Hệ lụy từ đấu giá đất kiểu “lúa non”

Thùy Linh | 13/07/2021, 11:23

(TN&MT) - Đất đấu giá là loại đất có tính pháp lý cao nhất hiện nay trên thị trường bất động sản. Song, nhiều địa phương do áp lực thu ngân sách đã tổ chức đấu giá quá sớm khi chưa hoàn thiện xong giải phóng mặt bằng, chưa làm hạ tầng…tạo rủi ro cho người mua nhà.

Rủi ro mua đất đấu giá

Cuối năm 2020, TP. Thái Nguyên đã tổ chức bán đấu giá 1 trong những khu đất vàng (Dự án khu dân cư tổ 14, phường Túc Duyên) rộng 19 ha tại trung tâm thành phố. Phiên đấu giá thành công khi tất cả các lô đất đấu giá đều có người mua. Ngay sau khi đấu giá xong, người mua cũng đã nộp đủ 100% tiền vào ngân sách của thành phố và đã cấp sổ đỏ.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, tại thời điểm tổ chức đấu giá, dự án này chưa được TP. Thái Nguyên hoàn tất việc giải phóng mặt bằng, chưa làm hạ tầng. Toàn bộ khu đất 19 ha này vẫn chỉ là cánh đồng hoang.

Đất đấu giá là loại đất có tính pháp lý cao nhất hiện nay trên thị trường bất động sản. Ảnh: Hoàng Minh

Trao đổi với PV về việc đấu giá này, theo ông Nguyễn Văn Tuệ - Phó chủ tịch UBND TP. Thái Nguyên, việc đưa đất vào đấu giá là đúng với quy định của Luật Đất đai. Bởi Luật không có yêu cầu nào nói rõ phải hoàn thiện xong hạ tầng mới được đấu giá. Hiện, thành phố đang làm thủ tục để lựa chọn nhà thầu thi công hạ tầng. Theo đúng tiến độ cam kết, khoảng 2 năm nữa mới có thể xong hạ tầng. Người tham gia đấu giá đều nắm được thông tin này và đồng thuận chờ đợi.

Tại TP. Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), nhiều người dân mua đất đấu giá tại khu 288 Lý Nhân Tông cho biết, 2 năm trước, họ đã bỏ ra vài trăm triệu đồng để mua đất đấu giá, nhưng cho đến tận bây giờ vẫn chưa thể nhận đất để xây nhà do sổ đỏ vẫn đứng tên chủ cũ.

“Những tưởng mua đất đấu giá đã có sổ đỏ có thể sang tên nhanh chóng, nhưng không phải vậy. Sổ đỏ không thấy đâu, hơn 1 năm nay, tôi chỉ được cầm 1 tờ giấy hẹn của bộ phận 1 cửa. Tôi rất muốn làm thủ tục sang tên đổi chủ để yên tâm hơn, đồng thời có thể thế chấp ngân hàng hoặc làm nhà, nhưng hiện vẫn chưa được sang tên”, bà Đỗ Thị Đức - một người mua đất nói.

Lý giải về sự việc trên, ông Nguyễn Văn Phúc - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế TP. Ninh Bình xác nhận, các cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Bình vẫn chưa công bố bảng giá đất để làm cơ sở tính thuế chuyển nhượng và lệ phí trước bạ cho các hộ có nhu cầu chuyển nhượng sang tên các ô đất đấu giá tại khu 288 Lý Nhân Tông. Trường hợp này, theo các văn bản hướng dẫn của ngành thuế, nếu chưa có bảng giá đất, mức giá đấu giá thực tế sẽ được lấy làm cơ sở tính thuế.

Tuy nhiên, bất cập hiện nay là giá trúng đấu giá thực tế cao hơn rất nhiều so với bảng giá đất dự kiến do UBND tỉnh ban hành khiến số thuế chuyển nhượng phải nộp cao, nên người dân không muốn nộp.

Tại huyện Hoài Đức, Hà Nội, đại diện 1 doanh nghiệp vừa trúng đấu giá 150 lô đất tại xã Sơn Đồng cho biết, tháng 7/2020, doanh nghiệp này đã trúng đấu giá và hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Nhưng nhiều tháng nay, doanh nghiệp vẫn chưa thể nhận đất để tổ chức xây dựng. Nguyên nhân là còn 23 hộ dân đang có đơn khởi kiện ra tòa về việc bồi thường giải phóng mặt bằng. Mặc dù, tòa án đã có đơn bác bỏ khiếu kiện này của người dân, nhưng họ vẫn không chấp nhận và có hành vi cản trở doanh nghiệp đưa máy móc vào thi công. Cuối tháng 5 vừa qua, UBND huyện Hoài Đức đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức đưa lực lượng xuống dự án để bảo vệ thi công dự án. Tuy nhiên, việc chậm đưa đất vào sử dụng đã gây thiệt hại rất lớn về tài chính cho doanh nghiệp.

Địa phương cần phải làm đúng luật

Đấu giá quyền sử dụng đất là phương thức giúp Nhà nước huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách. Đồng thời, giúp các địa phương tháo gỡ, khắc phục một phần khó khăn trong việc khai thác, huy động vốn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các công trình phúc lợi, cải thiện môi trường, đáp ứng được một phần nhu cầu đầu tư phát triển, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Tuy nhiên, nhiều địa phương còn nôn nóng trong việc tổ chức đấu giá gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, doanh nghiệp khi tham gia đấu giá đất.

Theo quy định của Luật Đất đai, điều kiện để tổ chức đấu giá đất bao gồm 3 điều kiện: Phải có kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đất đã giải phóng xong mặt bằng; có phương án đấu giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Luật sư Phạm Thanh Bình 

Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc

Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã quy định: “Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải”.

Như vậy, luật pháp đã quy định rất rõ về quy trình đấu giá đất. Nếu các địa phương đều làm đúng, công khai, minh bạch toàn bộ quá trình đấu giá sẽ tạo được môi trường đầu tư tốt, thu hút được người dân và doanh nghiệp tham gia đấu giá. Ngược lại, nếu chỉ vì áp lực thu ngân sách, địa phương tổ chức đấu giá một cách “vội vàng” sẽ tạo ra hệ lụy xấu, ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư. Lâu dài, sẽ rất khó để có được thành công trong công tác đấu giá đất.

Có thể khẳng định rằng, việc đấu giá quyền sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ta trong những năm qua. Để việc đấu giá quyền sử dụng đất ngày càng đi vào nền nếp, đảm bảo sự công khai, minh bạch, đòi hỏi các địa phương phải có một quy trình đấu giá chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tránh gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của tổ chức tham gia đấu giá đất.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
    Sáng 24/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ… về tiến độ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
  • Thị trường nhà ở vẫn thiếu hụt nguồn cung
    (TN&MT) - Theo ghi nhận của các công ty nghiên cứu thị trường, quý 1/2203 vừa qua, thị trường bất động sản (BĐS) tại TP.HCM và các vùng phụ cận vẫn rơi vào trạng thái trầm lắng, thanh khoản ở mức thấp, nguồn cung mới và sức cầu toàn thị trường sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022.
  • Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội hơn 1000 tỷ đồng ở Hà Nội
    (TNMT) - Dự án nhà ở xã hội thuộc Khu nhà ở đô thị Kim Hoa (xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội) được quy hoạch xây dựng trên 4 lô đất với 9 tòa căn hộ, mỗi tòa cao 9 tầng nổi và 1 tầng hầm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.268 tỷ đồng.
  • Những tiện ích xanh nổi bật vì sức khoẻ và chất lượng cuộc sống tại Diamond Lotus Riverside
    (TN&MT) - Bên cạnh lợi thế là một trong số những dự án hiếm hoi sở hữu vị trí đắc địa dễ dàng kết nối với khu vực trung tâm TP.HCM, Diamond Lotus Riverside còn là công trình xanh đã và đang được chủ đầu tư tập trung tâm huyết để phát triển thêm nhiều “tiện ích xanh”, đảm bảo các tiêu chí ưu tiên sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cư dân.
  • Giá chung cư không còn tăng nóng
    (TN&MT) - Chuyên gia bất động sản (BĐS) dự báo, sau thời gian liên tục tăng nóng, tốc độ tăng giá chung cư cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng sẽ chậm lại, giao dịch kỳ vọng khởi sắc từ quý 2/2023.
  • Bất động sản vừa an cư vừa kinh doanh: “Mảnh ghép” đầy hấp lực tại Đà thành
    (TN&MT) - Kinh tế, du lịch Đà Nẵng đang phục hồi mạnh mẽ, đón đà tăng trưởng mới. Cộng với sức hấp dẫn “hữu xạ tự nhiên hương” của thành phố đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư bậc nhất Việt Nam, những luồng cư dân di cư đang tiếp tục đổ về Đà thành - cùng mơ ước về chốn an cư, kinh doanh lý tưởng giữa trung tâm thành phố.
  • Chính sách phát triển nhà ở xã hội: “Phá băng” thị trường bất động sản
    (TN&MT) - Các phân khúc bất động sản (BĐS) phục vụ nhu cầu ở thực của người dân đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực với lượng giao dịch thành công ngày càng nhiều.
  • Cư dân T&T DC Complex chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    (TN&MT) - Ngày 20/5, Công ty Cổ phần Bất động sản T&T Homes (thành viên Tập đoàn T&T Group) đã tổ chức lễ bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cư dân dự án T&T DC Complex (Hoàng Mai, Hà Nội).
  • Thị trường bất động sản 2023: Thời của người mua
    (TN&MT) - Khác với thời điểm bất động sản (BĐS) nóng ấm, khi mà quyền quyết định trong hoạt động giao dịch thường thuộc về người bán, giờ đây tình thế đã khác hẳn. Trong bối cảnh nhiều chủ đất buộc phải cắt lỗ, bán tháo, đồng nghĩa với việc người mua có nhiều sự lựa chọn hơn và hiển nhiên chủ đất cũng bị ép giá nhiều hơn.
  • Bộ Xây dựng triển khai đề án đầu tư xây ít nhất 1 triệu căn nhà xã hội
    Ngày 19/5, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.”
  • Glory Heights – Chất sống Malibu “triệu đô” tại Vinhomes Grand Park
    Sắp tới đây, những khách hàng yêu thích thiên đường nghỉ dưỡng nhiệt đới tuyệt đẹp tại Malibu sẽ không cần phải di chuyển nửa vòng trái đất để tận hưởng những đặc quyền xa xỉ, bởi men sống thời thượng này sẽ được tái hiện ngay tại tâm điểm Đại đô thị Vinhomes Grand Park, phía Đông TP.HCM.
  • Trải nghiệm thiên đường Malibu độc đáo giữa Vinhomes Grand Park
    Glory Heights (Vinhomes Grand Park) tái hiện đầy đủ phóng khoáng, nghỉ dưỡng lấy cảm hứng từ thành phố biển Malibu (Mỹ), mang tới đặc quyền hưởng thụ chất sống khác biệt dành cho những chủ nhân tinh hoa.
  • Thị trường BĐS 2023: “Tìm mạch” khơi thông
    (TN&MT) - Bước sang giữa quý II/2023, thị trường bất động sản (BĐS) tại TP.HCM và các tỉnh lân cận vẫn rơi vào trầm lắng, chưa có dấu hiệu khởi sắc. Theo các chuyên gia, thị trường BĐS cần “tìm mạch” để khơi thông trong thời gian tới.
  • Công trình xanh – Trồng nhiều cây xanh đã đủ?
    Công trình xanh đã trở thành một thuật ngữ khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và đủ. Nhiều người nghĩ rằng xanh là trồng nhiều cây xanh. Thực tế, đằng sau mỗi công trình xanh là tổng hoà của rất nhiều yếu tố.
  • Thời điểm vàng “săn” bất động sản đẹp ở các đô thị vệ tinh
    (TN&MT) - Hàng loạt tín hiệu tích cực về thị trường bất động sản (BĐS) đã thôi thúc nhà đầu tư gấp rút bước vào cuộc đua săn những sản phẩm đẹp. Trong đó, phân khúc phổ thông ở những vị trí tiềm năng tại các đô thị gần TP.HCM được quan tâm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO