Hải Phòng: Sẽ cưỡng chế các trường hợp xây dựng trái phép tại khu đất 9,2ha phường Thành Tô

Phạm Duy | 10/06/2021, 22:20

(TN&MT) - Tại buổi họp giao ban báo chí vào chiều 10/6, UBND TP Hải Phòng cho biết, sẽ buộc cưỡng chế và yêu cầu khắc phục hậu quả đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại khu đất 9,2ha thuộc phường Thành Tô, quận Hải An, TP Hải Phòng.

Thông tin cung cấp tới các cơ quan báo chí thì khu đất có diện tích 9,2ha nằm trong tổng diện tích 14,2ha có nguồn gốc là đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không - Không quân quản lý theo Quyết định số 728/QĐ-TTg ngày 03/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ, sử dụng vào mục đích tăng gia, sản xuất, nuôi trồng thủy sản phục vụ đời sống bộ đội và nằm trong chỉ giới điều chỉnh quy hoạch tổng thể Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 7/9/2012.

Ngày 9/6, UBND quận Hải An có ban hành kế hoạch số 105 về việc tổ chức cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại khu đất 9,2ha thuộc phường Thành Tô.

Thời gian dự kiến tổ chức cưỡng chế từ ngày 21/6/2021. Tất cả 159 trường hợp bị cưỡng chế không được bồi thường, không được hỗ trợ về đất, tài sản trên đất, không được xem xét giải quyết giao đất hay bố trí chỗ ở.

Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 24

Trước đó, UBND quận Hải An đã ban hành 93 quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (đối với 93 công trình xác định được đối tượng vi phạm) và 66 quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (đối với 66 công trình không xác định được đối tượng vi phạm). Mặc dù đã được các cấp, các ngành của quận và phường tuyên truyền vận động, giải thích nhưng các hộ dân sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép tại khu đất 9,2ha không tự giác chấp hành các quyết định của UBND quận Hải An.

Trước khi tổ chức cưỡng chế, UBND quận Hải An sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người vi phạm tự giác tháo dỡ, di chuyển tài sản, vật nuôi, giao lại diện tích đất đã vi phạm; trường hợp cố tình không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.

Được biết, ngày 11/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 843/TTg-KTN đồng ý điều chỉnh khu đất (14,2ha) ra khỏi quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, đồng thời cho phép chuyển mục đích khu đất này để sử dụng theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP Hải Phòng. Ngày 12/8/2014, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam có Quyết định số 1410/QĐ-TM giao cho Tổng Công ty 319 thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng.

Trong quá trình Tổng Công ty 319 thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất quốc phòng để phục vụ công tác lập dự án đầu tư, một số lãnh đạo, cán bộ thuộc Sư đoàn 363 cùng cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và lãnh đạo UBND phường Thành Tô tự ý lập hồ sơ, quy hoạch một phần khu đất thành từng lô đất nhỏ để phân lô, bán nền là hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Hành vi vi phạm trên đã bị cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng ra quyết định khởi tố và Tòa án Quân sự Quân khu 3 đã đưa vụ án ra xét xử.

Bên cạnh đó, khi Tổng Công ty 319 tiếp nhận mặt bằng, quản lý, sử dụng khu đất được giao thì tại khu đất 9,2ha một số đối tượng tổ chức san lấp, lấn chiếm đất trái phép, xây dựng nhà ở, công trình trái phép để lừa bán cho nhiều người, thậm chí còn đe dọa, uy hiếp cán bộ Tổng Công ty 319 và chính quyền địa phương.

Tất cả 159 trường hợp bị cưỡng chế không được bồi thường, không được hỗ trợ về đất, tài sản trên đất, không được xem xét giải quyết giao đất hay bố trí chỗ ở.

Trước tình hình vi phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, việc triển khai Dự án của Tổng Công ty 319 thuộc Bộ Quốc phòng gặp khó khăn, Bộ Quốc phòng đã có Công văn số 6910/BQP-TM ngày 29/6/2018 về việc bàn giao diện tích khu đất quốc phòng (14,2ha) do Tổng Công ty 319 đang quản lý tại khu vực Đầm Tôm, phường Thành Tô, quận Hải An cho UBND TP Hải Phòng quản lý, sử dụng.

Như vậy, khu đất 9,2ha có nguồn gốc là đất quốc phòng do quân đội quản lý. Việc sử dụng đất của các hộ dân trong khu vực đều không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, không có giấy tờ sử dụng đất theo quy định của pháp luật; các hộ dân tự ý sử dụng đất, xây dựng nhà, công trình trái phép, tự ý mua bán, chuyển nhượng trái quy định của pháp luật.

Hiện nay, HĐND TP Hải Phòng đã quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Khu tái định cư tại khu đất 9,2ha phường Thành Tô, quận Hải An để bố trí tái định cư cho các dự án trên địa bàn thành phố.

Bài liên quan
  • Văn phòng Đăng ký đất đai huyện An Dương (Hải Phòng): Những dấu hiệu bất thường
    (TN&MT) - Cho rằng bị cán bộ gây khó khăn khi đi làm thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, tìm hiểu thêm, người dân phát hiện nhiều điểm bất bình thường tại Văn phòng Đăng ký đất đai huyện An Dương. Lý giải một phần nguyên nhân vì sao, từ năm 2020 đến nay, Sở TN&MT Hải Phòng nhận được nhiều kiến nghị, phản ảnh về việc chậm thụ lý, trả kết quả thủ tục hành chính.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Văn phòng ĐKĐĐ Vĩnh Phúc: Lấy chỉ số hài lòng của dân làm thước đo thay đổi
    Điều chỉnh hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai (ĐKĐĐ), 100% cán bộ, nhân viên tuân thủ đạo đức công vụ, văn minh công sở, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp - đây là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, là bước thay đổi ngoạn mục đo bằng chỉ số hài lòng của dân đang hiện hữu tại Vĩnh Phúc.
  • Cả nước còn gần 1,2 triệu ha đất chưa sử dụng
    Bộ TN&MT vừa công bố Quyết định số 719/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2021 (tính đến ngày 31/12/2021). Trong đó, có gần 1,2 triệu ha thuộc nhóm đất chưa sử dụng.
  • Quảng Bình: Kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án đầu tư chậm tiến độ
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các dự án chậm tiến độ, làm cơ sở thu hồi đất theo quy định, tránh lãng phí nguồn lực đất đai.
  • Quản lý đất đai cấp cho đồng bào dân tộc còn bất cập
    Theo báo cáo mới nhất về kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc (năm 2019), cả nước còn có 24.532 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở; 210.400 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.
  • “Sổ đỏ” mang tên cả vợ lẫn chồng : Tạo điều kiện để phụ nữ chủ động phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo
    Phụ nữ và nam giới bình đẳng về quyền sử dụng (QSD) đất được đề cập trong các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Nội dung này được thể hiện trong Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Thanh Hoá: Có 429.337 ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Báo cáo số 47/BC-UBND, ngày 19/3/2023 về việc tổng hợp kết quả tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi). Các tổ chức, cá nhân góp ý 16 chương với 429.337 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Infographic: Chính sách đất đai đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO