Hoàn thành công trình cột cờ Tổ Quốc "Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

05/07/2017 00:00

(TN&MT) - Nhân kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh biên giới Lào Cai (12/7/1907 - 12/7/2017), ngày 5/7, tại khu vực gần ngã ba dòng sông Hồng và suối Lũng Pô gặp nhau trước cổng Trạm biên phòng Lũng Pô ở địa bàn thôn Lũng Pô,  xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, Tỉnh đoàn Lào Cai đã chính thức đưa vào sử dụng công trình “Cột cờ Lũng Pô – Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”.

Công trình xây dựng lớn này của tuổi trẻ các dân tộc tỉnh Lào Cai nhân kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Lào Cai 12/7/1907 - 12/ 7/ 2017  và kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931- 26/3/2016. 

Công  trình xây dựng “Cột cờ Lũng Pô – Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”.
Công trình xây dựng “Cột cờ Lũng Pô – Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”.

Cột cờ Lũng Pô - nơi con sông Hồng chảy vào Đất Việt là công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền biên giới quốc gia, giáo dục cho tuổi trẻ các dân tộc tỉnh biển giới Lào Cai về lòng tự hào dân tộc. Đồng thời, đây là điểm đến hấp dẫn du khách trên đường lên thăm vùng du lịch Ý Tý - Bát Xát, góp phần phát triển du lịch tỉnh Lào Cai.

Cột cờ Tổ quốc xây dựng ở khu vực Lũng Pô gần cột mốc 92 trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc trên diện tích 2.100 m2, chiều cao toàn bộ cột cờ là 41 mét; trong đó, phần thân công trình là 31,43m (tượng trưng độ cao của đỉnh núi Phan Si Păng cao 3.143m được mệnh danh là "Nóc nhà Việt Nam", phần còn lại là cột chính treo cờ Tổ quốc có chiều cao là 9,57m để treo quốc kỳ rộng tới 25m2  tượng trưng cho 25 dân tộc anh em của tỉnh miền núi Lào Cai.

Tuổi trẻ Lào Cai vui ca hát bên cột cờ Lũng Pô
Tuổi trẻ Lào Cai vui ca hát bên cột cờ Lũng Pô

Công trình trên do Tỉnh đoàn Lào Cai làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần kiến trúc - quy hoạch - xây dựng tỉnh Lào Cai tư vấn với tổng nguồn vốn giai đoạn đầu là 17 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa.

                       Tin & ảnh: Phạm Ngọc Triển 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hoàn thành công trình cột cờ Tổ Quốc "Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO