Hậu Giang: Tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 

Lê Hùng | 12/10/2021, 09:09

(TN&MT) - Hiện nay UBND tỉnh Hậu Giang đang tập trung chỉ đạo các Sở, ngành chức năng và địa phương tập trung hỗ trợ sản xuất, kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông sản; đồng thời đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp khôi phục sản xuất ngành nông nghiệp.

Đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ nông sản

Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 nên việc phân phối các mặt hàng nông sản của người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khi tỉnh Hậu Giang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh kéo theo các chợ truyền thống ngưng hoạt động ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ và phân phối các sản phẩm nông sản. 

Thông tin với phóng viên, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: “Nhằm khôi phục sản xuất cũng như tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho người dân, UBND tỉnh đã yêu cầu Ngành nông nghiệp và các địa phương hướng dẫn người dân xuống giống và thu hoạch vụ lúa Thu đông, trong đó lưu ý các địa phương về việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ lúa”. 

Cùng với đó UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị Ngành nông nghiệp tỉnh sớm hỗ trợ một phần chi phí đầu vào cho người dân, tạo điều kiện cho nhà vườn phát triển sản xuất. Đối với các địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cường vận động người dân chăm sóc vườn cây ăn trái để đảm bảo đạt chất lượng, sản lượng; thực hiện tái đàn gia súc, gia cầm để duy trì đàn nuôi phục vụ tốt cho nhu cầu thị trường.

Đồng thời tỉnh Hậu Giang cũng đang hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, trái cây

Bên cạnh đó UBND tỉnh Hậu Giang cũng yêu cầu Ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành liên quan và địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp tiêu thụ nông sản cho người dân trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Trong đó, Ngành nông nghiệp và Công thương tiếp tục liên kết, kết nối với nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh để góp phần tiêu thụ nông sản còn tồn đọng cho người dân, còn các địa phương phát huy tính hiệu quả của những đội thu gom nông sản ra các điểm tập kết để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong khâu vận chuyển.

Ngoài ra các ngành chức năng tỉnh Hậu Giang cũng tập trung hỗ trợ hợp tác xã trong việc liên kết để hình thành kênh tiêu thụ nông sản theo hình thức mới, đó là hình thức thực hiện Combo cho một đơn hàng với nhiều loại mặt hàng đi kèm trong một hóa đơn. Từ những Combo này đang được các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tiêu thụ mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố phía Nam, qua đó giúp hợp tác xã có kênh phân phối và tiêu thụ hàng nông sản còn tồn đọng. 

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản đang được UBND tỉnh Hậu Giang tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”. Đơn cử là vừa qua UBND tỉnh Hậu Giang đã hỗ trợ Nhà máy đường Phụng Hiệp sớm đi vào hoạt động để tiêu thụ khoảng 5.000 hecta mía cho bà con; đồng thời phê duyệt phương án sản xuất “3 tại chỗ” cho Công ty CP Thủy sản Biển Đông Hậu Giang để tiêu thụ khoảng 4.000 tấn cá da trơn của người dân trong tỉnh.

Ông Trương Cảnh Tuyên tin tưởng: “Nếu thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ góp phần giúp cho Ngành nông nghiệp của tỉnh đạt được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là 2,25% vào cuối năm 2021 theo kế hoạch đã đề ra; đồng thời cũng tạo tiền đề phát triển cho năm 2022 và những năm tiếp theo”.

Các cơ quan, đơn vị chức năng tỉnh Hậu Giang đang tích cực khuyến cáo người dân hạn chế dùng phân, thuốc thuốc hóa học trong sản xuất để bảo vệ môi trường 

Hướng đến nền nông nghiệp xanh

Hậu Giang là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, trong đó có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực như lúa, cây ăn trái, rau màu. Tuy nhiên trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn; đồng thời cũng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu khi thị trường tiêu dùng ngày càng chú trọng đến những mặt hàng nông sản sạch. 

Đứng trước những khó khăn, thách thức đó thời gian gần đây các ngành chức năng tỉnh Hậu Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích, nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường, góp phần thay đổi ý thức của người dân trong việc hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên sử dụng phân, thuốc hữu cơ để tạo ra sản phẩm nông sản sạch, chất lượng.

Trong thời gian qua huyện Phụng Hiệp đang đẩy mạnh phát triển các vùng trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn GlobalGAP; trồng lúa, khóm MD2 sử dụng phân, thuốc hữu cơ; sản xuất dưa lưới trong nhà kính; trồng rau trong nhà lưới theo hướng an toàn kết hợp với hệ thống tưới phun sương để tiết kiệm nước; đồng thời huyện Phụng Hiệp đang khuyến khích người dân chuyển khoảng 165 heca đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác theo mô hình nông nghiệp xanh.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Sĩ, Chủ nhiệm Tổ hợp tác Nông nghiệp Công nghệ cao West Food Bửu Long, ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho rằng, vùng đất ấp Phương Thạnh thường xuyên nhiễm phèn nên việc trồng mía của người dân không mang lại kinh tế cao. Nhằm nâng cao thu thu nhập cho gia đình ông đã mạnh dạn chuyển toàn bộ 4 hecta đất trồng mía sang trồng khóm MD2 theo quy trình sản xuất sạch. 

Nông dân tỉnh Hậu Giang đang triển khai nhiều mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây trồng nhằm thích ứng với sự thiếu hụt nguồn nước do biến đổi khí hậu.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Sĩ, quá trình chăm sóc khóm rất khỏe do toàn bộ phân bón và thuốc sử dụng là vô cơ nên rất an toàn sức khỏe cho người trồng; đồng thời sản phẩm tạo ra cũng an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ tốt cho môi trường. Đặc biệt trồng khóm MD2 không cần tưới nhiều nước mà cây vẫn xanh tốt và cho trái to, đây là cây trồng có thể giải bài toán về việc lo thiếu nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất tại những vùng bị xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp đang tích cực khuyến cáo người dân trong huyện hạn chế dần việc sử dụng nhiều loại phân, thuốc thuốc hóa học trong sản xuất để tiến dần đến việc sử dụng phân, thuốc hữu cơ. Có thể thấy tuy mô hình nông nghiệp xanh mới được địa phương triển khai thực hiện nhưng đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân bằng những cách làm cụ thể và sự chung tay của doanh nghiệp”.

Tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang hiện nay cũng đã hình thành những vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng rau an toàn tại các xã như Hỏa Lực, Vị Tân,…Bà Nguyễn Thị Hạnh, cán bộ Trạm Khuyến nông TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang cho phóng viên biết: “Để giúp nông dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chúng tôi đã khuyến cáo họ sản xuất theo hướng 3 giảm, 3 tăng và 1 phải, 5 giảm; đồng thời thường xuyên phối hợp với tổ kỹ thuật tại các xã, phường kiểm tra, theo dõi những mô hình sản xuất nông nghiệp để hướng dẫn người dân sản xuất an toàn, bảo vệ môi trường”. 

Có thể thấy từ những mô hình sản xuất nêu trên là bước đệm quan trọng giúp cho tỉnh Hậu Giang nhân rộng các mô hình nông nghiệp xanh, nông nghiệp thân thiện với môi trường, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, góp phần bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng.

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Lào Cai: Trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật
    (TN&MT) - Ngày 21/9, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) và ra mắt ấn phẩm mới.
  • Bảo hiểm xã hội đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu về chính sách BHXH, BHYT
    Ngày 19/9, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Bùi Minh Đức cùng lãnh đạo các ban, ngành thành phố tổ chức đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho thân nhân người tử vong vụ cháy chung cư mini
    Tính đến sáng 19/9, Bảo hiểm xã hội Hà Nội và các đơn vị đã chi chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động của 17 người tử vong trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội. Đây là 17 nạn nhân có tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số 56 người thiệt mạng của vụ cháy.
  • Bộ TN&MT phối hợp với Công ty TNHH Unilever Việt Nam: Chung tay hành động vì một Việt Nam xanh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại xã Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND Thị xã Nghĩa Lộ; Công ty TNHH Unilever Việt Nam và Nhãn hàng Omo tổ chức Chương trình trồng cây “Hành động vì một Việt Nam xanh”.
  • Tích cực xây dựng "Trường học không khói thuốc"
    (TN&MT) - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ban hành quyết định số 3459/QĐ-TĐHHN ngày 12/9/2023 về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 nhằm thực hiện xây dựng môi trường làm việc trong lành, văn minh theo hướng “Trường học không khói thuốc”.
  • Hậu Giang: Xây dựng 1.400 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ dân khó khăn
    (TN&MT) - Chiều 20/9, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ phát động chương trình xây dựng 1.400 căn nhà "Đại đoàn kết" cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
  • Lễ hội Trà Shan tuyết Suối Giàng (Yên Bái) có gì đặc sắc?
    (TN&MT) - Từ ngày 22-28/9, tại huyện Văn Chấn (Yên Bái) sẽ diễn ra Lễ hội Trà Shan Tuyết. Đây lần đầu tiên lễ hội được tổ chức nhằm hưởng ứng chuỗi các sự kiện văn hoá, du lịch của tỉnh Yên Bái sẽ diễn ra vào cuối tháng 9.
  • Ngành giáo dục quận Ba Đình: Đổi mới, nâng cao chất lượng, lấy học sinh làm trung tâm
    (TN&MT) - Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhờ đó, ngành giáo dục quận Ba Đình đã có nhiều dấu ấn đột phá. Năm học 2023 - 2024 tiếp tục là năm học được quận chú trọng triển khai các kế hoạch, hành động, xác định những mục tiêu quan trọng.
  • Quảng Bình: Chú trọng đầu tư cho giảm nghèo bền vững
    Là địa phương còn nhiều khó khăn so với cả nước, nhưng trong những năm qua tỉnh Quảng Bình luôn coi trọng, dành nguồn lực đầu tư thích đáng cho công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, kết quả giảm nghèo của tỉnh đã có chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
  • Hướng dẫn quy trình hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo bền vững
    (TN&MT)- Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (dự án) để hướng dẫn về quy trình và cách thức tổ chức thực hiện dự án cho cán bộ quản lý, tổ chức thực hiện ở các cấp, chủ yếu là cấp tỉnh, huyện và xã, thuộc cơ quan chủ chương trình và các cơ quan, đơn vị chủ trì, thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
  • Ninh Thuận: Tạo việc làm cho lao động nữ vươn lên thoát nghèo
    Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Công văn số 3608/KH-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030". Đây là bước đột phá quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, phát triển kinh tế - xã hội và tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ, giúp nhau giảm nghèo bền vững tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.
  • Vĩnh Phúc: Thoát nghèo nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp
    Thay vì sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún theo kiểu truyền thống trước đây, người dân xã Cao Phong (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với quy mô lớn. Điều này đã giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.
  • Ngân Sơn (Bắc Kạn): Sinh kế bền vững từ trồng đào
    (TN&MT) - Từng là một huyện nghèo nhất cả nước, những năm qua, người dân huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã chú trọng phát triển cây đào thành sản phẩm hàng hóa, đem lại nguồn thu nhập đáng kể và góp phần tăng sức hút cho kinh tế, du lịch của địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO