Hải Dương: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng với công tác quản lý đất đai, khoáng sản

Phạm Duy | 06/11/2022, 17:21

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Quyết định số 2774/QĐ-UBND, về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản.

Các nội dung chính của Kế hoạch gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu, của đảng viên, công chức, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền pháp luật, Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đất đai, khoáng sản.

Làm tốt công tác rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời tham mưu, đề xuất góp ý sửa đổi, bổ sung các nội dung không còn phù hợp hoặc có mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật, đề xuất ban hành các quy định quy phạm mới để giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh.

anh-1(1).jpg
Xử lý nghiêm hoạt động vận chuyển, kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, đặc biệt là than, cát, sỏi lòng sông, đất làm vật liệu san lấp không rõ nguồn gốc.

Trong lĩnh vực đất đai, UBND tỉnh giao Sở TN&MT chủ trì, thống kê, đánh giá thực trạng tình hình vi phạm pháp luật đất đai trên toàn tỉnh, phân loại, xử lý và đề xuất lộ trình xử lý phù hợp, đề xuất các giải pháp để hạn chế vi phạm. Rà soát, đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố làm tốt công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Định kỳ 6 tháng/lần giao ban với Phòng TN&MT, UBND các huyện, thị xã, thành phố để hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh.

Nghiên cứu xây dựng các phần mềm quản lý dữ liệu về đất đai tại Sở, bảo đảm theo dõi đầy đủ, kịp thời tình hình quản lý, sử dụng đất với các trường hợp đã có thủ tục, hồ sơ tại Sở, mở rộng trên địa bàn tỉnh, thí điểm lập bản đồ giá đất, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh trong năm 2022-2023.

Kiện toàn, đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở theo hướng tập trung chủ động đề xuất, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch để có mặt bằng “sạch” phục vụ việc giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, bảo đảm công khai, minh bạch, tăng ngân sách nhà nước.

Thường xuyên công khai trên trang web của Sở TN&MT các nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thông tin các dự án kinh doanh bất động sản đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, để người dân, doanh nghiệp tiếp cận, tra cứu dễ dàng, thuận lợi. Tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, tập trung kiểm tra công tác quản lý nhà nước của UBND cấp huyện, xã, nhất là với quỹ đất công, đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kiên quyết tham mưu xử lý cơ quan vi phạm, người đứng đầu của cơ quan vi phạm. Định kỳ công khai trên trang web của Bộ TN&MT, UBND tỉnh, Sở TN&MT, đề xuất UBND tỉnh xử lý, thu hồi đất với những dự án để đất hoang hóa, lãng phí, những dự án có biểu hiện đầu cơ, trục lợi về đất.

UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát, giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn đọng về cấp GCNQSDĐ lần đầu. Có giải pháp ngăn chặn tình trạng nông dân bỏ ruộng canh tác, đầu cơ mua gom ruộng trái quy định, chấn chỉnh ngay tình trạng một số UBND cấp xã, cán bộ cấp xã, cán bộ thôn hỗ trợ vận động việc chuyển nhượng hoặc chứng thực, xác nhận hợp đồng chuyển nhượng ruộng đất không đúng pháp luật. Tổ chức thanh, kiểm tra hàng năm với các dự án được giao đất, cho thuê đất của hộ gia đình, cá nhân có dấu hiệu vi phạm về đất đai…

anh-1.jpg
Tăng cường kiểm tra hiện trạng, đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản

Trong lĩnh vực khoáng sản, UBND tỉnh giao Sở TN&MT kiểm tra tổng thể tình hình chấp hành pháp luật tài nguyên môi trường với các chủ giấy phép thăm dò, khai thác trên địa bàn tỉnh, phân loại, xử lý và đề xuất lộ trình xử lý phù hợp với từng loại vi phạm, báo cáo UBND tỉnh trong năm 2022. Tăng cường tham mưu cấp phép khai thác khoáng sản qua hình thức đấu giá quyền khai thác. Không cấp phép, gia hạn với những khu vực không đáp ứng đúng các yêu cầu theo quy định của pháp luật khoáng sản.

Quản lý chặt chẽ khối lượng, trữ lượng khoáng sản thực tế khai thác tại các mỏ, tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Nghiên cứu thí điểm việc lắp đặt hệ thống camera giám sát, trạm cân tự động tại các vị trí đưa khoáng sản ra khỏi mỏ và truyền dữ liệu liên tục, tự động về Sở TN&MT, Cục Thuế tỉnh để giám sát.

Chủ trì xây dựng phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Rà soát các khu vực đề nghị bổ sung vào phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Tăng cường kiểm tra hiện trạng, đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản. Hướng dẫn, đôn đốc, yêu cầu các chủ giấy phép thực hiện nghiêm việc cải tạo, phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ sau khai thác. Tăng cường thanh, kiểm tra về khoáng sản, kiên quyết xử lý các vi phạm về đất đai, khoáng sản, môi trường, nghĩa vụ tài chính,... trong quá trình hoạt động khoáng sản.

Giao Sở Công Thương chủ trì, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm hoạt động vận chuyển, kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, đặc biệt là than, cát, sỏi lòng sông, đất làm vật liệu san lấp không rõ nguồn gốc.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động đề xuất các nội dung phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương, nhất là cấp xã trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, nếu để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép kéo dài trên địa bàn quản lý mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
    (TN&MT) - Chiều 29/3, tại Hà Nội, Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp để giải quyết một số nội dung khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực quản lý và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Huỳnh Minh Tuấn chủ trì buổi làm việc.
  • Tiết kiệm nước: Thay đổi nhỏ cho hiệu quả lớn
    (TN&MT) - Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người và hệ sinh thái tự nhiên. Nhất là khi dân số ngày càng tăng nhanh, kéo theo tài nguyên nước càng cạn kiệt và ô nhiễm với tốc độ nhanh hơn. Dù chưa tìm được “đường tắt” để ngăn chặn tình trạng này, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hành động bảo vệ nguồn nước sạch bằng những thay đổi rất nhỏ trong việc dùng nước hàng ngày.
  • Gỡ vướng trong triển khai hỗ trợ đất ở, đất sản xuất vùng đồng bào DTTS&MN
    (TN&MT) – Những năm qua, Sơn La đã đẩy mạnh rà soát, bố trí quỹ đất để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất, góp phần từng bước nâng cao chất lượng sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững. Liên quan đến vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Dương – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai phải đồng bộ, thống nhất với các luật, lĩnh vực chuyên ngành
    Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 28/3.
  • Làm rõ nguyên tắc, yêu cầu để tổ chức, cá nhân được khai thác khoáng sản đi kèm
    (TN&MT) - Sáng 28/3, tại Hà Nội, Cục Khoáng sản Việt Nam báo cáo Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên về việc triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Ninh Bình: Chậm thu hồi, đền bù để GPMB dự án xây dựng tuyến đường Đông - Tây
    (TN&MT) - Đến cuối năm 2023, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông – Tây (giai đoạn I) dự kiến thông xe kỹ thuật, nhưng đến nay công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn huyện Nho Quan rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một phần là bởi công tác kê khai, kiểm đếm chậm dẫn đến chưa xong phân loại các loại đất để đền bù, trong khi loại đất ở và tài sản trên đất có quy trình, thủ tục để thu hồi dài hơn đất nông nghiệp…
  • Phù Yên (Sơn La): Đưa 71 thửa đất ra đấu giá tạo nguồn thu ngân sách
    (TN&MT) - UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa phê đuyệt danh sách 71 thửa đất ở tại 2 Khu đô thị sẽ đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất lần 1 năm 2023 trong tháng 4/2023.
  • Nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp: Cần có các quy định đồng bộ tại 3 Dự thảo Luật
    (TN&MT) - Nhiều ý kiến đánh giá quy định về nhà ở xã hội (NƠXH) trong các Dự thảo Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) có liên quan chặt chẽ với nhau và tác động rất lớn đến thị trường BĐS, NƠXH.
  • Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận theo nhu cầu tại Bến Tre: Hơn 96% người sử dụng đất hài lòng
    (TN&MT) - Sau gần 5 tháng triển khai thực hiện, Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận theo nhu cầu của người sử dụng đất (SDĐ) trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự an tâm, tin tưởng hơn trong việc thực hiện giao dịch đất đai, rút ngắn thời gian đi lại nhiều lần so với trước đây.
  • Thanh Hóa quản lý hiệu quả tài nguyên nước: Nâng chất lượng thẩm định hồ sơ cấp phép
    (TN&MT) - Là một tỉnh đang trên đà phát triển, công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước luôn được các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo sát sao để tránh lãng phí tài nguyên nước, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, vi phạm Luật Tài nguyên nước góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững.
  • Văn phòng ĐKĐĐ Vĩnh Phúc: Lấy chỉ số hài lòng của dân làm thước đo thay đổi
    Điều chỉnh hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai (ĐKĐĐ), 100% cán bộ, nhân viên tuân thủ đạo đức công vụ, văn minh công sở, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp - đây là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, là bước thay đổi ngoạn mục đo bằng chỉ số hài lòng của dân đang hiện hữu tại Vĩnh Phúc.
  • Quảng Nam: Thống nhất sử dụng cát nạo vét sông Cổ Cò để đắp đập trên sông Vĩnh Điện
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 1686/UBND-KTN về việc sử dụng nguồn vật liệu cát đã được nạo vét từ dự án Nạo vét sông Cổ Cò để thi công công trình Đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện năm 2023.
  • Nước đã ngọt trên những cánh đồng nhiễm mặn
    (TN&MT) - Về Bến Tre, đi trên những cánh đồng các huyện ven biển những ngày qua đã thấy, không khí thu hoạch vụ lúa Đông Xuân diễn ra rất rộn ràng. Nước đã mang ấm no trên quê hương Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri... những địa danh mà mới chỉ năm 2020, hạn mặn lịch sử hoành hành khốc liệt, làm thiệt hại gần như toàn bộ diện tích cây lúa, ảnh hưởng nặng nề đến các loại vật nuôi cây trồng, tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất của người dân. Những năm trước, cái nghèo vẫn còn quẩn quanh đeo bám…
  • Quỳnh Nhai (Sơn La): Trái ngọt sườn đồi phủ màu no ấm
    (TN&MT) - Quỳnh Nhai – mảnh đất hiền hòa bên dòng sông Đà hùng vĩ, mang đậm nét đẹp văn hóa vùng sông nước Tây Bắc. Song với địa hình đất dốc, người dân nơi đây đã không quản ngày đêm, nghiên cứu giống cây trồng để phủ xanh những sườn đồi bạc màu vì ngô sắn ngày nào. Hôm nay đây, những vựa cây trái mơn mởn, reo vui trong gió, bao phủ, ấp ôm bản làng của đồng bào Thái, Mông, Kháng, La Ha… gọi sự no ấm, bình yên.
  • Cả nước còn gần 1,2 triệu ha đất chưa sử dụng
    Bộ TN&MT vừa công bố Quyết định số 719/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2021 (tính đến ngày 31/12/2021). Trong đó, có gần 1,2 triệu ha thuộc nhóm đất chưa sử dụng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO