Hòa Bình: Dân bức xúc đổ đá chặn trước cổng Công ty Nam Thịnh vì để hóa chất tràn ra môi trường
07/06/2018, 16:21
(TN&MT) - Nhiều ngày qua, người dân xóm Cột Bài (xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn) đã đổ khối đá lớn chặn đường vào Công ty Nam Thịnh không cho hoạt động bởi phát...
(TN&MT) - Nhiều ngày qua, người dân xóm Cột Bài (xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn) đã đổ khối đá lớn chặn đường vào Công ty Nam Thịnh không cho hoạt động bởi phát hiện doanh nghiệp lợi dụng lúc trời mưa lớn để xả thải trộm ra môi trường gây ô nhiễm...
Báo TN&MT nhận được phản ánh của người dân xóm Cột Bài, xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình bức xúc về việc Công ty Nam Thịnh (hoạt động về lĩnh vực sang chai đóng gói các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật) xả thải gây ô nhiễm môi trường, nước thải có mùi khó chịu nhiều năm nay.
Chia sẻ với PV, bà Đinh Thị Điền - Bí thư chi bộ xóm Cột Bài cho biết: “Tối 27/05, tôi có đi qua đoạn đường trước cổng nhà máy, bỗng thấy hiện tượng bất thường là nước thải ra từ cổng Công ty xả ra trắng xóa, mùi nồng nặc như thuốc trừ sâu. Tôi đã báo cáo với xã và tổ chức lập biên bản hiện trường. Chúng tôi rất lo lắng vì ô nhiễm môi trường và đề nghị công ty di dời ra khởi khu vực xóm”.
Tương tự, ông Hoàng Mạnh Quân - một người dân xóm Cột Bài cho biết: “Chúng tôi bây giờ đang rất lo lắng khi có nhà máy thuốc bảo vệ thực vật ở đây. Xóm đã kiến nghị nhiều lần, nhưng khi cơ quan chức năng đến kiểm tra đều bảo đạt tiêu chuẩn cho phép".
Người dân lập lán, đổ đá chặn trước cổng Công ty Nam Thịnh vì xả thải gây ô nhiễm môi trường.
"Việc cả trăm người tụ tập, lấp đá trước cổng công ty là người dân tự cứu lấy đời sống của mình. Công ty này nằm ở đầu nguồn nước từ trên cao, phía rừng đầu nguồn mỗi khi mưa lớn thì nước chảy xuống nên ngấm xuống lòng đất khiến cả làng phải hứng chịu giếng nước thì ô nhiễm, mùi hôi thối không thể sử dụng được'', chị Nguyễn Thị Mai - một người dân khác cho biết.
Được biết, vào sáng ngày 03/06, người dân xóm Cột Bài đã cử đại diện vào Công ty Nam Thịnh làm việc. Nguyện vọng của bà con là yêu cầu Công ty này dừng hoạt động và di dời toàn bộ dự án ra khỏi địa bàn. Do nhà máy không thực hiện, chiều cùng ngày bà con xóm Cột Bài đã tập trung chở đá và lấp đường ngăn không cho xe ra vào tại cổng công ty.
Theo ghi nhận của PV Báo TN&MT, tại thời điểm ngày 06/06, người dân vẫn cắt cử người để trông giữ ''lô cốt'' đã dựng lên từ lâu nay.
Người dân xóm Cột Bài đã dùng đá chặn trước cổng Công ty Nam Thịnh và yêu cầu doanh nghiệp ngừng sản xuất, di dời đi nơi khác.
Để tìm hiểu thực hư sự việc, PV Báo TN&MT đã có buổi làm việc với bà Nguyễn Thúy Bình - Giám đốc Công ty Nam Thịnh. Bà Bình cho biết: "Việc thuốc bảo vệ thực vật tràn ra suối vào ngày 27/05 là do trời mưa to, gió lớn. Hôm đó, anh Lê Văn Cường là công nhân mới vào làm việc đã bất cẩn làm đổ một lượng nhỏ thuốc bảo vệ thực vật, hoạt chất Abmectin (loại thuốc trừ sâu sinh học) xuống rãnh thoát nước của công ty và chảy ra môi trường trên diện tích khoảng 8m2".
"Loại hoạt chất này khi gặp nước khuếch tán tạo bọt trắng như xà phòng. Ngay sau đó, cán bộ, nhân viên công ty đã kịp thời ngăn chặn và xử lý không để lượng thuốc chảy loang thêm ra môi trường", bà Bình cho biết thêm.
Tuy nhiên, với mong muốn làm rõ về việc chấp hành pháp luật cũng như công tác bảo vệ môi trường tại công ty, PV đã đề nghị bà Bình cung cấp thêm một số hồ sơ liên quan như giấy phép xả thải, giấy phép tận thu nguồn nước, hợp đồng vận chuyển chất thải nguy hại, hồ sơ ĐTM... thì vị này cho biết công ty đều có đầy đủ nhưng chưa thể cung cấp.
Trước sự việc trên, đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống cũng như tránh gây mất trật tự an ninh tại địa phương.
(TN&MT) - Trong thời gian dài vừa qua, tình trạng nhiều doanh nghiệp thực hiện việc tập kết, kinh doanh cát, sỏi hai bên bờ sông Đà đang là nỗi nhức nhối đối với chính quyền thành phố Hoà Bình. Đồng thời, một số điểm còn tạo ra nỗi “khiếp đảm” đối với người dân trên một số khu vực ven sông Đà mỗi khi mùa mưa lũ đến.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
(TN&MT) - Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được phản ánh của ông Cao Xuân Thuỷ, thôn 4, xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, phản ánh UBND xã Hoàng Hoa, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Tam Dương xác định sai nguồn gốc đất dẫn đến gia đình ông không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD đất) trên 2 thửa đất gia đình đã quản lý, sử dụng ổn định từ năm 1988 đến nay.
Sau khi Báo Tài nguyên và Môi trường đăng tải loạt bài viết liên quan nhà tầng “mọc” trên vỉa hè ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương), chính quyền đã tiếp nhận thông tin phản ánh của Báo và điều chỉnh lại lần 2 Giấy phép xây dựng, đồng thời hộ gia đình đã tự nguyện phá dỡ phần góc công trình để trả lại vỉa hè cho khu phố.
Hàng trăm container được tập kết, chiếm dụng hành lang ATGT trên tuyến đường tỉnh 536 đoạn trước mặt chi nhánh Công ty Toàn Cầu ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Dù đã bị xử phạt nhiều lần, nhưng đơn vị này vẫn liên tục tái diễn tình trạng trên khiến người dân hết sức bức xúc.
(TN&MT) - Tại Kết luận số 22/KL-UBND ngày 03/3/2023, UBND TP Hà Nội khẳng định, phần diện tích đất vi phạm của gia đình Bí thư xã Vạn Thái được chính quyền địa phương cho chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như cho thuê thầu không đúng quy định.
(TN&MT) - Những bao rác với đủ loại từ chất thải sinh hoạt đến phế thải xây dựng tràn cả ra gần nửa phần đường liên thôn thuộc thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục - Hà Nam).
(TN&MT) - Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nguồn gốc sử dụng đất giống nhau và cùng được người thân tặng cho nhưng hộ thì được mua đất tái định cư, hộ thì không được mua đã thể hiện sự bất công trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
(TN&MT) - Ngày 11/4, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài: “Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè” khiến người dân Khu phố Trương Hán Siêu, TP. Hải Dương bức xúc có đơn thư gửi đến Báo Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chức năng Hải Dương về việc hộ gia đình bà Đỗ Thị Hoa xây nhà tầng lên gần hết diện tích vỉa hè, mất mỹ quan đô thi. Phóng viên tiếp tục tìm hiểu và phát hiện nhiều sai sót liên quan trong vụ việc này.
Từ khi UBND phường Hà Cầu, UBND quận Hà Đông đầu tư xây dựng công trình phụ trợ Nhà văn hóa Hà Trì 4 đã sử dụng đất của người dân 15 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường, giải quyết quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, khiến dư luận nơi đây vô cùng búc xúc.
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh: Tổ liên ngành đã ập vào bắt quả tang một số đối tượng đang khai thác gỗ trái phép sát với Công ty TNHH Hoàng Nam. Để tiếp cận được xưởng xẻ gỗ bắt buộc phải đi qua cổng của Công ty TNHH Hoàng Nam và manh động hơn, các đối tượng đã kéo điện lưới 3 pha từ công ty này để sử dụng. Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công văn đề nghị xử lý nghiêm hành vi phá rừng.
Nhiều hộ dân có cùng điều kiện, tiêu chí nhưng UBND huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội lại áp dụng các phương án tái định cư khác nhau. Điều này dẫn tới khiếu nại kéo dài và gây bức xúc cho người dân.
(TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội vừa ban hành văn bản đề nghị quận Tây Hồ chỉ đạo kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm, triệt để các vi phạm đất đai, đê điều trên địa bàn.
(TN&MT) - Người dân sinh sống tại khu phố Trương Hán Siêu, phường Quang Trung và Nhị Châu, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương bức xúc, gửi đơn thư tới Báo Tài nguyên và Môi trường, phản ánh về việc gia đình bà Đỗ Thị Hoa, xây dựng nhà lấn gần hết phần vỉa hè đã được quy hoạch.