Hiện thực hóa giấc mơ nước sạch nông thôn

31/07/2018, 16:24

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, 100% người dân nông thôn sẽ có nước sạch để sử dụng. Mục tiêu này tưởng chừng rất khó, nhưng nhờ chủ trương xã hội hóa đúng đắn của TP, mục tiêu đó đang dần trở thành hiện thực.

Hàng chục nghìn tỷ đồng cho mục tiêu nước sạch

Là địa phương khó khăn nhất của Hà Nội trước thời điểm Thủ đô mở rộng địa giới hành chính, huyện Sóc Sơn là nơi có nhiều “vùng trắng” nước sạch, điển hình là xã Bắc Sơn. Đáng lo ngại, do nằm gần Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, nguồn nước nơi đây cũng không bảo đảm chất lượng.

Từ giữa năm 2017, thực hiện chủ trương xã hội hóa nước sạch của TP, Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội đã triển khai xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 3 xã vùng chịu ảnh hưởng của Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn. Sau thời gian triển khai gấp rút, đến nay, 8.352 người dân thuộc 3 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ đã được tiếp cận nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế. Từ chỗ là một trong những “vùng trắng” nước sạch, tỷ lệ người dân xã Bắc Sơn được dùng nước sạch đã lên tới gần 40%.

nước sạch nông thôn
Công nhân vận hành Nhà máy nước sạch xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất

Xã hội hóa nước sạch đang ngày càng khẳng định là hướng đi đúng đắn của Hà Nội trong nỗ lực “phổ cập” nước sạch nông thôn. Đến nay, TP đã kêu gọi sự tham gia của 23 nhà đầu tư, triển khai 34 dự án cấp nước sạch với tổng kinh phí gần 10.000 tỷ đồng. Sát cánh cùng các DN, TP đã dành riêng một khoản ngân sách khoảng 800 - 1.000 tỷ đồng cho các nhà đầu tư vay với lãi suất ưu đãi để thực hiện các dự án nước sạch tại những vùng sâu, vùng xa trung tâm… 34 dự án cấp nước nêu trên sau khi hoàn thành sẽ nâng tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sạch lên 94% (tương đương khoảng 4 triệu dân).

Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa trung tâm, khó tiếp cận mạng lưới cấp nước từ các nhà máy nước tập trung, trên cơ sở thử nghiệm và đánh giá hiệu quả áp dụng công nghệ lọc nước Katalox Light của CHLB Đức tại các xã Hợp Đồng (huyện Chương Mỹ) và Chuyên Mỹ, Phù Yên (huyện Phú Xuyên), TP sẽ tiến hành nhân rộng mô hình cấp nước theo hộ, cụm dân cư sử dụng công nghệ này.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước

Bằng phương thức xã hội hóa, tỷ lệ người dân nông thôn trên địa bàn TP được dùng nước sạch đến nay đã đạt trên 52%. Hiện, TP đang tập trung đôn đốc các nhà đầu tư triển khai 4 dự án nước sạch gồm: Nhà máy nước Dương Nội - Hà Đông, Nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì, Nhà máy nước mặt sông Đuống (giai đoạn 1), Nhà máy nước mặt sông Đà (giai đoạn 2). Sau khi hoàn thành cuối năm 2018, sẽ bổ sung thêm 335.000m3 nước sạch/ngày đêm cho người dân.

Trong giai đoạn 2019 - 2020, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện 7 dự án khác với tổng công suất khoảng 1.015.000m3/ngày đêm gồm: Nhà máy nước mặt sông Đuống (giai đoạn 2), Nhà máy nước sạch sông Đà giai đoạn 2 (nâng thêm công suất), Nhà máy nước mặt sông Hồng, Hệ thống cấp nước Xuân Mai, Nhà máy nước Phú Sơn (huyện Ba Vì), Nhà máy nước huyện Mê Linh và Dự án nghiên cứu sử dụng nguồn nước hồ Quan Sơn (huyện Mỹ Đức) để phục vụ cấp nước sinh hoạt.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, bên cạnh đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước, TP đang tiếp tục xem xét chủ trương đầu tư mạng lưới cấp nước cho 34 xã chưa có hệ thống nước sạch thuộc các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất, Chương Mỹ; phấn đấu trong năm 2018, tất cả các xã đều có nhà đầu tư. Bên cạnh nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch, TP cũng yêu cầu các nhà đầu tư rà soát thực trạng các nhà máy nước để xây dựng kế hoạch, lộ trình điều chỉnh, bổ sung công nghệ xử lý nước hiện đại, triển khai xúc xả, thay thế đường ống, đảm bảo nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế.

Hy vọng cùng với chủ trương đúng đắn của TP, sự vào cuộc quyết liệt, chủ động của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chung tay của các DN, giấc mơ nước sạch cho trên 4,3 triệu người dân nông thôn của Hà Nội vào cuối năm 2020 sẽ thành hiện thực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
  • Quy định rõ trách nhiệm các Bộ ngành, cơ quan đối với đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 về nội dung thẩm tra dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Phiên họp.
  • Nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng mùa khô tới, Bộ TN&MT chỉ đạo khẩn triển khai các biện pháp cấp bách
    (TN&MT) - Ngày 8/5, Bộ TN&MT đã có Công văn gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa lưu vực sông thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ các tháng cuối mùa cạn năm 2023.
  • “Con tằm nhả tơ” cho sự nghiệp khoa học thủy văn
    (TN&MT) - Hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực thủy văn, cũng là từng ấy thời gian PGS.TS Vũ Văn Tuấn miệt mài dành tâm trí, sức lực cho các công trình nghiên cứu khoa học để tìm tòi và thực hiện các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước - đối tượng của Thủy văn học.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO