Hoàn thiện dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thủy Nguyễn | 07/04/2022, 18:30

Chiều 7/4, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã chủ trì cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo hoàn thiện dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Cùng dự có lãnh đạo Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Biến đổi khí hậu, Cục Quản lý tài nguyên nước, Viện Chiến lược, Chính sách TNMT.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, ngày 11/2/2022, Bộ TN&MT đã trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ngày 6/3/2022, Văn phòng Chính phủ có Phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định. Theo đó, có 25/25 Thành viên Chính phủ đã cho ý kiến biểu quyết đối với Dự thảo Nghị định, trong đó có 18/25 ý kiến thành viên Chính phủ đồng ý thông qua, có 7 Thành viên Chính phủ có ý kiến bổ sung đề nghị tiếp thu, giải trình gồm Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Căn cứ ý kiến thành viên Chính phủ, Tổng cục Môi trường đã phối hợp với Thanh tra Bộ giải trình cụ thể từng ý kiến. Trong đó, đa số tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ. Việc tiếp thu và giải trình được dựa trên nguyên tắc tiếp thu các ý kiến phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo không chồng chéo với các quy định pháp luật có liên quan, đồng bộ với Bộ Luật Hình sự, phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước, chức năng nhiệm vụ phát hiện và xử lý vi phạm của các lực lượng có liên quan.

Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Nghị định cũng đã nghiên cứu tiếp thu, xem xét bổ sung hành vi vận chuyển trái phép chất thải vào Việt Nam theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động dầu khí trên biển theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; xem xét, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Kiểm ngư đối với một số hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường có liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng kiểm ngư và theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Xem xét, bổ sung thẩm quyền của Bộ Công an đối với các hành vi có thể phát hiện trực tiếp trên đường, bên ngoài hàng rào doanh nghiệp hoặc phù hợp với nghiệp vụ Công an nhân dân để phát hiện vi phạm như: hành vi Không trang bị hệ thống định vị vệ tinh (GPS) đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định; thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại ngoài địa bàn quy định; sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định; thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại ngoài danh mục chất thải nguy hại quy định trong Giấy phép môi trường; Sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại không được đăng ký trong Giấy phép môi trường hoặc không có hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển theo quy định.

z3322704292230_17c9cd0cdd95dcbe1749f21ca2fc70fa_1.jpg
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp trực tuyến hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Bên cạnh đó, có những vấn đề Thành viên Chính phủ nêu ra được Tổ biên tập đề nghị giữ nguyên và có giải trình là các vấn đề trước đây trong quá trình xây dựng Nghị định đã có ý kiến, đã có trao đổi, làm việc và trả lời nhiều lần hoặc các kiến nghị không có căn cứ pháp lý để bổ sung.

Ngoài ra, Tổng cục Môi trường cũng đã chỉnh sửa mang tính kỹ thuật đối với ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các thành viên Chính phủ khác góp ý liên quan đến vấn đề kỹ thuật soạn thảo; rà soát, chỉnh sửa kỹ thuật tại các Điều 8, 16, 25, 26, 27, 29, 30, 31 dự thảo Nghị định theo hướng quy định để phù hợp với các quy định hiện hành và dễ dàng áp dụng trong thực tế và đảm bảo đồng bộ với Bộ Luật hình sự.

Tại cuộc họp, Ban soạn thảo, Tổ biên tập cũng đã báo cáo về tình hình tổng hợp, tiếp thu và giải trình các ý kiến góp ý, việc hoàn thiện Dự thảo Nghị định và các hồ sơ kèm theo. Nhiều nội dung trong Dự thảo Nghị định đã được các đại biểu tham dự trao đổi, thảo luận cùng Ban soạn thảo để thống nhất những vấn đề chung và hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững tại Việt Nam trong thời gian tới.

Sau khi lắng nghe những ý kiến đóng góp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đề nghị Tổ biên tập cần cung cấp thêm các thông tin có liên quan để xin ý kiến Ban soạn thảo về những nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau để cùng thống nhất, làm cơ sở cho việc hoàn thiện Dự thảo Nghị định.

Đồng thời, Tổng cục Môi trường và các nhóm chuyên môn phải tập trung cao độ để khẩn trương hoàn thiện giải trình ý kiến theo hướng bảo đảm hợp hiến, hợp pháp, khả thi, đồng bộ, dễ dàng áp dụng trong thực tế.

Thứ trưởng mong muốn các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập tiếp tục phát huy trách nhiệm, trí tuệ, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đối với ý kiến của các Thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trình lãnh đạo Bộ TN&MT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bài liên quan
  • Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có nhiều điểm mới
    Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1-1 có nhiều điểm mới so với Luật BVMT năm 2014. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đồng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cho biết:

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Chúng ta cùng hành động
    (TN&MT) - Diễn ra vào ngày 5/6 hằng năm, ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là tập trung vào thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Lựa chọn của UNEP không nằm ngoài dự đoán của các quốc gia, đồng nghĩa với nhận định cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa đang là mối nguy hàng đầu đe dọa nặng nề tương lai trái đất.
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sơn La: Xây dựng những miền quê đáng sống
    (TN&MT) - Với 188/204 xã khu vực nông thôn, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
  • Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
    (TN&MT) - Tại nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia hoạt động đàm phán với việc phân công trách nhiệm, chủ trì đàm phán rõ ràng để đảm bảo tính khả thi của cam kết khi thực thi một Thỏa thuận có tính chất pháp lý toàn cầu về rác thải nhựa.
  • Việt Nam tham gia thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương: Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực
    (TN&MT) - Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Với Quyết định này, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới và thực hiện những bước đi tiên phong trong cuộc chiến với rác thải nhựa đại dương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
  • Lào Cai: Triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm hưởng ứng tháng hành động về môi trường và truyền thông tới người dân chung tay bảo vệ môi trường và bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
    (TN&MT) - Với thực trạng phát thải khoảng 1 triệu tấn chất thải nhựa/năm, ngành nông nghiệp đang thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa một cách có hệ thống, hướng tới nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vinh danh các thương hiệu kinh doanh xanh toàn cầu
    (TN&MT) - Dự kiến vào tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế toàn cầu và Lễ công bố Thương hiệu xuất sắc toàn cầu 2023. Một trong các hạng mục chính là Nhãn xanh toàn cầu 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO