Hải Phòng nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH

29/03/2016, 00:00

(TN&MT) – Để ứng phó với các vấn đề BĐKH, TP.Hải Phòng đã triển khai rà soát thứ tự ưu tiên thực hiện các chương trình, dự án giai đoạn 2016 – 2020, trong đó ưu tiên nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó về BĐKH cho cơ quan quản lý các cấp và cộng đồng dân cư.

Đối mặt với thách thức

Hải Phòng là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu (theo công bố của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế – OECD). BĐKH đã tác động nhiều mặt đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân.

Những năm gần đây, cửa sông ở Hải Phòng cũng diễn ra quá trình bồi xói mạnh; lòng sông và bãi sông biến dạng, lạch sâu áp sát bờ gây ảnh hưởng đến đê điều. Xói lở bờ biển làm mất đi diện tích đất ở, đất sản xuất và mất nơi cư trú của sinh vật ven biển. Bãi bồi thuộc đảo Cát Hải và xã Phù Long (thuộc đảo Cát Bà) hiện nay đang bị xói lở tại bãi triều cao, tạo thành diện tích bãi triều thấp.

Bên cạnh đó, vấn đề tài nguyên nước ở Hải Phòng cũng phải đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây suy thoái, ô nhiễm. Các cửa sông của Hải Phòng đang phải gánh chịu một lượng chất thải từ thượng nguồn của hệ thống sông Thái Bình dồn về. Mực nước biển dâng cao làm tăng nguy cơ ngập lụt và xâm nhập mặn; biến đổi độ mặn theo mùa và chiều dài xâm nhập mặn ngày một lớn gây ảnh hưởng cho nuôi trồng thủy sản, trồng trọt và các ngành sản xuất có yêu cầu sử dụng nhiều với chất lượng nước cao. Trữ lượng, chất lượng nước ngầm suy giảm, hiện tại thành phố đã có chủ trương tạm dừng việc khai thác nước ngầm.

Cơn mưa lớn đêm 29 - 5- 2013 khiến TP.Hải Phòng chìm trong biển nước
Cơn mưa lớn đêm 29 - 5- 2013 khiến TP.Hải Phòng chìm trong biển nước

Trong vài năm gần đây, trên địa bàn thành phố xảy ra những đợt triều cường lớn xuất phát từ nguyên nhân nước biển dâng, gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Những trận mưa lớn có thể lên đến 120mm kết hợp với triều cường làm cho hoạt động toàn bộ nội thành Hải Phòng gần như đình trệ vì ngập nước ở hầu hết các tuyến đường. Mưa to kéo dài khiến mực nước ở một số hồ dâng lên cao nên không thực hiện được chức năng điều hòa. BĐKH và nước biển dâng làm ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân và nuôi trồng thủy sản; tác động đến quy hoạch của ngành thủy sản.

Ngoài ra, vấn đề phát thải khí nhà kính cũng là một thách thức lớn đối với TP.Hải Phòng. Dự báo đến năm 2020 tổng lượng phát thải khí nhà kính trên địa bàn thành phố (trong các lĩnh vực chủ yếu) sẽ tăng 367% so với năm 2010. Cụ thể: Sản xuất và tiêu thụ năng lượng tăng 79,2%; giao thông 0,4%; quy trình công nghệ 15,0%...

Trong khi đó, TP. Hải Phòng vẫn đang gặp phải khó khăn trong việc ứng phó với BĐKH về nhiều mặt như: nhận thức của các tổ chức chính trị, xã hội và cộng đồng về BĐKH và tác động tiêu cực của nó còn hạn chế; Hầu như chưa có việc tích hợp BĐKH trong quy hoạch, thiết kế và thực thi các chính sách; Các giải pháp ứng phó với BĐKH mới chủ yếu tập trung cho giai đoạn trước mắt đến năm 2025; Việc triển khai các biện pháp ứng phó còn nhiều lúng túng, bị động, sự phối hợp giữa các cơ sở chuyên môn chưa chặt chẽ…

Rà soát giải pháp ưu tiên

Việc rà soát, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH TP.Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2020 có sự thống nhất cao với bản kế hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt; đồng thời góp phần bổ sung một số vấn đề cơ bản phù hợp trong tình hình mới; rà soát thứ tự ưu tiên thực hiện các chương trình, dự án.

Theo đó, TP Hải Phòng ưu tiên thực hiện chương trình nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó về BĐKH cho cơ quan quản lý các cấp và cộng đồng dân cư. Triển khai các dự án: Phục hồi và phát triển rừng phòng hộ ven biển, ven sông TP.Hải Phòng; Ngăn xâm nhập mặn vùng cửa sông Thái Bình khu vực huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo; Lựa chọn và nhân rộng một số mô hình sinh kế bền vững trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng cho cộng đồng dân cư ven biển TP.Hải Phòng;  Bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển Cát Bà và Bạch Long Vĩ; Rà soát và cập nhật kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho thành phố Hải Phòng đến năm 2050.

giơí hạn xâm nhập mặn 4%o tương ứng với các kịch bản khác nhau của nước biển dâng
giơí hạn xâm nhập mặn 4%o tương ứng với các kịch bản khác nhau của nước biển dâng

Đồng thời, TP. Hải Phòng cũng tập trung xây dựng hệ thống chiếu sáng dùng năng lượng mặt trời ở các xã, thị trấn có điểm dân cư tập trung; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng từ nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới; xây dựng và triển khai sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu ít phát thải nhà kính trong hoạt động Nông nghiệp – Công nghiệp – Giao thông vận tải; nghiên cứu xây dựng chương trình ứng dụng KH&CN để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giống cây trồng và kỹ thuật canh tác, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, triển khai đường phòng chống lụt bão ứng phó với BĐKH tại khu vực cửa sông Văn Úc trên địa bàn hai huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy.

TP. Hải Phòng đặc biệt ưu tiên đề xuất dự án mới, có tính liên vùng giữa các vỉnh ven biển phía Bắc là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình để làm cơ sở thực hiện kế hoạch hiệu quả trong những năm tiếp theo. Hải Phòng thực hiện đề án điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển vịnh bắc bộ thuộc địa bàn 5 tỉnh, thành phố trên phục vụ công tác quản lý tổng hợp biển và hải đảo trong điều kiện BĐKH, nước biển dâng.

Tuyết Chinh

 


(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Đà Nẵng: Kêu gọi người dân tiếp tục xây dựng thương hiệu riêng về môi trường
    (TN&MT) - Sáng 3/6, Sở TN&MT TP.Đà Nẵng phối hợp UBND quận Cẩm Lệ tổ chức phát động Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam và trao bằng khen của Chủ tịch UBND TP cho 22 tập thể, cộng đồng, cá nhân trên địa bàn thành phố đoạt giải thưởng môi trường năm 2022.
  • Lào Cai: Thiệt hại hơn 1 tỷ đồng do dông lốc
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của vùng gió hội tụ trên cao, ngày 3/6, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra dông lốc và mưa rào gây nhiều thiệt hại về tài sản, nhà ở, cây hoa màu của nhân dân. Ước tính tổng thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
  • Tuổi trẻ Công an Quảng Nam hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6) năm 2023, sáng 3/6, Đoàn cơ sở CSND thuộc Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Quảng Nam, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh phối hợp với Đoàn xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành và Chi đoàn Công an huyện Núi Thành tổ chức buổi phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
  • Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường 2023: Sơn La lan tỏa thông điệp Chống rác thải nhựa
    (TN&MT) - Sáng 3/6, tại trường Tiểu học Hua La (xã Hua La, thành phố), Sở TN&MT tỉnh phối hợp với UBND thành phố tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
  • TP.HCM: Tổ chức Ngày hội Sống Xanh năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 3/6, tại Công viên Quảng trường Khánh Hội (Quận 4), Sở TN&MT TP.HCM đã phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức Ngày hội Sống Xanh TP.HCM năm 2023. Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy; ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; đại diện lãnh đạo, cán bộ viên chức các sở, ban ngành, doanh nghiệp cùng đông đảo người dân… tham gia Ngày hội.
  • Đồng Nai: Phát động Tuần lễ Đồng Nai xanh, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Ngày 3/6, Sở TN&MT Đồng Nai đã phối hợp với UBND huyện Long Thành tổ chức Lễ phát động Tuần lễ Đồng Nai xanh, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023, thu hút khoảng 1.500 đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân tham gia. Ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp Đại hội đồng 19 của WMO
    (TN&MT) - Trong các ngày từ 22/5 đến 2/6/2023, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 19 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).
  • Quảng Ngãi: Ra quân thu gom rác thải nhựa, làm sạch môi trường biển
    Sáng ngày 2/6, Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi phối hợp UBND xã Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi) tổ chức Lễ ra quân thu gom rác thải nhựa hưởng ứng Tuần lễ biển, hải đảo Việt Nam và Ngày đại dương thế giới năm 2023.
  • Lào Cai: Phát động “Tháng hành động vì môi trường” năm 2023
    (TN&MT) - Sáng ngày 2/6, UBND tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023 và tổ chức giải chạy vì môi trường với chủ đề “ Mỗi sải bước- Một quyết tâm xanh”.
  • Văn Yên (Yên Bái): Thành lập tổ chỉ đạo, giám sát hoạt động lò đốt rác tại Đông Cuông
    (TN&MT) - Theo UBND huyện Văn Yên (Yên Bái), dự kiến lò đốt chất thải rắn sinh hoạt tại xã Đông Cuông sẽ hoạt động trở lại vào ngày 5/6/2023, trước khi hoạt động huyện đã thành lập tổ chỉ đạo, nhóm giám sát việc vận hành lò đốt nhằm đánh giá nguyên nhân phát sinh mùi, khói, bụi.
  • Ninh Bình phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 2/6, tại TP Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình phối hợp với UBND TP Ninh Bình tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới – Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam – Ngày Đại dương thế giới và Chiến dịch làm sạch môi trường năm 2023.
  • Thời tiết ngày 2/6: Nắng nóng kèm nguy cơ gây hại cao
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày hôm nay (2/6), chỉ số UV cực đại trong ngày hầu hết các tỉnh trên cả nước đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao. Đặc biệt, các địa phương là Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quy Nhơn có chỉ số nhiệt cực đại ở mức nguy hiểm, người hoạt động ngoài trời trong thời gian dài có thể bị sốc nhiệt.
  • Nhiều giải pháp mới trong xử lý, tái chế nhựa
    (TN&MT) - Ngày 1/6, tại Hà Nội, Viện Chính sách Kinh tế môi trường (EEPI), Tạp chí Kinh tế Môi trường và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam”.
  • Chúng ta cùng hành động
    (TN&MT) - Diễn ra vào ngày 5/6 hằng năm, ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là tập trung vào thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Lựa chọn của UNEP không nằm ngoài dự đoán của các quốc gia, đồng nghĩa với nhận định cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa đang là mối nguy hàng đầu đe dọa nặng nề tương lai trái đất.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO