“Hành trình hồi sinh” nỗ lực cứu hộ, bảo tồn động vật quý hiếm

Khải Minh | 22/03/2022, 20:13

(TN&MT) - “Hành trình hồi sinh” là chương trình vận động và đón nhận sự tham gia đóng góp các điều kiện của các tổ chức, cá nhân, cùng với Vường Quốc gia Cúc Phương trong nỗ lực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

Trong 10 năm trở lại đây, tại Vườn Quốc gia Cúc Phương đã cứu hộ bảo tồn trên 2.600 cá thể động vật hoang dã thuộc 75 loài. Trong đó, có rất nhiều loài động vật quý hiếm nguy cấp, điển hình là 20 loài linh trưởng, 34 loài rùa cạn và rùa nước ngọt, cùng với 8 loài thú ăn thịt và tê tê, công má vàng, gà lôi trắng...

Anh Đỗ Đăng Khoa (Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng nguy cấp) - người từng tham gia Độ cứu hộ cho biết, từ tiếp nhận đến chăm sóc, chữa trị và phục hồi tập tính, ổn định tâm lý để cứu hộ một cá thể động vật bất kì nào đó là một quy trình kỹ thuật mang tính khoa học, đòi hỏi khắt khe kể cả thời gian, công sức, điều kiện vật chất trên nền tảng là tình yêu thiên nhiên, sự kiên trì và lòng đam mê bất tận. Mỗi cá thể được cứu hộ là một câu chuyện. Chẳng câu chuyện nào giống câu chuyện nào.

2_08504331122021.jpg
Cá thể đang được chăm sóc tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Nhưng, sống và đủ điều kiện trở về với mẹ thiên nhiên không biết là may mắn của chúng hay là sứ mệnh của những người làm công tác bảo tồn nhưng đó không những là một hành trình có hậu mà còn là một hành động thức tỉnh lương tri, chạm đến trái tim của nhân loại tiến bộ. Như vậy, mỗi câu chuyện là một “hành trình hồi sinh”.  

Thời gian qua, với nỗ lực trong công tác giáo dục môi trường thiên nhiên, hệ thống các cơ quan, tổ chức, đơn vị làm công tác bảo tồn thiên nhiên nói riêng và các cơ quan có chức năng liên quan nói chung, nhận thức và hành vi ứng xử của cộng đồng đang từng bước thay đổi theo hướng tích cực. Riêng từ năm 2010- 2020, Vườn đã tiếp nhận cứu hộ 3.212 cá thể động vật hoang dã; tiến hành cho ghép đôi sinh sản được 1.443 cá thể động vật hoang dã. Tổ chức tái thả về môi trường tự nhiên các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn trên 1.600 cá thể...

Với diện tích khoảng 22 nghìn ha, rừng nguyên sinh Cúc Phương là một hệ sinh thái văn hóa có bề dày lịch sử, bản sắc và vô cùng giá trị. Hệ sinh thái này có tương tác một cách hữu cơ với sự vận động của hệ sinh thái rừng, các tri thức dân gian, các tín ngưỡng dân gian, các nghề thủ công truyền thống, tạo nên nét đặc   trưng vùng đất này. Cũng vì lẽ đó, VQG Cúc Phương luôn đón nhận sự đồng hành và đóng góp nhân lực, vật lực của một số tập thể, cá nhân, gia đình những người có tình yêu thiên nhiên cho nỗ lực cứu hộ, chăm sóc động vật hoang dã và truyền thông giáo dục.

Xuất phát từ những ý nghĩa và thực tiễn trên, ngay từ đầu năm 2022, VQG Cúc Phương đã nghiên cứu, phát triển và chính thức vận hành chương trình “Hành trình hồi sinh”.

1_08493131122021.jpg
Các gia đình nhận bảo trợ cho cá thể quý hiếm.

Được biết, mọi cá nhân, gia đình, tập thể có nguyện vọng tham gia những “Hành trình hồi sinh” sẽ được tìm hiểu chung về chương trình, về mã số cá thể động vật cụ thể. Vì mỗi cá thể được Vườn ghi dấu bằng mã số riêng, có hình ảnh và câu chuyện liên quan, các mức độ đóng góp cũng như quyền lợi, lịch và chương trình đến thăm động vật hoặc kết hợp tham quan Vườn trong thời gian đồng hành.

Cụ thể, giai đoạn 1 tổ chức vận hành thí điểm Chương trình Cứu hộ linh trưởng nguy cấp; giai đoạn 2 được mở rộng thêm các Chương trình Bảo tồn rùa Cúc Phương, bảo tồn thú ăn thịt và tê tê. Trong số này, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lựa chọn các "gói" để tham gia, đồng hành với cán bộ của VQG Cúc Phương trong nỗ lực cứu hộ và bảo tồn các loài, như "Đồng hành", "Kết nối trái tim", "Về nhà"...

Ông Phạm Kiên Cường, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Môi trường và Dịch vụ, (VQG Cúc Phương) cho hay, một cá thể động vật được hồi sinh, tưởng chừng như chỉ là một “hạt muối bỏ bể”. Nhưng không phải thế. Dưới góc độ thực tiễn, một cá thể thôi, nhưng cũng sẽ góp phần làm hồi sinh quần thể loài đó trong tự nhiên. Chính từ những “mầm sinh” này sẽ góp phần làm nên sự hồi sinh của một góc rừng và xa hơn là đa dạng sinh học của một cánh rừng, của mẹ thiên nhiên đất nước. Chỉ một cá thể bé nhỏ thôi, nhưng đó chính là kết quả sau   nỗ lực tuyệt vời của đội ngũ những người làm công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh những ai ngoài kia còn đang quay cuồng với những suy nghĩ và hành vi xấu với động vật hoang dã, với mẹ thiên nhiên.

Với việc tiếp tục đẩy mạnh "Hành trình hồi sinh", cùng với Tour "Về nhà", Vườn Quốc gia Cúc Phương đã bước đầu khép kín ý tưởng cho phép công chúng và xã hội tham gia vào nỗ lực bảo tồn thiên nhiên. Hoạt động này sẽ làm lay động thêm rất nhiều tổ chức, cá nhân hơn nữa để "mẹ thiên nhiên" ngày càng trở nên tươi đẹp".

Bài liên quan
  • "Đầu sỏ" trong đường dây buôn bán ĐVHD quý hiếm bị bắt giữ
    (TN&MT) - Ngày 27/4, Phòng 2 Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm buôn lậu (C74) vừa phối hợp với Công an quận Hoàn Kiếm và Công an quận Hà Đông bắt giữ thành công đối tượng Nguyễn Mậu Chiến cùng một số đối tượng khác trong một đường dây chuyên buôn lậu các loài động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý, hiếm xuyên quốc gia với tang vật thu giữ khoảng 36 kg sừng tê giác, 2 cá thể hổ con đông lạnh và một số sản phẩm từ ĐVHD khác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Văn Yên (Yên Bái): Sâu rộng phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
  • Hà Tĩnh: Chặn ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Nông nghiệp đã và đang chiếm ưu thế về thu hút lực lượng lao động trên địa bàn Hà Tĩnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Song song đó làm gia tăng nhiều sức ép lên môi trường, yêu cầu cần triển khai các giải pháp để chủ động kiểm soát, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất.
  • Công nghệ cao - giải pháp đột phá cho dự báo thiên tai
    (TN&MT) - Những năm qua, để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), ngành khí tượng thủy văn (KTTV) luôn chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai. Mục tiêu chung là giảm nhẹ rủi ro thiên tai, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước.
  • Thông tin KTTV: Đầu vào quan trọng của các hoạt động kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Nắm bắt thông tin KTTV giúp con người chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện đảm bảo để quá trình phát triển hạn chế được các rủi ro từ thời tiết, khí hậu. Vì vậy, thông tin KTTV được đánh giá là đầu vào quan trọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Niềm tự hào của người “bắt bệnh trời”
    (TN&MT) - Đầu năm 2023, GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV đã vinh dự được nhận Huân chương Độc lập. Ông đón nhận niềm vinh dự này tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 lĩnh vực KTTV vào đầu tháng 1 năm nay.
  • Ngày 23/3, nắng nóng ở hầu hết các vùng
    Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, dự báo thời tiết hôm nay (23/3), hầu hết khu vực trên cả nước sẽ nắng nóng, một số nơi nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
  • Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cảnh báo dự báo thiên tai: Tạo bước đột phá đổi mới
    (TN&MT) - Đó là mong muốn của Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ TN&MT) Trần Hồng Thái tại Hội thảo khoa học Dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng, thủy văn phục vụ công tác phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội diễn ra chiều 22/3 tại Hòa Bình.
  • Tái hoang dã để rừng là mái nhà của muôn loài
    (TN&MT) - Tái hoang dã, thông qua việc tái thả các loài động vật hoang dã vào môi trường sống ban đầu của chúng, là một trong những cách tiếp cận mới giúp khôi phục các loài động vật hoang dã tại Việt Nam trong ngắn và trung hạn.
  • Thừa Thiên Huế: Phát triển kinh tế luôn song hành với bảo vệ môi trường
    Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường (BMVT) đến người dân, qua đó nâng cao kiến thức, giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Để rõ hơn về vấn đề này, Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Lê Bá Phúc (ảnh) – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động: Thực tiễn và thách thức
    (TN&MT) - Hưởng ứng ngày Khí tượng thế giới (23/3), sáng 22/3, tại TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) phối hợp với Trung tâm Phòng chống thiên tai Châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động “Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau”.
  • Dự báo thời tiết ngày 22/3, cả nước nắng nóng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 22/3, khu vực Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực Nam Bộ chiều tối mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
    (TN&MT) - Trong những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) rừng không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng mà còn góp phần tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng, từng bước thay đổi nhận thức của người dân về vai trò và tác dụng của rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sống.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO