Hải Dương lần đầu tiên tổ chức Lễ hội lúa rươi hữu cơ năm 2022

Phạm Duy | 13/06/2022, 23:34

Ngày 13/6, tại huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đã diễn ra Lễ hội lúa rươi hữu cơ - vụ xuân năm 2022. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức tại Hải Dương và là lễ hội thứ ba về nông nghiệp của tỉnh từ đầu năm 2022 đến nay.

Lễ hội là dịp quảng bá tiềm năng và những sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của huyện Tứ Kỳ. Đồng thời, tôn vinh những công sức và thành quả lao động của người nông dân, đẩy mạnh liên kết chuỗi trong sản xuất nghiệp, giới thiệu những chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ và phát triển du lịch sinh thái của địa phương.

haiduong.jpg
Các đại biểu cắt băng xuất bán chuyến lúa, chuối hữu cơ đầu tiên.

Dự và phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá cao sáng kiến của Hải Dương trong việc tổ chức lễ hội. Đây là dịp để giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, các đặc sản vùng miền. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng tư duy mới “Người Hải Dương làm nông nghiệp vị nhân sinh” cần được triển khai sâu rộng. Tứ Kỳ nói riêng và người làm nông nghiệp nói chung cần chú trọng tới 4 nấc thang tạo ra giá trị gia tăng nông nghiệp. Xây dựng nền nông nghiệp đa tầng, đa giá trị. Đồng chí mong muốn trong thời gian tới, nông sản Hải Dương sẽ tiếp tục được nhân dân trong và ngoài nước biết tới, thưởng thức nhiều hơn.

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng khẳng định Hải Dương đang tập trung phát triển nền kinh tế nông nghiệp đa tầng, đa giá trị dựa trên tiềm năng, lợi thế riêng có và khác biệt về lĩnh vực nông nghiệp. Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ vụ xuân 2022 sẽ tạo nên giá trị ở tầng thứ 4 (nông nghiệp trải nghiệm) và đây chính là hướng đi mới. Hải Dương phát triển nông nghiệp đặc hữu không chỉ nâng cao giá trị dinh dưỡng, vật chất mà còn nâng cao giá trị văn hóa, lịch sử, du lịch trải nghiệm; phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái để khai thác tối đa những lợi thế riêng có mà thiên nhiên ban tặng...

haiduong2.jpg
Nông dân Tứ Kỳ thi gặt lúa hữu cơ vụ xuân 2022. 

Huyện Tứ Kỳ hiện có 257 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy tự nhiên, lớn nhất tỉnh, trong đó xã An Thanh có 137 ha. 5 sản phẩm gồm gạo bãi rươi, rươi cấp đông, cáy cấp đông, chả rươi, niêu rươi được xếp hạng OCOP (mỗi xã một sản phẩm) từ 3- 4 sao. Tại các vùng sản xuất hữu cơ này đã hình thành công thức luân canh hiệu quả, bền vững với 5 tầng khai thác.

Cụ thể, dưới đất là rươi, bờ ruộng là cáy, tiếp đến là lúa xuân trên ruộng, trên bờ rau ăn lá, rau gia vị và trên cùng là cây ăn quả, tạo ra một hệ sinh thái trong lành và bền vững. Tổng sản lượng nông sản hữu cơ hàng năm của Tứ Kỳ đạt khoảng 2.300 tấn/năm (lúa 1.230 tấn, rươi 200 tấn, cáy 90 tấn, chuối 780 tấn), cho thu nhập trung bình từ 400 - 450 triệu đồng/ha/năm.

haiduong3.jpg
Hội thi gặt lúa hữu cơ thu hút 3 đội đến từ các thôn An Định, An Lao và Thanh Kỳ (xã An Thanh). Mỗi đội gồm 10 thành viên gặt thủ công 100 m2 lúa trong 20 phút. Đội Thanh Kỳ giành giải nhất .

Vừa qua, tháng 5/ 2022, vùng sản xuất nông nghiệp kết hợp với khai thác rươi, cáy quy mô 137 ha thuộc xã An Thanh đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam với các sản phẩm được chứng nhận gồm: lúa 104,5 ha, chuối 25 ha, mít 05 ha, rau ăn lá 1,5 ha, rau gia vị 1 ha. Giá trị sản xuất ước đạt 500- 700 triệu đồng/ha. Đây là vùng sản xuất hữu cơ được công nhận đầu tiên của huyện và của tỉnh Hải Dương.

Năm 2019, Tứ Kỳ có 3 sản phẩm gồm gạo bãi rươi, cáy cấp đông và rươi cấp đông được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, được Hội đồng thẩm định tỉnh Hải Dương công nhận đạt sản phẩm OCOP, đánh giá xếp hạng 4 sao. Năm 2021, thêm 2 sản phẩm là Chả rươi và Rươi niêu được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Tại chương trình đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa góp phần thúc đẩy, quảng bá các sản phẩm nông sản hữu cơ như: lễ ký kết liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm giữa các doanh nghiệp với Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã An Thanh; Ký kết đưa nông sản hữu cơ lên sàn thương mại điện tử voso.vn và postmart.vn; Lễ cắt băng xuất bán chuyến hàng lúa, chuối hữu cơ đầu tiên; Thi gặt lúa hữu cơ vụ xuân 2022, thi đùa nơm bắt cá…

Bài liên quan
  • Hải Dương: Thành lập VPĐK đất đai tỉnh Hải Dương trực thuộc Sở TN&MT
    Từ 1/6/2022, Văn phòng đăng ký (VPĐK) đất đai tỉnh Hải Dương trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) sẽ chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất VPĐK quyền sử dụng đất tỉnh và VPĐK quyền sử dụng đất cấp huyện. VPĐK đất đai có 12 chi nhánh tại các huyện, thành phố, thị xã.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Phân bón Cà Mau trao học bổng “Hạt ngọc mùa vàng” tới sinh viên Đại học Nông lâm TP.HCM
    Hòa trong không khí khai giảng năm học 2023 - 2024 của Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân bón Cà Mau/PVCFC) đã trao tặng 30 suất học bổng “Hạt ngọc mùa vàng” trị giá 210 triệu đồng tới các sinh viên của trường.
  • PV GAS Run - Hành trình Năng lượng xanh 2023
    Thực hiện kế hoạch hoạt động Chào mừng kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (20/9/1990 - 20/9/2023), trong tháng 9/2023, Hội thao PV GAS được tổ chức với đa dạng môn thi đấu. Sáng ngày 30/9/2023, Giải chạy bộ của toàn PV GAS và Lễ tổng kết - trao giải thưởng Hội thao sẽ được tổ chức tại TP.HCM, khép lại chuỗi sự kiện đoàn kết chào tuổi mới của PV GAS.
  • Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đồng hành cùng Petrovietnam
    Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban QLVNN) ra đời với vai trò lãnh đạo, quản lý đã luôn đồng hành, hỗ trợ trong hành trình đầy gian khó, thử thách để đạt được thành tựu, vinh quang, tự hào của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), ghi dấu chặng đường phục hồi và tăng trưởng ngoạn mục của Tập đoàn.
  • Hà Tĩnh: Biến nguồn rác thải tái chế thành cầu nối giúp người nghèo vươn lên
    Hưởng ứng phong trào “nói không với rác thải nhựa”, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Tĩnh đã triển khai bằng nhiều mô hình, không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn cầu nối giúp đỡ người nghèo vươn lên. Cách làm này đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp Hội ở nhiều địa phương.
  • Đổi thay những bản làng nơi lưng chừng núi Hoàng Liên
    (TN&MT)- Ở nơi lưng chừng núi Hoàng Liên, Sa Pa( Lào Cai) hiện ra như một viên ngọc xanh lấp lánh giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc anh em. Ở nơi lưng chừng núi Hoàng Liên ấy, những nếp nhà tranh vách lá ngày xưa nay đã dần được thay thế bằng những ngôi nhà hiện đại khang trang với những con đường bê tông chạy vào tận ngõ. Đổi thay về đời sống của bà con ở những bản làng này phần nhiều dựa vào thay đổi tư duy trồng dược liệu thay thế dần cho cho lúa ngô.
  • Vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn khởi nghiệp
    Trong những năm gần đây, từ phong trào nông dân làm kinh tế giỏi của huyện Lạc Sơn đã xuất hiện một số mô hình phát triển kinh tế đa dạng, làm ăn hiệu quả với nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo vươn lên làm giàu chính đáng. Chị Bùi Thị Hằng, hội viên phụ nữ xóm Trại Sào, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn là một điển hình.
  • Công bố Quyết định thành lập Petrolimex Hải Dương
    Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hải Dương (Petrolimex Hải Dương) và các Quyết định bổ nhiệm cán bộ Công ty.
  • Honda Việt Nam giới thiệu Wave Alpha và Vision phiên bản cổ điển với sắc màu Retro
    Ngày 29 tháng 09 tại Hà Nội, Công ty Honda Việt Nam (HVN) chính thức giới thiệu Wave Alpha và Vision phiên bản cổ điển với sắc màu Retro cực nổi bật cùng bộ tem mới đầy độc đáo. Trở lại phong cách nổi tiếng châu Âu từ những thập niên 80 với thiết kế cổ điển đan xen tối giản, tạo nên làn song mạnh mẽ trong giới trẻ.
  • Sữa chua Vinamilk tính đường tham gia “miếng bánh thị trường” tỷ đô tại Trung Quốc
    (TN&MT) - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu - phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.
  • Mù Cang Chải (Yên Bái): Sử dụng hiệu quả nguồn lực giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) – Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, chủ yếu là đồng bào dân tộc chiếm 96%, trong những năm qua huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đã sử dụng hiệu quả các nguồn lực giảm nghèo bền vững. Xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nông Việt Yên – Bí thư huyện uỷ Mù Cang Chải.
  • Thoát nghèo nhờ mô hình sản xuất chổi Thanh Hao
    (TNMT) – Với mục đích ban đầu là cải thiện thu nhập kinh tế gia đình nhưng nhờ nắm bắt được thị trường và tận dụng nguồn nhân lực ở địa phương, chị Bùi Thị Lý (xã Sào Báy, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) đã mạnh dạn mở xưởng sản xuất chổi Thanh Hao, tạo công ăn việc làm cho hơn 50 lao động.
  • Cộng đồng trầm trồ trước khả năng lội nước “cực đỉnh” của xe điện VinFast
    Xe điện VinFast đang là tâm điểm trên nhiều diễn đàn mạng xã hội khi hàng loạt hình ảnh, video clip từ chính người dùng cho thấy khả năng “lướt băng băng” qua đường ngập nước của những chiếc xe xanh.
  • PV GAS phối hợp tổ chức Trung thu cho trẻ em huyện Nhà Bè
    Với trách nhiệm phát triển cộng đồng, đặc biệt là tại huyện Nhà Bè (TP.HCM) - nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cùng các đơn vị trực thuộc, thành viên đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình chăm lo phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội thiết thực và ý nghĩa.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO