Hòa Bình: Nhức nhối lấn chiếm lòng sông Đà trái phép

16/05/2018, 20:19

(TN&MT) - Trong thời gian dài vừa qua, tình trạng nhiều doanh nghiệp thực hiện việc tập kết, kinh doanh cát, sỏi hai bên bờ sông Đà đang là nỗi nhức nhối đối với chính quyền thành phố Hoà Bình. Đồng thời, một số điểm còn tạo ra nỗi “khiếp đảm” đối với người dân trên một số khu vực ven sông Đà mỗi khi mùa mưa lũ đến.  

Đổ đất lấn sông, tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt
 

Chúng tôi vừa trở lại ven bờ sông Đà, khu vực phường Thịnh Lang (TP Hoà Bình), thời điểm này rất gần với mùa mưa lũ 2018. Trên bến sông, chẳng biết từ bao giờ đất được một số doanh nghiệp đổ xuống lấp, lấn một đoạn  dài sông Đà. Trên khu vực này, hàng ngàn m3 cát, sỏi được nhiều doanh nghiệp tập kết tại đây, từ đó vận chuyển đến người tiêu dùng, doanh nghiệp xây dựng khắp nơi trên địa bàn cả tỉnh.
 

b
Một số doanh nghiệp kinh doanh cát, sỏi khu vực phường Thịnh Lang (TP Hoà Bình) đổ đất lấn chiếm lòng sông Đà gây mất mỹ quan đô thị và làm biến đổi dòng chảy sông Đà, tiềm ẩn hiểm họa gây lũ lụt.

 

Đại diện chính quyền thành phố Hoà Bình cho biết, bãi tập kết cát sỏi gây bức xúc nhất thuộc khu vực phường Thịnh Lang, thẳng từ đường Hoàng Văn Thụ ra đến mép sông Đà. Trước đây khu vực này đã được Nhà nước đầu tư cứng hoá bên tông dọc 2 bên đê. Tuy nhiên, sau đó doanh nghiệp tiếp tục đổ đất đá ra ngoài mép sông tạo thêm mặt bằng, diện tích khu vực nhìn bằng mắt thường cũng lên đến cả ngàn m2.
 

Việc làm trên của các doanh nghiệp không những gây nguy hiểm cho tàu bè qua lại đoạn sông mà còn làm dòng chảy thay đổi. Một phần vì nguyên nhân này nên mùa mưa lũ 2017, cộng với việc nhà máy thuỷ điện mở liền lúc nhiều cửa xả đáy đã làm cho hàng chục hộ dân cư phường Đồng Tiến, dọc sông Đà khu vực chưa được kè bê tông (Đoạn qua cầu Trắng vài trăm mét) bị nứt, lở đất, có nguy cơ bị sập nhà bất cứ lúc nào. Thiệt hại vô cùng lớn thậm chí cho đến giờ thành phố vẫn đang phải tiếp tục khắc phục bằng cách đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng khu tái định cư và di dời nhiều hộ dân đến nơ ở mới.
 

Theo đồng chí Nguyễn Việt Hùng, Trưởng phòng Quản lý đô thị Thành phố Hoà Bình, hiện nay trên địa bàn có 16 doanh gnhiệp giao dịch, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi. Các doanh nghiệp đã tận dụng lợi thế của dòng sông và hai bên bờ sông Đà để tập kết, giao dịch, kinh doanh, vận chuyển cát sỏi.
 

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này đã cam kết không mua bán cát, sỏi trái phép. Một số doanh nghiệp điểm hình hiện đang kinh doanh cát sỏi khu vực hai ven bờ sông Đà (TP Hoà Bình), như: Doanh nghiệp tư nhân Xuân Quỳnh, Chi nhánh Công ty CP Vận tải thuỷ 1, Công ty TNHH Hường Trang, Doanh gnhiệp tư nhân Ben Khải, Công ty TNHH Tiến Thu...

Ảnh hưởng nghiêm trọng hành lang đê điều
 

Tuy nhiên, theo đánh giá của đồng chí Nguyễn Thanh Huy, Chủ tịch UBND Thành phố Hoà Bình, việc tập kết, giao dịch, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi của các doanh nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang đê điều, cản trở dòng sông Đà khi mùa mưa lũ lớn và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường hai bên ven bờ sông Đà. Đặc biệt, một số doanh nghiệp như: Công ty TNHH Tiến Thu, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Toàn Cầu, Doanh gnhiệp tư nhân Xuân Quỳnh, Công ty NTHH vận tải Nam Hải... một số đã lấn chiếm hành lang đê, một số lấn chiếm hành lang giao thông.
 

Đối với Thành phố Hoà Bình đã nhiều lần thực hiện tổ chức thực hiện giải toả, ngăn chặn việc khai thác trái phép cát sỏ trên sông Đà. Lực lượng chức năng của Thành phố nhiều khi phải trực cả đêm để bắt quả tang hành vi vi phạm của một số doanhg nghiệp kinh doanh cát, sỏi. Cùng với đó, tổ công tác liên ngành của Thành phố còn phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng công an tỉnh Hoà Bình thường xuyên thực hiện tuần tra dọc hai bên bờ sông Đà. Theo đó, yêu cầu giải toả các tầu thuyền đang neo đậu có dấu hiệu vi phạm khai thác cát, sỏi trái phép.
 

Đồng thời, Thành phố cũng đã tăng cường việc quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, kinh doanh vận tải cũng như giám sắt chặt khu vực mặt bằng chứa vật kiệu xây dựng trái phép...Kiên quyết không cho việc vi phạm đổ đất lấn chiếm sông Đà tiếp diễn, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành từng bước thực hiện giải toả, di chuyển các điểm tập kết kinh doanh cát, sỏi trái phép.

                                                       


(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Tạo mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm: Lạng Sơn làm tốt công tác dân vận
    (TN&MT) - Là địa phương đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều dự án thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những năm qua, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
  • Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
  • Quảng Bình: Đẩy mạnh tăng thu tiền sử dụng đất các tháng cuối năm 2023
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 1763/UBND-TH yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương đưa lượng quỹ đất của các dự án phát triển quỹ đất đã đủ điều kiện ra đấu giá ngay trong quý 3 và đầu quý 4/2023 nhằm kịp thời tạo nguồn thu trong năm 2023.
  • Khánh Hòa: Sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện
    Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
  • Đắk Nông: Giải quyết đất ở, đất sản xuất đồng bào dân tộc
    Trong những năm qua, công tác cấp đất ở, đất sản xuất cho người đông bào dân tộc thiểu số theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 luôn được tỉnh quan tâm và chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc cần sớm có những biện pháp tháo gỡ nhằm giúp đời sống của người DTTS ngày một ổn định.
  • Bình Định đấu giá 228 lô đất trong tháng 9
    Vào các ngày 15 và 17/9, 166 lô đất ở thị xã An Nhơn và 62 lô đất ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng. Giá khởi điểm cao nhất hơn 1 tỷ đồng/lô.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO