Hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số được hỗ trợ nhà ở như thế nào?

Phạm Oanh | 17/07/2022, 06:48

(TN&MT) - Bạn đọc Nông Thị Mai (Bắc Kạn) hỏi: Gia đình đình tôi thuộc hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số. Tôi được biết, Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, dân tộc thiểu số. Xin hỏi, cụ thể chính sách này như thế nào?

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Đúng như bạn đã biết, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quyết định này đề ra mục tiêu hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng như sau: Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ có khó khăn về nhà ở; Hộ nghèo khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo có khó khăn về nhà ở; Các hộ có nhà trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu…

Trong đó, đối với các hộ nghèo tại khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu sổ và miền núi, hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo có khó khăn về nhà ở, hỗ trợ cải thiện nhà ở theo hướng: Hỗ trợ từ ngân sách trung ương; Tăng mức vay ưu đãi cũng như đề nghị các địa phương hỗ trợ thêm từ các nguồn xã hội hóa và lồng ghép việc hỗ trợ từ các nguồn vốn hợp pháp khác; Tăng chất lượng và tăng diện tích tối thiểu của ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

anh-minh-hoa-gdpl-so-2-dot-2-nam-2022.jpg
Ảnh minh họa

Đối với các hộ có nhà ở trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu (bão, lũ, sạt lở đất,...), hỗ trợ theo hướng cho vay ưu đãi để xây mới, cải tạo, sửa chữa nâng cao chất lượng căn nhà, tăng khả năng chống chịu của nhà ở; đối với một số khu vực nguy hiểm thực hiện hỗ trợ xây dựng hạ tầng khu tái định cư tại các khu vực an toàn từ nguồn ngân sách nhà nước.

Với chính sách này, Chính phủ hướng đến mục tiêu: Đến 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 27m2 sàn/người, trong đó diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 28m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 26m2 sàn/người.

Đến 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 30m2 sàn/người, trong đó diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 32m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 28m2 sàn/người.

Đến năm 2030, phấn đấu tăng tỷ lệ nhà ở kiên cố trên toàn quốc đạt 85% - 90%, trong đó tại khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 75% - 80%, không để phát sinh nhà ở đơn sơ trên toàn quốc đặc biệt là khu vực đô thị.

Thực hiện chính sách này, UBND có trách nhiệm: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn thông qua tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và phát triển có kiểm soát thị trường bất động sản nhà ở; Chủ động quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn theo quy định pháp luật; Thực hiện bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội trên phạm vi địa bàn theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ của địa phương; tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển nhà ở trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính liên quan đến phát triển nhà ở; Quan tâm khuyến khích sự hỗ trợ của cộng đồng, tổ chức xã hội, tổ chức, cá nhân thiện nguyện, các nhà hảo tâm trong công tác cải thiện nhà ở cho những đối tượng nghèo, có khó khăn về nhà ở.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác khoáng sản xâm phạm đường biên giới bị xử phạt như thế nào?
    (TN&MT) – Tại địa phương nơi tôi sinh sống, người dân miền núi thường tự ý san đất đồi, khai thác khoáng sản… Những hành vi này nhiều khi vô tình làm thay đổi dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, công trình biên giới. Xin hỏi, những hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào?
  • Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của đồng bào dân tộc miền núi
    (TN&MT) - Bạn đọc Nông Thanh Mai (Văn Yên, Yên Bái) hỏi: Hiện nay, gia đình tôi và hàng xóm đang tranh chấp về lối đi chung giữa hai gia đình. Gia đình tôi là người dân tộc thiểu số. Xin hỏi, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của hộ đồng bào dân tộc thiểu số?
  • Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của đồng bào dân tộc miền núi
    (TN&MT) - Bạn đọc Nông Thanh Mai (Văn Yên, Yên Bái) hỏi: Hiện nay, gia đình tôi và hàng xóm đang tranh chấp về lối đi chung giữa hai gia đình. Gia đình tôi là người dân tộc thiểu số. Xin hỏi, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của hộ đồng bào dân tộc thiểu số?
  • Phạt nặng hành vi khai thác lâm sản trái phép
    (TN&MT) - Bạn đọc Nông Thị Chấn (Bắc Kạn) hỏi: Nơi gia đình tôi sinh sống có rất nhiều cánh rừng tự nhiên. Hằng ngày, gia đình tôi vẫn chia nhau vào rừng khai thác măng, tre, nấm… Vì thuộc hộ dân tộc miền núi nghèo nên gia đình tôi được hỗ trợ một phần chi phí để làm nhà. Xin hỏi, gia đình tôi có được vào rừng chặt cây về làm nhà hay không? Khi chặt cây làm nhà chúng tôi có bị phạt hay không?
  • Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc năm 2022 như thế nào?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nông Thanh Hương (Thái Nguyên) hỏi: Gia đình tôi thuộc diện nghèo, sinh sống trên địa bàn miền núi, khó khăn. Hiện, gia đình tôi đang gặp khó khăn về khai thác nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Xin hỏi, gia đình tôi có được nhận hỗ trợ của nhà nước để giải quyết khó khăn về nguồn nước hay không?
  • Chính sách mới nhất về hỗ trợ đất, tiền chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc miền núi?
    Bạn đọc Hoàng Hải Yến (Điện Biên) hỏi: Gia đình tôi là hộ đồng bào dân tộc miền núi. Hiện nay, gia dình tôi đang thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Xin hỏi, gia đình tôi sẽ được hỗ trợ về đất sản xuất như thế nào? Nếu không được hỗ trợ về đất sản xuất, gia đình tôi có được hỗ trợ tiền để chuyển đổi nghề hay không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO