Hoàn thiện báo cáo về nỗ lực thích ứng biến đổi khí hậu của Việt Nam
Khánh Ly|07/07/2022, 20:16
(TN&MT) - Ngày 7/7, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo tham vấn đối với dự thảo cuối cùng Báo cáo kỹ thuật Kế hoạch quốc gia thích ứng biến đổi khí hậu (NAP)”. Việt Nam sẽ gửi báo cáo này đến Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) trước khi diễn ra Hội nghị COP 27 vào cuối năm nay.
Theo GS.TS Trần Thục, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, NAP là kế hoạch cụ thể hóa việc triển khai thực hiện cam kết về thích ứng biến đổi khí hậu của Việt Nam với quốc tế trong trung và dài hạn. Việt Nam xây dựng Báo cáo Kỹ thuật NAP theo yêu cầu của UNFCCC, qua đó, thông báo với quốc tế về tình hình BĐKH tại Việt Nam, tác động, tổn thất và thiệt hại, mức độ diễn biến thiên tai và rủi ro khí hậu. Báo cáo cũng chia sẻ những nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó BĐKH, thành quả và thiếu hụt về thích ứng cần có sự hỗ trợ của quốc tế.
Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu phát biểu tại hội thảo
Ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam nhận định, có thể coi đây là báo cáo chính thức của Việt Nam về quá trình thích ứng của Việt Nam hiện nay, cách Việt Nam đang thực hiện các mục tiêu dài hạn thích ứng với BĐKH các cấp độ trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2022-2030. Báo cáo kỹ thuật của NAP bao gồm các tác động của khí hậu đối với các ngành và địa phương khác nhau ở Việt Nam, tình hình thực tế của các nguồn lực thích ứng, thiếu hụt trong việc thực hiện, các giải pháp và biện pháp giám sát và đánh giá, đặc biệt chú ý đến vấn đề bình đẳng giới, các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương, dân tộc thiểu số và thanh niên.
Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, hoạt động xây dựng báo cáo nằm trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam”, do Quỹ Khí hậu xanh tài trợ thông qua UNDP. Báo cáo cũng góp phần rà soát, cập nhật NAP sau 2 năm đầu triển khai theo Quyết định 1055/QĐ-Ttg ngày 10/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, là thành phần chính trong bản cập nhật Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) năm 2022, góp phần thúc đẩy các ưu tiên khí hậu một cách hiệu quả ở tất cả các cấp và các lĩnh vực.
Đại diện Sở TN&MT tỉnh Sơn La góp ý cho dự thảo Báo cáo kỹ thuật NAP
Tại hội thảo, GS.TS Trần Thục và TS Nguyễn Văn Tuệ - Phó Chủ tịch Hội Khí tượng thủy văn đã chia sẻ nội dung Báo cáo kỹ thuật NAP, định hướng triển khai thực hiện Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu cấp quốc gia. Trên cơ sở này, đại diện các Bộ, ngành và các Sở TN&MT địa phương đã cùng thảo luận, đóng góp ý kiến.
Đa phần các đại biểu thống nhất với nội dung dự thảo báo cáo và chia sẻ khó khăn trong việc tách bạch phần tổn thất, thiệt hại tăng lên do biến đổi khí hậu với thiệt hại vốn có của thiên tai. Kéo theo đó là công tác xác định nguồn lực dành cho thích ứng, làm sao lồng ghép hiệu quả vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong giai đoạn tới. Một số ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo cần cập nhật thêm những thiếu hụt cụ thể hơn, bổ sung vai trò của các hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trong công tác thích ứng, đồng thời, khi đề xuất nhiệm vụ, giải pháp cho từng vùng kinh tế cần dựa trên những đặc trưng cụ thể cho từng vùng.
Quang cảnh hội thảo
Sau hội thảo, Cục Biến đổi khí hậu sẽ hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kỹ thuật NAP và gửi lấy ý kiến từng Bộ, ngành, địa phương trước khi thực hiện các thủ tục trình lãnh đạo cấp trên phê duyệt.
Cùng ngày, Cục Biến đổi khí hậu cũng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về Hướng dẫn thực hiện hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia (theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 28/01/2022). Theo quy định, công tác báo cáo giám sát, đánh giá sẽ bắt đầu được thực hiện từ cuối năm 2022.
Ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo
Theo ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, đây là công cụ quan trọng để theo dõi thường xuyên tiến độ tiến độ thực hiện các hành động thích ứng, chỉ ra khó khăn cũng như các thực hành tốt để có điều chỉnh phù hợp. Hệ thống này cũng cho thấy nỗ lực của các bên liên quan, từ các tỉnh địa phương đến các bộ ngành, từ khu vực công đến tư nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao và các ưu tiên cho hành động thích ứng cho đến năm 2030.
Tại hội thảo, Đại diện các Sở TN&MT đã đóng góp ý kiến dựa trên tình hình thực tế thực hiện, những khó khăn gặp phải tại địa phương mình. Từ đó, Cục BĐKH sẽ hoàn thiện tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ hiệu quả cho các địa phương trong quá trình htriển khai thực hiện Quyết định 148/QĐ-TTg thời gian tới.
(TN&MT) - Chiều ngày 16/6, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số và xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu trong tiến trình phát triển đô thị bền vững”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2022.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
(TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
(TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
(TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
(TN&MT) - Thị trấn Sapa - Xã Tả Van từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão triền miên, tình trạng lũ quét, sạt lở, gây nên nhiều thiệt hại về người và của nghiêm trọng .... Hiện tượng thiên tai khó lường này không những gây nguy hiểm cho tính mạng con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt trong việc xóa đói giảm nghèo đến đồng bào thiểu số.
(TN&MT)- Với Quảng Bình và cả nước, huyện Minh Hóa được “mẹ tự nhiên” sắp đặt cho một vị trí không mấy thuận lợi. Một mặt là núi cao, giao thông cách trở, nhưng mặt khác Minh Hoá lại vẫn phải thường xuyên hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng mỗi mùa bão về. Trong bối cảnh đó, chính quyền các cấp của Minh Hoá luôn trú trọng công tác di dời, tái định cư, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
(TN&MT) - Việc mua bán tín chỉ các-bon ở Việt Nam đã manh nha từ vài năm trở lại đây. Do chưa có các quy định cụ thể nên hầu hết các hoạt động mua bán, trao đổi đều thực hiện tự phát theo nhu cầu của bên mua là các tổ chức quốc tế. Để hiểu rõ hơn về những thách thức trong phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Vũ Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu về vấn đề này.
(TN&MT) - Từ ngày 15/3/2023, Thông tư 25/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm sẽ chính thức có hiệu lực.
(TN&MT) - Những năm gần đây, Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng trong quá trình phát triển, tỉnh đã và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ thách thức về phát triển bền vững trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH).
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 7 - 8/3, tại khu vực phía Đông Bắc Bộ, trời rét về đêm và sáng. Trong khi đó, ngày 9-10/3, miền Bắc hửng nắng, nhiệt độ tăng nhanh lên mức cao nhất 31 độ C, người dân có thể cảm thấy oi nóng.
(TN&MT) - Những diễn biến phức tạp, khó lường của biến đổi khí hậu đặt ra yêu cầu cho ngành nông nghiệp phải thích ứng và thay đổi để có thể phát triển bền vững. Đây cũng chính là vấn đề cốt lõi để người nông dân giảm nghèo bền vững.
(TN&MT) - Ngày 2/3, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu đã tổ chức Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu” nhằm xác định thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn, xây dựng định hướng quản lý, bảo tồn rừng ngập mặn.