Hình ảnh vệ tinh cho thấy ô nhiễm không khí trên khắp châu Âu giảm do lệnh phong tỏa

Mai Đan| 10/04/2020 18:44

(TN&MT) - Đại dịch COVID-19 do chủng mới của virus corona gây ra đang tạo ra tất cả sự hỗn loạn cho xã hội loài người. Tuy nhiên, nhờ lệnh phong tỏa tại một số quốc gia châu Âu, tình hình ô nhiễm không khí tại châu lục này đã dần cải thiện trong thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Khí NO2 giảm trên khắp châu Âu. Ảnh: ESA

Phản ánh những gì đã xảy ra ở Trung Quốc trong thời gian phong tỏa, châu Âu hiện đang chứng kiến ​​sự sụt giảm ô nhiễm không khí tương tự.

Dữ liệu này của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và vệ tinh Copernicus Sentinel-5P của cơ quan này. Nó cho thấy lượng khí thải NO2 tại Pháp vào tháng 3/2019 trong một khung và từ ngày 14-25/3 trên khung tiếp theo. Màu đỏ đậm cho thấy lượng khí thải NO2 cao hơn.

Các nhà khoa học từ Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan (KNMI) đang sử dụng vệ tinh để theo dõi cả thời tiết và ô nhiễm trên khắp châu Âu. Không chỉ Paris, thủ đô của Pháp, mà cả các thành phố như Milan (Ý) và Madrid (Tây Ban Nha) ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí giảm thiểu.

Nhóm các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu kéo dài 10 ngày vào năm 2020. Henk Eskes là một trong những nhà khoa học từ KNMI. Trong một thông cáo báo chí, ông đã giải thích tại sao những ngày này được chọn.

"Nồng độ NO2 thay đổi theo từng ngày do thay đổi thời tiết. Các kết luận không thể được rút ra chỉ dựa trên một ngày dữ liệu. Bằng cách kết hợp dữ liệu trong một khoảng thời gian cụ thể, trong trường hợp này là 10 ngày, biến đổi khí tượng một phần đưa đến số trung bình và chúng ta bắt đầu thấy tác động của những thay đổi do hoạt động của con người” - Henk Eskes cho biết.

Một phần khí NO2 được tạo ra bởi các quá trình tự nhiên như hô hấp vi khuẩn, sét và thậm chí là núi lửa. Tuy nhiên, phần lớn khí này được sản xuất bởi chúng ta: chủ yếu là đốt nhiên liệu hóa thạch trong động cơ đốt trong.

Với biện pháp hạn chế đi lại trên khắp châu Âu, những phát thải đó đã giảm xuống. Các hình ảnh động chứng minh điều này một cách rõ ràng.

NO2 có màu nâu đỏ. Nó cũng được tạo ra trong vụ nổ vũ khí nguyên tử và chịu trách nhiệm cho màu sắc của những đám mây hình nấm.

Khí độc gần như đã giết chết các phi hành gia khi khí độc lưu thông vào trong cabin.

Không chỉ khí NO2 giảm, GHG cũng vậy. Trên thực tế, hầu hết mọi thứ liên quan đến hoạt động của con người đều giảm, ngoài lưu lượng truy cập internet.

Dữ liệu và hình ảnh vệ tinh này chỉ là bước đầu tiên trong mối quan tâm của các nhà khoa học. Không chỉ KNMI, mà các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đang nghiên cứu phân tích chi tiết hơn, để cố gắng tìm hiểu các tác động tổng thể của việc phong tỏa vì virus corona.

"Để ước tính định lượng về sự thay đổi khí thải do giao thông và công nghiệp, chúng ta cần kết hợp dữ liệu nhiệt đới từ vệ tinh Copernicus Sentinel-5P với các mô hình hóa học khí quyển" - Henk cho biết.

"Những nghiên cứu này đã bắt đầu, nhưng sẽ mất một thời gian để hoàn thành” - Henk cho biết thêm.

“Vì vậy, chúng ta đang thấy một cái nhìn thoáng qua về một tương lai tiềm năng ở đây? “Làm việc từ xa" sẽ được thực hiện nghiêm túc hơn đối với tình hình công việc trên thế giới? Nó sẽ là một cách giúp chúng ta ngăn chặn khí thải có hại trong khí quyển?” – Henk nhấn mạnh.

Hen cho biết: Nếu không làm việc từ xa, có thể chúng ta sẽ trở lại tình trạng tắc nghẽn như trước, khi các đường cao tốc vào các thành phố trên thế giới tràn ngập phương tiện giao thông? Chúng ta sẽ trở lại với số giờ tích lũy khổng lồ khi năng suất con người bị lãng phí, khi mọi người dành hàng giờ để đi làm mỗi ngày?

Nếu không có những thay đổi lớn đối với lượng khí thải của chúng ta, vượt ra ngoài khung thời gian của đại dịch này, chúng ta sẽ quay trở lại hứng chịu tình trạng ô nhiễm tương tự như một hoặc hai tháng trước đây: “áp đảo” chu trình các-bon của Trái đất và ô nhiễm không khí với NO2.

Theo Tổng hợp từ Science Alert
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hình ảnh vệ tinh cho thấy ô nhiễm không khí trên khắp châu Âu giảm do lệnh phong tỏa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO