Thứ Năm, 24/4/2025 7:27 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 15/05/2022 , 10:04 (GMT+7)

Hàng nghìn người “đội mưa” tham gia lễ rước Phật ở Cố đô Huế

Chủ Nhật 15/05/2022 , 10:04 (GMT+7)

Dưới cơn mưa nặng hạt, hàng nghìn phật tử, du khách và người dân địa phương vẫn trang nghiêm dự lễ rước Phật từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm (TP. Huế).

1(2).jpg

Một nghi lễ quan trọng trong tuần lễ Đại lễ Phật đản PL.2566-DL.2022 do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức là lễ Mộc dục và lễ rước Phật, diễn ra vào chiều tối 14/5 (14/4 âm lịch)

2(2).jpg

Dù trời mưa song hàng nghìn tăng ni, phật tử, du khách, người dân... đã tập trung về chùa Diệu Đế (đường Bạch Đằng, TP. Huế) để dự lễ

3(1).jpg

Tại lễ đài Quốc tự Diệu Đế, trong tiếng chuông trống Bát nhã, nghi lễ Mộc dục được cử hành một cách trang trọng, thành kính. Lễ Mộc dục là một trong những nghi lễ linh thiêng và phổ biến của Phật đản trong truyền thống Phật giáo

4(1).jpg

Sau đó là lễ rước Phật cầu nguyện quốc thái dân an, hòa bình thế giới với quảng đường dài khoảng 4 km

5(1).jpg

Đoàn rước Phật bắt đầu di chuyển trên các chiếc xe hoa theo lộ trình từ Quốc tự Diệu Đế, qua cầu Gia Hội, thẳng đường Trần Hưng Đạo, qua cầu Trường Tiền, rẽ phải về đường Lê Lợi, rẽ trái lên đường Điện Biên Phủ và tiến về đường Sư Liễu Quán đến lễ đài Tổ đình Từ Đàm

6(1).jpg

Dẫn đầu đoàn rước là những Phật tử chạy xe máy cầm cờ Tổ quốc và cờ Phật giáo

7(1).jpg

Tiếp đến là xe hoa lư trầm và lần lượt là các xe trang hoàng biểu tượng Vesak 2022; đoàn bê tích Pháp hiệu; đoàn Chư Thiên áo Mã tiên; đoàn Chư Thiên áo Bá nạp; đội nhạc Bát Âm, đội nhạc Ngũ Lôi; kiệu rước Phật...

8(2).jpg

Cảnh các xe hoa đi ngang cầu Trường Tiền – một biểu tượng của xứ Huế

9(1).jpg

Dù trời mưa nhưng đông đảo người dân, du khách... cũng đứng hai bên đường với thái độ trang nghiêm, thành kính, nguyện cầu

10(1).jpg

Hòa thượng Thích Đức Thanh, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế tại lễ

11.jpg

Sau 2 năm gián đoạn do dịch Covid - 19, năm nay lễ rước Phật đã được thực hiện trở lại

12.jpg

Lễ rước Phật từ lâu đã trở thành một nghi lễ thiêng liêng mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh không thể thiếu trong mỗi mùa Phật Đản của tăng ni, Phật tử và người dân xứ Huế

13.jpg

Đoàn rước Phật nhìn từ trên cao

14.jpg

Vào ngày 15/5 (15/4 âm lịch), nghi thức Đại lễ Phật Đản sẽ diễn ra tại Tổ đình Từ Đàm với sự tham gia của hàng trăm tăng ni, phật tử

Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông

Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông

(TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

(TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì

Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì

(TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Đầu Xuân đi trẩy hội mở cửa rừng

Đầu Xuân đi trẩy hội mở cửa rừng

(TN&MT) - Đây là sự kiện văn hóa, tín ngưỡng lớn trong năm của huyện Lạng Giang nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu giá trị lễ hội đền Cổ Ngựa và đền Chúa Then. Lễ hội mở cửa rừng được tổ chức từ ngày 07/02 đến 09/02 (tức ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng âm lịch) tại đền Cổ Ngựa, đền Chúa Then, thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường

Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường

(TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Xem thêm