Hải Dương: Tập huấn công tác đo đạc, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Phạm Duy | 01/11/2022, 11:21

UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị tập huấn công tác đo đạc, bản đồ và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng (GPMB) khi Nhà nước thu hồi đất. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu UBND tỉnh và trực tuyến tới 12 điểm cầu cấp huyện.

Đây cũng là lần đầu tiên Hải Dương tổ chức hội nghị tập huấn nội dung này theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thông qua buổi tập huấn, góp phần tăng cường quản lý công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh để giải phóng mặt bằng các công trình, dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Báo cáo viên của Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu các quy định của pháp luật, các nội dung cốt lõi liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và công tác đo đạc, bản đồ. Đồng thời, giải đáp, trao đổi một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn khi áp dụng pháp luật trên địa bàn Hải Dương.

bao-cao-vien.jpg
Báo cáo viên của Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu các quy định của pháp luật, các nội dung cốt lõi liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và công tác đo đạc, bản đồ.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lưu Văn Bản - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định: Với thực trạng công tác đo đạc, bản đồ và công tác giải phóng mặt bằng trên địa bản tỉnh hiện này còn rất nhiều bất cập dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình triển khai các dự án. Đặc biệt, công tác quản lý nhà nước về đất đai, đo đạc, hồ sơ địa chính còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ. Do vậy, buổi tập huấn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời điểm hiện nay.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các đại biểu tham dự, đã tập trung theo dõi và mạnh dạn trao đổi những vấn đề còn vướng mắc, trong quá trình thực hiện công tác đất đai, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; đồng thời nghiên cứu các tài liệu, rà soát lại các nội dung đó để có đầy đủ cơ sở dữ liệu giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong khi làm nhiệm vụ … đề xuất ý kiến đến báo cáo viên của Bộ Tài nguyên Môi trường giải đáp về quá trình triển khai thực hiện lập các dự án chưa có hạng mục, phương án tái định cư …

luu-van-ban-1.jpg
Ông Lưu Văn Bản - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Phát biểu tại hội nghị

Thông qua hội nghị, ông Lưu Văn Bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần có phương án phân kỳ đầu tư phù hợp với những dự án có diện tích lớn, đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất làm cơ sở bồi thường, tái định cư để sớm hoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đồng thời tăng cường quản lý đất đai, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề nghị các đơn vị cần phải có văn bản gửi về phòng chuyên môn để được tiếp nhận, tổng hợp,từ đó có cơ sở để xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, giải quyết hiệu quả những vướng mắc trong công tác này theo đúng quy định của pháp luật.

Bài liên quan
  • Hải Dương: Chủ động thích ứng, phòng chống thiên tai
    Trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã ghi nhận 21 loại hình thiên tai như: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất… Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và coi công tác ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất của các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Quản lý đất đai cấp cho đồng bào dân tộc còn bất cập
    Theo báo cáo mới nhất về kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc (năm 2019), cả nước còn có 24.532 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở; 210.400 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.
  • “Sổ đỏ” mang tên cả vợ lẫn chồng : Tạo điều kiện để phụ nữ chủ động phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo
    Phụ nữ và nam giới bình đẳng về quyền sử dụng (QSD) đất được đề cập trong các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Nội dung này được thể hiện trong Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Thanh Hoá: Có 429.337 ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Báo cáo số 47/BC-UBND, ngày 19/3/2023 về việc tổng hợp kết quả tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi). Các tổ chức, cá nhân góp ý 16 chương với 429.337 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Infographic: Chính sách đất đai đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
  • Lào Cai ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện định giá đất năm 2023
    (TN&MT) - Để chủ động trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm kịp thời, đáp ứng tiến độ của các dự án và làm cơ sở để bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho việc tổ chức thực hiện định giá đất. Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND định giá đất cụ thể năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh.
  • UBND tỉnh Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    (TN&MT) - Ngày 14/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cụ thể và khoa học hơn
    Sáng 14/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” với hình thức trực tiếp tại điểm cầu trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kết hợp trực tuyến tại 3 điểm cầu tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO