Hậu Giang: Nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lê Hùng | 13/09/2021, 10:47

(TN&MT) - Theo Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, trong thời gian qua từ nguồn vốn của Trung ương và địa phương tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó góp phần nâng cao kiến thức, đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện môi trường cho vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Thông tin với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang cho biết: “Trong thời gian qua tỉnh Hậu Giang cũng đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, trong đó điển hình là chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền múi giai đoạn 2017-2020; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn…”.

Trong thời gian qua tỉnh Hậu Giang đã tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông nông thôn ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Theo ông Nguyễn Hoàng Triệu, thông qua các chương trình, chính sách này Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang đã phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hàng ngàn lượt cán bộ là người dân tộc thiểu số; đồng thời quan tâm thực hiện chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn; tổ chức cho một số người dân tộc thiểu số đi tham quan, học tập kinh nghiệm những mô hình giảm nghèo bền vững tại một số địa phương vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ.

Cùng với đó tỉnh Hậu Giang còn đầu tư hàng chục tỉ đồng để phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu như cầu, đường giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hóa tại những khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tạo điều kiện cho bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa được dễ dàng; đồng thời hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hàng trăm hộ dân tộc thiểu số; nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Song song với đó, Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang còn phối hợp với một số cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đối thoại với hộ nghèo là người dân tộc để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ. Thông qua hoạt động này Ban Dân tộc biết được nguyên nhân nghèo để phân loại đối tượng và có chính sách hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng, giúp họ tổ chức sản xuất, kinh doanh, lựa chọn mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Việc đầu tư xây dựng lò hỏa táng hiện đại đã chấm dứt tình trạng hỏa táng lộ thiên ảnh hưởng đến môi trường.

Hiện nay Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang đang tập trung phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các trương trình, dự án nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; hỗ trợ hộ dân tộc thiểu khó khăn vay vốn phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.  

Thông tin thêm với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Triệu cho biết, vừa qua từ nguồn ngân sách của Trung ương và địa phương, tỉnh Hậu Giang đã triển khai đầu tư khoảng 45 tỉ đồng để xây dựng thêm một lò hỏa táng hiện đại, vệ sinh môi trường trong vùng đồng bào dân tộc Khmer tại xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Trước đó tỉnh Hậu Giang cũng đã triển khai xây dựng, nâng cấp 9 lò hỏa táng trong các vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Theo ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, trước đây do phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Khmer khi có thân nhân mất bà con thường tổ chức hỏa táng lộ thiên, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh môi trường cho khu vực dân cư xung quanh.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Minh Tâm, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Năm 2018 tỉnh Hậu Giang đã đầu tư nâng cấp lò hỏa táng tại Chùa AraNhứt (ấp Long An A, thị trấn Cái Tắc) để phục vụ nhu cầu hỏa táng của bà tôn dân tộc thiểu số. Sau khi lò hỏa táng này đi vào hoạt động, hàng năm những trường hợp bị mất trong đồng bào dân tộc đều được đưa hết về đây hỏa táng, điều nay đã chấm dứt được tình trạng hỏa táng lộ thiên ảnh hưởng đến môi trường như trước đây”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO