methyl bromide không phục vụ kiểm dịch và khử trùng từ 1/10/2015. Qua đó, Việt Nam đã loại trừ được 10% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC.

Đối với các chất HCFC, trong giai đoạn 2020 - 2025 Việt Nam sẽ loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở và giảm dần trong giai đoạn sau và chấm dứt nhập khẩu HCFC vào 2040. Cục Biến đổi khí hậu đang nỗ lực triển khai Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC giai đoạn II với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, thiết bị lạnh, sản xuất xốp chuyển đổi công nghệ không sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn; đánh giá hiện trạng rò rỉ chất làm lạnh giúp doanh nghiệp có kế hoạch quản lý không để phát thải các chất làm suy giảm tầng ô-dôn ra môi trường; triển khai hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề của đội ngũ giảng viên tại các trường nghề, kỹ thuật viên tại các cơ sở lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị lạnh trong cả nước.

Đối với các chất HFC, ngày 4/9/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP phê duyệt Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Theo đó, quản lý các chất HFC theo lộ trình giảm dần lượng tiêu thụ cơ sở trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2045. (Mức tiêu thụ cơ sở các chất HFC được xác định căn cứ trên lượng tiêu thụ trung bình của 3 năm 2020, 2021, 2022).

Hiện nay, bảo vệ tầng ô-dôn đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Thời gian tới, việc triển khai Nghị định thư Montreal tại Việt Nam sẽ đồng bộ, hiệu quả hơn nữa khi Nghị định quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn được ban hành, đi vào cuộc sống.

Bảo vệ tầng ô-dôn giúp trái đất thêm xanh. Ảnh MH

PV: Là thành viên của Công ước Viena về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, việc thực thi chính sách quốc tế và xây dựng chính sách quốc gia về bảo vệ tầng ô-dôn được ưu tiên hàng đầu. Vậy, hiện nay, công tác này đã đạt kết quả gì và còn những khó khăn nào, thưa ông?

Ông Tăng Thế Cường:

Việt Nam là thành viên của Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn từ năm 1994. Theo đó, Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, loại trừ các chất theo lộ trình do Nghị định thư quy định đối với các quốc gia đang phát theo Điều 5 của Nghị định thư Montreal.

Từ đó đến nay, chúng ta đã và đang kiểm soát, loại trừ theo đúng lộ trình quy định nhiều chất được quản lý, bao gồm các chất CFC, Halon, CTC, HCFC và Methyl bromide. Một số Thông tư và Văn bản chỉ đạo, điều hành cấp Bộ về việc quản lý các chất được kiểm soát (Methyl bromide, HCFC), quy định quản lý xuất nhập khẩu các chất được kiểm soát đã được ban hành và triển khai thực hiện. Mặc dù vậy, công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ tầng ô-dôn còn thiếu đồng bộ, thiếu các văn bản quy phạm pháp luật có tính hệ thống và các biện pháp quản lý hành chính, kỹ thuật cần thiết để quản lý, loại trừ và giám sát hiệu quả. Hệ thống thông tin dữ liệu về các chất được kiểm soát và lĩnh vực sử dụng còn phân tán, gây khó khăn cho công tác quản lý và trong việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo trong nước và quốc tế. Nhận thức của xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng về bảo vệ tầng ô-dôn còn hạn chế.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định 1 chương về ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó giao Chính phủ quy định chi tiết Điều 92 về bảo vệ tầng ô-dôn và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục và điều kiện sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal. Dự thảo Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn sẽ được Chính phủ ban hành trong năm nay để có hiệu lực thi hành cùng với Luật Bảo vệ môi trường từ ngày 1/1/2022.

Các nội dung chính về bảo vệ tầng ô-dôn quy định trong Dự thảo Nghị định quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn bao gồm: đối tượng và lộ trình loại trừ các chất theo trách nhiệm và nghĩa vụ của Việt Nam; hoạt động đăng ký và báo cáo việc sử dụng các chất được kiểm soát; nguyên tắc, trình tự thủ tục thực hiện quản lý hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát; nội dung cơ bản, thời gian trình ban hành kế hoạch quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát của Việt Nam; trách nhiệm và sự phối hợp liên ngành trong quản lý các chất được kiểm soát; quy định về hoạt động thu gom, tái chế, tái sử dụng, tiêu hủy các chất được kiểm soát và lộ trình ban hành các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. Danh mục và điều kiện sử dụng các chất được quy định cụ thể tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Việc ban hành các quy định về bảo vệ tầng ô-dôn và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật góp phần luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia là thành viên, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-dôn. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng các Dự thảo Nghị định và Thông tư quy định chi tiết để cùng có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, bảo đảm Luật và các văn bản quy định chi tiết song hành đi vào cuộc sống.

Ngày 16/9 hàng năm được chọn làm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn 

PV: Theo ông, chúng ta cần làm gì thay đổi nhận thức và thói quen của cộng đồng để có thể góp phần bảo vệ tầng ô-dôn, bảo vệ sự sống trên hành tinh?

Ông Tăng Thế Cường:

Việt Nam luôn tích cực và có trách nhiệm cùng với cộng đồng quốc tế thực hiện các biện pháp và hành động cụ thể bảo vệ tầng ô-dôn, kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Các chương trình, dự án, nhiệm vụ đã và đang triển khai rất tích cực nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân, góp phần bảo vệ tầng ô-dôn, bảo vệ sự sống trên hành tinh.

Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều phối hợp với Ban Thư ký ô-dôn quốc tế tổ chức các hoạt động kỷ niệm nhằm tăng cường sự hiểu biết về Nghị định thư Montreal; nâng cao nhận thức và truyền tải các thông điệp về bảo vệ tầng ô-dôn tới các ngành, các cấp, doanh nghiệp, cộng đồng và toàn xã hội.

Chủ đề của Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2021 (16/9) là “Nghị định thư Montreal: Làm mát thế giới, bảo quản thực phẩm và vắc-xin” sẽ làm nổi bật các kết quả của Nghị định thư Montreal như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực làm mát, bảo quản thực phẩm và thực hiện chiến lược vắc-xin nhằm phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Nhân dịp Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm nay, Cuộc thi sáng tác nghệ thuật với chủ đề “Bảo v? tầng ô-dôn để bảo vệ khí hậu trái đất” được phát động để triển khai trong 2 năm. Đây là hoạt động thiết thực để đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tầng ô-dôn, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện hiệu quả các cam kết do Việt Nam đóng góp trong việc thực hiện Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan
  • An ninh nguồn nước cho một số tỉnh ĐBSCL
    (TN&MT) - ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển bền vững. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Trước thực trạng trên, Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL xây dựng dự án An toàn cấp nước tích hợp ĐBSCL nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay…

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • EVN và các đơn vị tham gia tích cực, hiệu quả Giờ trái đất 2023.
    (TN&MT) - EVN đã đăng tải các nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 trên các kênh truyền thông số của Tập đoàn cũng như các đơn vị như webiste, zalo, fanpage, Tiktok…, với những cách thức thể hiện hấp dẫn, dễ thu hút người đọc/người xem như Infograpfic, ảnh, video clip...
  • Yên Bái: Tắt đèn một giờ đồng hồ hưởng ứng Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/3, tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái (Yên Bái) Tỉnh đoàn Yên Bái, Sở Công thương và Công ty Điện lực Yên Bái đã phối hợp tổ chức Chương trình Hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2023. Trong một giờ đồng hồ tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 – 21h30, tỉnh Yên Bái tiết kiệm được 28.886 kWh điện.
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Xây dựng đô thị sinh thái thích ứng BĐKH
    (TN&MT) - Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là một trong các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai cực đoan.
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hướng tới sự phát triển bền vững, mục tiêu của Đà Nẵng là trở thành Thành phố an toàn và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH gây ra.
  • Tạo sinh kế bền vững vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã đẩy mạnh các hoạt động về trồng rừng và phát triển diện tích rừng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi vùng đất ngập nước.
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO