Hậu Giang từng bước đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 vào cuộc sống

Lê Hùng (thực hiện) | 20/12/2022, 11:25

(TN&MT) - Tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung triển khai thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, từ đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quốc Việt - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ này.

PV: Xin ông cho biết, công tác triển khai Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua như thế nào?

3-1-.jpg

Ông Lê Quốc Việt - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang

Ông Lê Quốc Việt: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 với nhiều điểm mới quan trọng, đánh dấu những bước chuyển về chính sách pháp luật BVMT, bảo đảm sự phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Với vai trò quan trọng đó, để triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo Sở TN&MT tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai các quy định của Luật đến cán bộ, công chức, viên chức, người dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Để các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 sớm đi vào thực tiễn, ngoài tuyên truyền qua hình thức hội nghị, hội thảo, tập huấn; Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang còn đẩy mạnh truyền tải những quy định mới của Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; cấp phát tài liệu, sổ tay cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác BVMT. Tính đến cuối năm 2022, Sở TN&MT và các cơ quan, đơn vị đã tổ chức hơn 300 cuộc tuyên truyền, phổ biến trực tiếp và trực tuyến các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và những nội dung có liên quan với gần 7.000 lượt người tham dự.

Căn cứ Kế hoạch liên tịch hằng năm, Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang đã chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn thể tổ chức triển khai sâu rộng Luật Bảo vệ môi trường đến các đối tượng khác nhau. Cụ thể, Sở TN&MT đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên, Liên minh Hợp tác xã, Liên đoàn Lao động, Hội Người cao tuổi... tổ chức triển khai gần 60 lớp tuyên truyền, tập huấn các nội dung Luật Bảo vệ Môi trường đến hàng ngàn lượt hội viên, đoàn viên, doanh nghiệp, người lao động.

PV: Ông có thể chia sẻ những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc triển khai Luật Bảo vệ Môi trường 2020 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang?

Ông Lê Quốc Việt: Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 với nhiều điểm mới, cải cách mạnh mẽ đã tạo ra một khung hành lang pháp lý xuyên suốt, những cơ chế linh hoạt trong công tác bảo vệ môi trường, từ đó, giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, thời gian qua, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ TN&MT trong việc triển khai thực hiện, cùng sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang, tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành đã góp phần sớm đưa các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường đi vào cuộc sống, giúp cho công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả hơn.

Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai Luật Bảo vệ Môi trường 2020 trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng gặp một số khó khăn như một số nội dung thuộc trách nhiệm của địa phương phải ban hành còn khá mới mẻ, mang tính đột phá; các văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ, do đó, địa phương còn gặp lúng túng trong công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm cấp tỉnh. Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nhiều nội dung mới, mang tính cách mạng, phạm vi quy định rộng, trong khi cán bộ làm công tác tuyên truyền, triển khai chưa cập nhật đầy đủ, kịp thời, dẫn đến hiệu quả của việc tuyên truyền, triển khai chưa đạt được như kế hoạch đề ra.

hau-giang-xac-dinh-trong-cay-xanh-la-nhiem-vu-quan-trong-gop-phan-bvmt-cho-hom-nay-va-mai-sau.jpg

Hậu Giang xác định trồng cây xanh là nhiệm vụ quan trọng, góp phần BVMT cho hôm nay và mai sau.

PV: Để mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp... trên địa bàn tỉnh nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định mới của Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Sở TN&MT sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nào, thưa ông?

Ông Lê Quốc Việt: Thời gian tới, để Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đảm bảo được thực thi đồng bộ, hiệu quả và nhanh chóng đi vào thực tiễn, từ đó giúp cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các quy định của Luật, Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang sẽ tiếp tục chủ động nghiên cứu các quy định mới của Luật Bảo vệ Môi trường 2020; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường một cách kịp thời, toàn diện, thống nhất, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng đơn vị, địa phương, đối tượng.

Trong đó, Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang tiếp tục phối hợp các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường 2020 để nâng cao hiểu biết và nhận thức về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tuân thủ các quy định của Luật thông qua nhiều hình thức như: tuyên truyền trên hệ thống truyền thông đại chúng; tổ chức các hội nghị, hội thảo... triển khai Luật từ tỉnh tới huyện, tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; biên soạn, in ấn tài liệu và tờ rơi có các nội dung về Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đồng thời, Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các mô hình BVMT hay, hiệu quả, góp phần giúp người dân nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của bản thân và gia đình để chủ động phối hợp trong việc thực hiện các quy định vê BVMT. Đây sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng để từng bước đưa Luật Bảo vệ Môi trường sớm đi vào cuộc sống.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Ninh Bình: Sôi nổi chiến dịch “Tuần lễ du lịch xanh” gắn với giảm rác thải nhựa
    (TN&MT) - Các hoạt động: trao giỏ đựng rác với thông điệp “Chở xanh - Thở lành” cho các lái đò tại bến thuyền Vân Long; ra quân tổng vệ sinh môi trường tại Khu du lịch Vân Long... trong chiến dịch “Tuần lễ du lịch xanh” năm 2023 gắn với Đề án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam”, do UBND huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình phát động thu hút hàng trăm du khách và người dân tham gia.
  • Rác thải tràn lan Khu quy hoạch Đại học Huế
    Rác thải đã và đang “bủa vây” các tuyến đường thuộc Khu quy hoạch Đại học Huế (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế), gây nhếch nhác đô thị, ô nhiễm môi trường.
  • 9 dự án các-bon thấp nhận hỗ trợ từ Vương quốc Anh
    (TN&MT) - Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam vừa công bố 9 dự án các-bon thấp sẽ tham gia giai đoạn đầu của Chương trình Thúc đẩy tài chính khí hậu (CFA) Việt Nam.
  • Lốp ôtô cũ trên đèo Lò Xo
    (TN&MT) - Đèo Lò Xo vắt qua huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) và Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam).
  • Dự báo ngày 28/3: Bắc Bộ chiều và đêm có mưa
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 28/3, khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-20mm/24h, có nơi trên 50mm/24h.
  • Giữ rừng gắn với xóa đói giảm nghèo ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
    (TN&MT) - Thời gian qua, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã phối hợp với huyện Quế Phong và UBND các xã vùng đệm thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng bền vững như khoán bảo vệ rừng, xây dựng các mô hình sinh kế bền vững. Qua đó nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
  • 8 nhiệm vụ thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia
    (TN&MT) - Ngày 27/3, Bộ TN&MT ban hành kế hoạch số 738/QĐ-BTNMT thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia, trong đó có 8 nhiệm vụ thực hiện Chương trình này.
  • “Ngôi nhà xanh” thu gom rác thải của phụ nữ Sơn La
    (TN&MT) - Hội liên hiệp Phụ nữ Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Ngôi nhà xanh” tại Chi hội phụ nữ Tiểu khu 6 với 130 thành viên.
  • Quảng Nam: Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải
    UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành công văn số 1582/UBND-KTN yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải trên địa bàn tỉnh.
  • Thời tiết 27/3: Bắc Bộ trời chuyển rét
    (TN&MT) -  Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày hôm nay 27/3 tại các tỉnh, thành khu vực Bắc Bộ nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời rét.
  • Thừa Thiên – Huế: Hưởng ứng Giờ Trái Đất 2023 với chủ đề “Một tương lai không rác thải nhựa”
    Việc hưởng ứng nhằm kêu gọi người dân và du khách đến Huế cùng xây dựng thói quen tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thông qua việc lan tỏa thông điệp và tăng cường nhân rộng thói quen sống xanh, giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần, tăng cường phân loại rác tại nguồn...
  • EVN và các đơn vị tham gia tích cực, hiệu quả Giờ trái đất 2023.
    (TN&MT) - EVN đã đăng tải các nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 trên các kênh truyền thông số của Tập đoàn cũng như các đơn vị như webiste, zalo, fanpage, Tiktok…, với những cách thức thể hiện hấp dẫn, dễ thu hút người đọc/người xem như Infograpfic, ảnh, video clip...
  • Giờ Trái đất 2023: Cả nước tiết kiệm gần gần 300 nghìn kWh điện
    (TN&MT) - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất (từ 20h30-21h30) tối ngày 25/3, cả nước đã tiết kiệm 298.000 kWh điện, tương đương số tiền khoảng 555,6 triệu đồng.
  • Yên Bái: Tắt đèn một giờ đồng hồ hưởng ứng Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/3, tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái (Yên Bái) Tỉnh đoàn Yên Bái, Sở Công thương và Công ty Điện lực Yên Bái đã phối hợp tổ chức Chương trình Hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2023. Trong một giờ đồng hồ tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 – 21h30, tỉnh Yên Bái tiết kiệm được 28.886 kWh điện.
  • Thời tiết ngày 26/3: Hà Nội có mưa, trời lạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 26/3, Hà Nội có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO