Hậu Giang: Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường

Lê Hùng (thực hiện) | 09/08/2022, 10:59

(TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quốc Việt - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang.

PV: Ông có thể cho biết một số kết quả nổi bật trong công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua?

Ông Lê Quốc Việt: Thời gian qua, công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các bộ, ngành Trung ương và sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, từ đó đã tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức lẫn hành động; đồng thời, huy động sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong công tác BVMT. Các vấn đề liên quan đến môi trường trên địa bàn tỉnh luôn được người dân quan tâm, phản ánh kịp thời, góp phần giúp các cơ quan chức năng kịp thời ngăn ngừa phát sinh các điểm nóng về ô nhiễm môi trường.

Song song đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BVMT ngày càng phong phú, đa dạng về hình thức đã từng bước thay đổi nhận thức, thói quen của cộng đồng dân cư trong việc BVMT đất, nước, không khí; nguồn lực đầu tư cho công tác BVMT tiếp tục được tỉnh Hậu Giang quan tâm thực hiện, nhất là việc hiện đại hóa các trang thiết bị quan trắc, giám sát ô nhiễm môi trường.

a1.-ong-viet-gd-so-hau-giang.jpg
ông Lê Quốc Việt - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ luôn chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về BVMT trong quá trình hoạt động; hầu hết các khu, cụm công nghiệp tập trung đi vào hoạt động đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn; công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh được thực hiện thường xuyên, qua đó đã kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật về BVMT.

Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh, ngày 19/4/2021, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch số 71/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Việc triển khai thực hiện Đề án Hậu Giang xanh này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Qua gần 2 năm triển khai thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, các cấp, các ngành, địa phương đã tổ chức hơn 1.990 cuộc tuyên truyền với hơn 143.000 lượt người tham dự; cấp phát trên 4.000 tờ rơi tuyên truyền các quy định của pháp luật về BVMT; xây dựng 888 phóng sự, chuyên đề, thông điệp, bản tin phát trên các phương tiện truyền thông; triển khai hoàn thành thí điểm các mô hình về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị và nông thôn tại TP. Vị Thanh và TP. Ngã Bảy...

Cùng với đó, Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang cũng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan củng cố và thành lập mới 361 Tổ vệ sinh môi trường tại 361 ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh; tổ chức thu gom, chuyển giao xử lý hơn 10 tấn bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; hỗ trợ các địa phương 8 xe đẩy tay thu gom rác, 228 thùng rác công cộng và 2.500 sọt chứa rác hộ gia đình; hoàn thành cải tạo và khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác Kinh Cùng và xây dựng phương án cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác Tân Tiến và bãi rác Long Mỹ.

Đồng thời, các sở, ngành, địa phương đã đưa nội dung việc chấp hành quy định của pháp luật về BVMT, việc chấp hành quy chế quy ước cộng đồng vào tiêu chuẩn gia đình văn hóa; khu vực, ấp văn hóa, văn minh đô thị, chợ văn minh; cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đơn vị có môi trường văn hóa tốt, trường học thân thiện, học sinh tích cực, bình xét, suy tôn danh hiệu người tốt việc tốt…

PV: Công tác triển khai các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Hậu Giang như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Quốc Việt: Thời gian qua, nhằm góp phần sớm đưa các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đi vào thực tiễn, Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và địa phương tham mưu cho UBND tỉnh Hậu Giang ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của địa phương; ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang và các cơ quan, đơn vị chức năng còn tập trung triển khai tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đến đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, hội viên các đoàn thể. Tính lũy kế đến tháng 6/2022, đã tổ chức gần 300 cuộc tuyên truyền trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của hơn 6.400 lượt người; đồng thời, Sở TN&MT cũng tích cực nhắc nhở và kịp thời hướng dẫn các chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

a2.-doan-vien-thanh-nien.jpg

Đoàn viên thanh niên tỉnh Hậu Giang cùng tham gia các hoạt động BVMT ở đô thị và nông thôn

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc xác định nhóm dự án để lập các thủ tục về môi trường, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường...

PV: Để thực hiện hiệu quả công tác BVMT trên địa bàn tỉnh, Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang sẽ tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nào?

Ông Lê Quốc Việt: Thời gian tới, Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, như: Tiếp tục triển khai, quán triệt Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trong đó chú trọng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong thực thi các quy định pháp luật về BVMT; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, Chương trình hành động về BVMT và Kế hoạch phối hợp công tác tuyên truyền BVMT giữa Sở TN&MT với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh giai đoạn 2022 - 2025.

Đồng thời, Sở TN&MT sẽ tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải sản xuất nông nghiệp; nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đảm bảo quy định pháp luật về BVMT; đẩy mạnh phong trào chống rác thải nhựa; duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và tiêu chí văn minh đô thị; cải thiện cảnh quan môi trường đô thị và nông thôn.

Ngoài ra, Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang cũng sẽ chủ động phòng ngừa và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm do chất thải từ các khu vực đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư tập trung; nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép môi trường và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp của đội ngũ công chức làm công tác BVMT từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Để tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh, Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang đề nghị các sở, ngành, địa phương tiếp tục chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp BVMT theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, góp phần nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng doanh nghiệp, dân cư về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với công tác BVMT.

Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang cũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương sớm có văn bản hướng dẫn quy chuẩn kỹ thuật môi trường để làm cơ sở cho địa phương xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT; đồng thời, tiếp tục quan tâm, hỗ trợ giúp tỉnh Hậu Giang triển khai thực hiện các nhiệm vụ đầu tư, mua sắm trang thiết bị và hạ tầng phục vụ công tác BVMT ở địa phương ngày càng tốt hơn.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan
  • Hậu Giang tăng cường liên kết vùng để ứng phó với biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang. Trước thực trạng này, Hậu Giang hiện đang chủ động triển khai các giải pháp để ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra. Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang xung quanh vấn đề này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Văn Yên (Yên Bái): Sâu rộng phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
  • Hà Tĩnh: Chặn ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Nông nghiệp đã và đang chiếm ưu thế về thu hút lực lượng lao động trên địa bàn Hà Tĩnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Song song đó làm gia tăng nhiều sức ép lên môi trường, yêu cầu cần triển khai các giải pháp để chủ động kiểm soát, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất.
  • Công nghệ cao - giải pháp đột phá cho dự báo thiên tai
    (TN&MT) - Những năm qua, để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), ngành khí tượng thủy văn (KTTV) luôn chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai. Mục tiêu chung là giảm nhẹ rủi ro thiên tai, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước.
  • Thông tin KTTV: Đầu vào quan trọng của các hoạt động kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Nắm bắt thông tin KTTV giúp con người chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện đảm bảo để quá trình phát triển hạn chế được các rủi ro từ thời tiết, khí hậu. Vì vậy, thông tin KTTV được đánh giá là đầu vào quan trọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Niềm tự hào của người “bắt bệnh trời”
    (TN&MT) - Đầu năm 2023, GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV đã vinh dự được nhận Huân chương Độc lập. Ông đón nhận niềm vinh dự này tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 lĩnh vực KTTV vào đầu tháng 1 năm nay.
  • Ngày 23/3, nắng nóng ở hầu hết các vùng
    Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, dự báo thời tiết hôm nay (23/3), hầu hết khu vực trên cả nước sẽ nắng nóng, một số nơi nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
  • Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cảnh báo dự báo thiên tai: Tạo bước đột phá đổi mới
    (TN&MT) - Đó là mong muốn của Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ TN&MT) Trần Hồng Thái tại Hội thảo khoa học Dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng, thủy văn phục vụ công tác phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội diễn ra chiều 22/3 tại Hòa Bình.
  • Tái hoang dã để rừng là mái nhà của muôn loài
    (TN&MT) - Tái hoang dã, thông qua việc tái thả các loài động vật hoang dã vào môi trường sống ban đầu của chúng, là một trong những cách tiếp cận mới giúp khôi phục các loài động vật hoang dã tại Việt Nam trong ngắn và trung hạn.
  • Thừa Thiên Huế: Phát triển kinh tế luôn song hành với bảo vệ môi trường
    Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường (BMVT) đến người dân, qua đó nâng cao kiến thức, giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Để rõ hơn về vấn đề này, Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Lê Bá Phúc (ảnh) – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động: Thực tiễn và thách thức
    (TN&MT) - Hưởng ứng ngày Khí tượng thế giới (23/3), sáng 22/3, tại TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) phối hợp với Trung tâm Phòng chống thiên tai Châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động “Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau”.
  • Dự báo thời tiết ngày 22/3, cả nước nắng nóng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 22/3, khu vực Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực Nam Bộ chiều tối mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
    (TN&MT) - Trong những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) rừng không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng mà còn góp phần tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng, từng bước thay đổi nhận thức của người dân về vai trò và tác dụng của rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sống.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO