Hải Phòng: Nghiên cứu, điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050

Phạm Duy | 14/06/2020, 21:16

(TN&MT) - Sáng 13/6, đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Thành uỷ để lấy ý kiến về Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050.

Hải Phòng những năm vừa qua đã đạt được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế - xã hội nhờ thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân vào thành phố. Qua đó nhận thấy nhiều quy hoạch ngành của Trung ương và địa phương không còn phù hợp, dự báo thấp hơn nhiều so với thực tiễn phát triển của thành phố. Nhiều dự báo phát triển ngành và địa phương trước đây đã lạc hậu không phù hợp với thực tế phát triển. Nhất là quy hoạch ngành giao thông như cảng biển, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội vùng, sân bay đã không đáp yêu cầu vận tải hàng hoá trong cả giai đoạn ngắn hạn và dài hạn; quy hoạch sử dụng đất đai mới đẩy mạnh khai thác phát triển khu vực đô thị, còn trống vắng ở khu vực nông thôn…

Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước, có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững; với kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không; là trọng điểm logistics; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, kinh tế biển…

Đơn vị tư vấn cho rằng, để Hải Phòng đảm nhận được vai trò cửa ngõ, động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước, việc thực hiện các chiến lược tổng thể phát triển phải xác định rõ: Hải Phòng sẽ là thành phố hảng hải toàn cầu, một khu vực kinh tế biển trọng điểm của đất nước và cửa ngõ tương lai của Việt Nam; trung tâm sản xuất tạo nên sức mạnh tổng hợp kinh tế đa ngành đa lĩnh vực; là một đô thị đa văn hóa, trung tâm du lịch mang tầm vóc quốc gia, quốc tế…

Quang cảnh Hội nghị

Tại cuộc họp, trên cơ sở thuyết minh của đơn vị tư vấn, ý kiến đóng góp của các đồng chí trong Ban Thường vụ, lãnh đạo các Sở ngành, Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành ghi nhận và đánh giá cao chất lượng điều chỉnh quy hoạch lần này, Đồ án đã có sự trao đổi và chuẩn bị rất kỹ. Những năm qua Hải Phòng được đánh giá là điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội của cả nước trên cơ sở Quy hoạch 1448 của Thủ tướng Chính phủ từ đó Thành ủy đã có những quy hoạch, định hướng cụ thể, làm thay đổi căn bản thành phố. Đồng chí đề nghị đơn vị tư vấn tiếp tục tiếp thu ý kiến khẩn trương điều chỉnh và hoàn thiện Đồ án.

Đồng chí Bí thư Thành ủy lưu ý đơn vị tư vấn cần xác định phát triển cảng biển chính là trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng và phải được quan tâm ưu tiên hàng đầu, đây là lợi thế của riêng Hải Phòng mà không phải địa phương nào cũng có được. Do vậy khi lập quy hoạch cần tính toán thật kỹ và cụ thể về sản lượng tăng trưởng hàng hóa qua Cảng sao cho phù hợp với thực tiễn, trong đó cần chú ý đến lĩnh vực logistics, khu phi thuế quan, lộ trình dịch chuyển cảng… Đồng chí cũng nhấn mạnh, là thành phố có truyền thống công nghiệp từ thời Pháp cho đến nay, vì vậy cần xác định phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm công nghiệp lớn của đất nước, định hướng công nghiệp của Hải Phòng phải là ngành mũi nhọn đi đầu có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt như công nghiệp sản xuất ô tô.

Không chỉ có tiềm năng về cảng biển và phát triển công nghiệp, Hải Phòng còn có truyền thống lịch sử, văn hóa, tài nguyên du lịch rất đặc biệt, do đó đề nghị đơn vị tư vấn cần xác định du lịch thương mại là trụ cột thứ ba trong phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng, Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành khẳng định.

Về phát triển đô thị, Bí thư yêu cầu cần nghiên cứu dành thêm nhiều quỹ đất để trồng cây xanh, tăng số lượng cây xanh, công viên, mở rộng không gian, hệ thống giao thông phải được tính toán kỹ trong đó cần lưu ý việc kết nối, bổ sung thêm các bãi đỗ xe ngầm; vấn đề quản lý quy hoạch du lịch đảo Cát Bà, Đồ Sơn; đối với tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, việc quy hoạch hệ thống giao thông phải thể hiện được sự kết nối giữa các địa phương và tiệm cận với hệ thống đô thị; từ nay cho tới năm 2045, thành phố tiếp tục tập trung đầu tư cho sân bay Quốc tế Cát Bi và từ năm 2045 sẽ tập trung đầu tư sân bay Tiên Lãng theo hình thức phân kỳ…

Đối với cấu trúc không gian toàn đô thị, phát triển thành phố Hải Phòng được đặt trong mối quan hệ tương hỗ hai chiều với vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng cùng với thủ đô Hà Nội là đầu tàu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy khu vực Bắc Bộ phát triển thông qua sự mở rộng, lan toả các hoạt động kinh tế chủ đạo từ cảng, công nghiệp, kinh tế biển. Ưu tiên nhiều quỹ đất phát triển các công trình hạ tầng đầu mối giao thông quan trọng, công nghiệp, cảng, logistic, dịch vụ đa ngành liên kết hợp tác với các khu, cụm công nghiệp đa ngành của các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam…

Theo định hướng Quy hoạch về tổ chức phát triển không gian đô thị, điều chỉnh từ mô hình Đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh sang mô hình Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh, với động lực phát triển chủ đạo là hai vành đai kinh tế công nghiệp từ cảng Lạch Huyện đến phía Bắc (huyện Thủy Nguyên), phía Tây (dọc QL.10), phía Nam (dọc sông Văn Úc) và vành đai kinh tế ven biển thúc đẩy phát triển đô thị hướng ra “vịnh Hải Phòng”; ba hành lang cảnh quan đô thị dọc hai bên bờ sông Cấm, sông Lạch Tray và sông Văn Úc; ba cụm đô thị trọng điểm, gồm:Trung tâm đô thị lịch sử thuộc quận Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân và đô thị hành chính mới Bắc sông Cấm; đô thị hàng hải tại các quận Dương Kinh và Hải An; và đô thị sân bay Tiên Lãng, ba cụm đô thị trọng điểm được kết nối với nhau bằng hệ thống giao thông nhanh trên vành đai kinh tế ven biển. Cùng các đô thị nhỏ như Quang Thanh, Lưu Kiếm, Minh Đức (huyện Thủy Nguyên); An Lão, Trường Sơn (huyện An Lão); Tiên Lãng, Hùng Thắng (huyện Tiên Lãng); Tam Cường (huyện Vĩnh Bảo).

Bài liên quan
  • Hải Phòng: Trang trại quy mô lớn ngang nhiên trên đất lúa
    (TN&MT) - Người dân tổ dân phố Đồng Tử 2, phường Phù Liễn, quận Kiến An không khỏi bức xúc, lo lắng, nghi ngờ chính quyền đang “làm ngơ” cho gia đình nguyên Chủ tịch UBND phường Phù Liễn ( giai đoạn 2006 – 2015 ) xây dựng trang trại gà trái phép với quy mô lớn trên đất lúa, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Đoàn viên EVNGENCO3 tuyên truyền tiết kiệm điện
    Hưởng ứng vận động của EVN/EVNGENCO3 và chương trình của Đoàn Thanh niên EVN về việc thực hành tiết kiệm điện, ngày 03/6/2023, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Phát điện 3 phối hợp cùng Thị đoàn thị xã Phú Mỹ tổ chức tuyên truyền tiết kiệm điện và hướng dẫn sử dụng điện an toàn tại các khu chợ dân sinh trên địa bàn thị xã và trung tâm thương mại thị xã Phú Mỹ.
  • PV GAS LPG chuẩn bị trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông
    Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam (PV GAS LPG, mã chứng khoán: PVG) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt là ngày 20/6/2023. Tỷ lệ thực hiện là 3%, tương đương 1 cổ phiếu nhận 300 đồng và ngày chi trả là 18/7/2023.
  • Nhà ở vừa túi tiền sẽ là điểm sáng của thị trường bất động sản 2023
    (TN&MT) - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) đang im ắng thì nhà ở vừa túi tiền được xem là động lực quan trọng giúp lấy lại đà tăng trưởng và sẽ là điểm sáng góp phần giúp thị trường BĐS năm 2023 ấm dần lên.
  • THACO INDUSTRIES đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nhựa ngành ô tô, công nghiệp và dân dụng
    Là một trong những nhà sản xuất sản phẩm và linh kiện nhựa lớn tại Việt Nam, thời gian qua, THACO INDUSTRIES không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, phát triển sản phẩm với chất lượng cao, phục vụ yêu cầu riêng biệt của khách hàng trong và ngoài nước.
  • An cư giữa đô thị nghỉ dưỡng đa tiện ích, tại sao không?
    (TN&MT) - Phá vỡ khái niệm về điểm đến đơn thuần chỉ dành cho những chuyến du lịch - nghỉ dưỡng ngắn ngày, các khu căn hộ nằm giữa đô thị nghỉ dưỡng đa tiện ích, được phát triển dành riêng cho nhu cầu an cư cận phố, đang trở thành xu hướng nhà ở rất được ưa chuộng.
  • Vinamilk đẩy mạnh đầu tư và khai thác thị trường nước ngoài
    (TN&MT) - Song song với việc phát triển thị trường nội địa, công ty sữa hàng đầu Việt Nam tích cực khai thác các cơ hội để mở rộng kinh doanh tại các thị trường quốc tế, thông qua hoạt động đầu tư vào các chi nhánh nước ngoài và xuất khẩu.
  • PVEP - Hành trình 35 năm kiếm tìm tài nguyên trên biển
    Hướng đến mục tiêu trở thành công ty dầu khí quốc tế chuyên nghiệp nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực, với năng lực hoạt động toàn cầu, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) luôn ở tư thế sẵn sàng đổi mới, vượt qua các thử thách trong hành trình 35 năm xây dựng và phát triển.
  • EVN phải tập trung nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cung ứng điện
    EVN phải tập trung nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cung ứng điện, đặc biệt là việc thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các biện pháp về tiết kiệm điện; xây dựng các kịch bản điều hành cung ứng điện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
  • WinMart đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn
    Hệ thống WinMart/WinMart+ dự kiến đến cuối tháng 6/2023 sẽ  tiêu thụ khoảng 200 tấn vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang và đưa loại trái cây đặc sản này có mặt tại gần 3.500 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Đây là chia sẻ của đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp (WCM) tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều huyện Lục Ngạn năm 2023, diễn ra ngày 7/6.
  • Trồng rừng - “mục tiêu kép” của PVEP trong nỗ lực giảm phát thải
    Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang tích cực triển khai những giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK), hướng tới mục tiêu “net-zero” theo cam kết COP26 vào năm 2050. Một trong những giải pháp được PVEP lựa chọn là trồng rừng, đây là một giải pháp cụ thể để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa giảm phát thải KNK, vừa thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ môi trường.
  • 11 thủy điện dừng phát điện do “khát nước”
    Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, hiện có 9 hồ thủy điện ở mực nước chết, có 11 thủy điện phải dừng phát điện vì lưu lượng và mực nước hồ không đảm bảo vận hành tổ máy.
  • Thị trường LNG chuyển biến thuận lợi - giải pháp cho năng lượng Việt Nam
    Giá LNG tại các thị trường châu Á và châu Âu liên tục giảm mạnh do khí hậu và lượng hàng tồn kho lớn. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể nhập khẩu và chuyển dịch dài hạn sang điện khí LNG. PV GAS là đơn vị tiên phong nhập khẩu chuyến tàu LNG về Việt Nam, hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhu cầu tiêu thụ khí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Lợi thế vàng khiến Sunshine Sky City lọt vào “mắt xanh” của các nhà đầu tư
    Pháp lý minh bạch, chính sách bán hàng hấp dẫn, chủ đầu tư uy tín cùng những ưu thế vượt trội về vị trí, tiện ích, Sunshine Sky City hứa hẹn trở thành dự án có tiềm năng tăng giá không giới hạn tại thị trường bất động sản TP.HCM.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO