Hải Dương được phép chuyển đổi 53,23 ha đất trồng lúa để thực hiện đường trục Đông – Tây.

Phạm Duy | 30/05/2022, 08:53

Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận đề nghị của UBND tỉnh Hải Dương về việc chuyển mục đích sử dụng 53,23 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường trục Đông – Tây.

Dự án đầu tư xây dựng đường trục Đông – Tây tỉnh Hải Dương có chiều dài tuyến đường là 36,5 km, quy hoạch 4 đến 6 làn xe, quy mô đường cấp III. Tuyến đường đi qua địa phận 3 huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang và Thanh Miện. Trong đó, xây dựng mới 21,76 km và cải tạo, nâng cấp 14,73 km đường hiện có. Điểm đầu dự án (km0) giao cắt với đường tỉnh 392C tại km7+470, tiếp giáp và kết nối với đường dẫn cầu vượt sông Chanh (cầu vượt sông Chanh do tỉnh Hưng Yên đầu tư), thuộc địa phận xã Đoàn Kết (Thanh Miện); điểm cuối (km36+493) giao đường tỉnh 391 tại km24+600 thuộc địa phận xã Cộng Lạc (Tứ Kỳ).

le-khoi-cong.jpg

Trước đó, ngày 03/4, UBND tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ khởi công dự án Đường trục Đông – Tây.

Đường trục Đông - Tây là trục giao thông chính liên kết các vùng huyện phía nam của tỉnh Hải Dương và huyện Phù Cừ (Hưng Yên). Tuyến đường cũng sẽ liên kết các trục giao thông đối ngoại quan trọng như đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 38B, quốc lộ 37 với mạng lưới đường tỉnh 393, 391, 396, 392B...giúp giảm tải lưu lượng phương tiện qua các tuyến đường có mật độ giao thông lớn, góp phần hạn chế tai nạn giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực phía đông nam TP. Hải Dương đến tỉnh Hưng Yên. Đặc biệt, đường trục Đông - Tây hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khu kinh tế chuyên biệt của tỉnh trong tương lai.

Dự án xây dựng đường trục Đông - Tây, tỉnh Hải Dương được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án là 2022 - 2024.

Liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án đường trục Đông – Tây tỉnh Hải Dương, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo đúng quy định; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định thực hiện dự án và việc tổ chức thực hiện dự án theo quy định; thực hiện việc giao đất, cho thuê đất và thực hiện dự án bảo đảm đúng thẩm quyền, quy định của pháp luật đất đai cũng như quy định của pháp luật khác liên quan và ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Giao Bộ TNMT theo dõi, hướng dẫn thực hiện việc chuyển mục đích…

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hải Dương cũng vừa phê duyệt lựa chọn nhà thầu dự án này. Theo kế hoạch, quý II/2022 sẽ tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu của 5 gói thầu. Trong đó, 2 gói thấu dược đấu thầu rộng rãi trong nước qua mạng, gồm: gói thầu số 14 thi công xây dựng công trình giao thông đoạn từ Km8+310 đến Km36+493; di chuyển hệ thống thông tin liên lạc và di chuyển đường dây điện trung, hạ thế phục vụ GPMB, bảo hiểm công trình (734,7 tỷ đồng) và gói thầu số 15 tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình giao thồn đoạn từ Km8+310 đến Km36+493 và di chuyển hệ thống thông tin liên lạc (6,296 tỷ đồng).

Ba gói thầu còn lại thuộc lĩnh vực tư vấn áp dụng theo hình thức chỉ định thầu, gồm: gói thầu số 16 tu vấn giám sát thi công di chuyển đường dây điện trung, hạ thế; gói thầu số 17 quan trắc và giám sát môi trường trong quá trình thi công; gói thầu số 18 tư vấn thẩm tra an toàn giao thông trước khi đưa vào khai thác.

Trước đó, ngày 03/4, UBND tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ khởi công dự án Đường trục Đông – Tây.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Văn phòng ĐKĐĐ Vĩnh Phúc: Lấy chỉ số hài lòng của dân làm thước đo thay đổi
    Điều chỉnh hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai (ĐKĐĐ), 100% cán bộ, nhân viên tuân thủ đạo đức công vụ, văn minh công sở, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp - đây là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, là bước thay đổi ngoạn mục đo bằng chỉ số hài lòng của dân đang hiện hữu tại Vĩnh Phúc.
  • Cả nước còn gần 1,2 triệu ha đất chưa sử dụng
    Bộ TN&MT vừa công bố Quyết định số 719/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2021 (tính đến ngày 31/12/2021). Trong đó, có gần 1,2 triệu ha thuộc nhóm đất chưa sử dụng.
  • Quảng Bình: Kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án đầu tư chậm tiến độ
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các dự án chậm tiến độ, làm cơ sở thu hồi đất theo quy định, tránh lãng phí nguồn lực đất đai.
  • Quản lý đất đai cấp cho đồng bào dân tộc còn bất cập
    Theo báo cáo mới nhất về kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc (năm 2019), cả nước còn có 24.532 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở; 210.400 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.
  • “Sổ đỏ” mang tên cả vợ lẫn chồng : Tạo điều kiện để phụ nữ chủ động phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo
    Phụ nữ và nam giới bình đẳng về quyền sử dụng (QSD) đất được đề cập trong các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Nội dung này được thể hiện trong Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Thanh Hoá: Có 429.337 ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Báo cáo số 47/BC-UBND, ngày 19/3/2023 về việc tổng hợp kết quả tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi). Các tổ chức, cá nhân góp ý 16 chương với 429.337 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Infographic: Chính sách đất đai đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO