Thứ Bảy, 24/5/2025 21:31 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý dữ liệu tài nguyên môi trường

Thứ Hai 17/05/2021 , 15:31 (GMT+7)

(TN&MT) - Xin hỏi, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành những văn bản nào quy định về: Đơn giá, định mức thực hiện thu thập, chỉnh lý, lưu trữ, khai thác tài liệu tài nguyên và môi trường, nhất là đối với dữ liệu điện tử; quy trình, nghiệp vụ về lưu trữ; quy định việc giao nộp, thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường?

Câu hỏi của bạn được Báo Tài nguyên và Môi trường tư vấn như sau:

Theo Vụ Pháp chế, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các văn bản quy định quy trình và định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, cung cấp và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, tài liệu các lĩnh vực như: Thông tư số 27/2009/TT-BTNMT ngày 14/12/2009 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý và cung cấp thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ; Thông tư số 31/2013/TT-BTNMT ngày 23/10/2013 ban hành quy trình nghiệp vụ lưu trữ tài liệu đất đai; Thông tư số 33/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật lưu trữ tài liệu đất đai; Thông tư số 34/2013/TT-BTNMT ngày 30/10/2013 quy định về giao nộp, thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường; Thông tư số 12/2013/TT-BTNMT ngày 05/6/2013 quy định về giao nộp, thu nhận, lưu giữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu về địa chất, khoáng sản; Thông tư số 32/2018/TT-BTNMT ngày 26/12/2018 về thu thập thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường phục vụ lưu trữ, bảo quản, công bố, cung cấp và sử dụng.

Những văn bản này bước đầu tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác quản lý, nghiệp vụ về giao nộp, thu nhận, lưu trữ, bảo quản, cung cấp và khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu, tài liệu các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường.

Dữ liệu tài nguyên môi trường được quản lý, khai thác, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn những tồn tại, bất cập như: việc áp dụng thực hiện ở địa phương còn khó khăn do thông tin dữ liệu, tài liệu các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường được lưu trữ, bảo quản tập trung tại Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tại Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã; quy định quy trình và định mức kinh tế-kỹ thuật về giao nộp, thu nhận, lưu trữu, bảo quản, cung cấp và khai thác sử dụng thông tin dữ liệu các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường.

Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường

Năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2017/NĐ-CP về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường phục vụ lưu trữ, bảo quản, công bố, cung cấp và sử dụng. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy định, hướng dẫn về lĩnh vực chuyên ngành, về công tác văn thư, lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu điện tử, về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Thực hiện các văn bản trên, Bộ TN&MT đề nghị các địa phương tổ chức triển khai thực hiện công tác thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường; văn thư, lưu trữ, quản lý, khai thác dữ liệu điện tử và quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số về tài nguyên và môi trường theo phạm vi, trách nhiệm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trong thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, các địa phương tiến hành đánh giá, tổng kết đầy đủ, toàn diện thực trạng và quá trình thực hiện, để xây dựng, ban hành văn bản quy định quy trình và định mức kinh tế-kỹ thuật về giao nộp, thu nhận, lưu trữ, bảo quản, chỉnh lý và cung cấp thông tin, tài liệu tài nguyên và môi trường áp dụng thống nhất từ Trung ương đến địa phương, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành liên quan, đáp ứng yêu cầu quản lý, lưu trữ, bảo quản và khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu tài liệu tài nguyên và môi trường trong bối cảnh xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Xem thêm
Xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi, Nam Định tổng lực dập dịch

Tỉnh Nam Định phát công văn hỏa tốc yêu cầu các địa phương tổng lực dập dịch sau khi xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 2 xã thuộc 2 huyện.

Quản lý nghiêm ngặt quy hoạch, không để sầu riêng phát triển 'nóng'

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu quản lý nghiêm ngặt quy hoạch, không để việc phát triển 'nóng' sầu riêng làm tổn hại đến cân bằng sinh thái và an toàn sản xuất.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Khơi thông thị trường, tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam - Trung Quốc

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác tham dự một số hoạt động quan trọng tại Trung Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác nông, thủy sản.

Thiếu hành động quyết liệt, rừng đặc dụng vẫn là 'bãi săn' động vật hoang dã

Đại diện các ban quản lý rừng đặc dụng ưu tiên siết chặt kiểm soát bẫy bắt, thiết lập quy định chăn thả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản lý cộng đồng.