Hải Phòng: Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
27/07/2018, 22:50
(TN&MT) - Vừa qua, tại UBND Thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Nông nghiệp thông...
(TN&MT) - Vừa qua, tại UBND Thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Hải Phòng”.
Tại hội thảo, các chuyên gia của Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (Bộ NN&PTNT), Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Hải Phòng đã trao đổi, thảo luận về tình hình biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đối với nền nông nghiệp Việt Nam nói chung, Hải Phòng nói riêng, đề xuất một số giải pháp thích ứng.
Hội thảo “Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Hải Phòng”
Hải Phòng là 1 trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất do biến đổi khí hậu. Trong đó, nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Biến đổi khí hậu gây các hiện tượng thời tiết cực đoan, gia tăng tần suất bão, cường độ bão, đường đi của bão bất thường, lốc xoáy, mưa đá và dông, mưa lớn đột ngột và kéo dài, nước biển dâng… Hiện tượng này ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi, mất đất sản xuất do xâm nhập mặn và nước biển dâng, mất cân bằng sinh thái, phát sinh dịch bệnh diện rộng, gây thiệt hại tài nguyên và cơ sở hạ tầng…
Các đại biểu đã đề xuất các giải pháp tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Theo đó, ngành, cơ quan chức năng xem xét chuyển đổi một số vùng đất ngập nước sang nuôi trồng thủy sản, tăng cường một số cây trồng có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu như các giống lúa chịu hạn, các loài cây chịu mặn… Trong chăn nuôi, đẩy mạnh chọn giống thích nghi với điều kiện từng vùng sinh thái, có tính kháng bệnh, chống chịu tốt với sự thay đổi của môi trường. Trong nuôi trồng thủy sản, xây dựng Quỹ bảo hiểm thủy sản và các cơ chế hỗ trợ rủi ro do thiên tai và biến đổi khí hậu.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 18- 1, khu vực Bắc Bộ có sương mù, trời rét đậm. Khu vực từ Thanh Hoá – Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng- Bình Thuận có mưa vài nơi, trời rét, Gió đông bắc cấp 2-3.
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 4-1, phía Bắc Bộ có mưa vài nơi, trời rét. Khu vực từ Thanh Hoá đến Bình Thuận mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có mưa to. Khu vực Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi, gió đông bắc cấp 2-3, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
(TN&MT) - Phát triển bền vững là đích đến quan trọng của thế giới và Việt Nam là một mảnh ghép trong bức tranh chung đó. Hơn lúc nào hết, phát triển xanh, bền vững phải là mệnh lệnh của cuộc sống hiện tại và tương lai.
(TN&MT) - Thông tin khí tượng thủy văn (KTTV) là đầu vào quan trọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, phục vụ cuộc sống hằng ngày của người dân và góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước. Năm 2022, với sự đồng lòng, nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Tổng cục KTTV đã giữ vững sự chủ động trong mọi tình huống, góp phần mang lại an toàn cho người dân trong các đợt thiên tai nguy hiểm.
(TN&MT) - Năm 2022, trong bối cảnh thiên tai có nhiều diễn biến phức tạp, công tác dự báo thủy văn đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, theo dõi chặt chẽ và dự báo sát tình hình thiên tai, đặc biệt trong các trận mưa lũ lớn tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, phát hành các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai kịp thời, đầy đủ phục vụ công tác phòng chống thiên tai (PCTT), giảm thiểu thiệt hai do thiên tai gây ra.
(TN&MT) - Năm 2022 tiếp tục là năm với nhiều loại hình thiên tai thủy văn, xuất hiện trên nhiều tỉnh thành của cả nước. Lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại về người và tài sản ngay trong những tháng đầu của mùa mưa lũ ở khu vực Bắc Bộ; mưa lũ trong năm 2022 tiếp tục tác động lớn gây ngập lụt sâu rộng tại nhiều tỉnh thành tại khu vực miền Trung, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân trong khu vực.
(TN&MT) - Dự án kè suối Nặm La, thành phố Sơn La là một trong các công trình trọng điểm của tỉnh, góp phần cải tạo dòng chảy, đảm bảo yêu cầu thoát lũ, tạo cảnh quan môi trường đô thị, ứng phó BĐKH. Hiện nay, chủ đầu tư Dự án đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công, mục tiêu hoàn thành Dự án vào năm 2023.
(TN&MT) - Sắp tới, hơn 1.900 doanh nghiệp thuộc các ngành công thương, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính nhằm đáp ứng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
(TN&MT) - Chứng kiến người dân địa phương xử lí pin đã qua sử dụng bằng rất nhiều cách nguy hiểm, những thanh niên nhiệt huyết của Quảng Ninh đã quyết định hợp sức với mục tiêu chung “đưa người trẻ tiếp cận gần hơn đến công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu”.
(TN&MT) - Với gần 92.000ha rừng, huyện Đình Lập là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. Huyện đã hình thành một số vùng rừng sản xuất tập trung, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH).
(TN&MT) - Sở NN&PTNT Sơn La vừa phối hợp với Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) tổ chức sơ kết Dự án Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc.