Hải Dương: Cưỡng chế GPMB khu dân cư phía Bắc thị trấn Thanh Hà sau hơn 4 năm chậm tiến độ

Phạm Duy | 27/04/2022, 07:09

Ngày 26/4, UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất đối với 11 hộ gia đình ở xã Cẩm Chế để xây dựng khu dân cư phía Bắc thị trấn Thanh Hà (giai đoạn 1). Đến nay dự án đã chậm tiến độ hơn 4 năm, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Dự án xây dựng khu dân cư phía Bắc thị trấn Thanh Hà (giai đoạn 1) thực hiện thu hồi hơn 28.600m2 đất, được triển khai năm 2018.

Đây là dự án tạo nguồn đầu tư cho các công trình trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 của huyện Thanh Hà. Đến nay, dự án đã bị chậm tiến độ hơn 4 năm, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Còn 11 hộ gia đình không bàn giao mặt bằng và có nhiều lượt ý kiến về mức giá đến bù nên dự án chưa được thực hiện.

Để thực hiện dự án, từ ngày 16/4/2018, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm kê đất đai, tài sản, cây cối, hoa màu đối với 92/92 hộ gia đình, cá nhân (89 hộ có đất và 3 hộ có tài sản).

Qua đó, UBND huyện Thanh Hà đã ra quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thành 6 đợt, diện tích 28.606m2 nằm trong ranh giới thu hồi và 1.790m2 đất còn lại của các hộ gia đình không đủ điều kiện canh tác đề nghị thu hồi hết, với số tiền đền bù phê duyệt là trên 16 tỷ đồng. Đến nay, đã có 81 hộ nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với tổng số tiền là trên 11,7 tỷ đồng; còn lại 11 hộ chưa nhận tiền đền bù với tổng số tiền là trên 4,3 tỷ đồng, tương ứng với diện tích 5.432 m2.

Tháng 1/2021, huyện Thanh Hà đã tổ chức cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc đối với các hộ dân và tổ chức tuyên truyền, giải thích, vận động nhiều lần. Lãnh đạo huyện đã đối thoại trực tiếp với người dân. Tuy nhiên, các ý kiến, kiến nghị của các hộ đều nằm ngoài chế độ, chính sách nên cơ quan chức năng không thể thực hiện.

hd(1).jpg
Hiện công tác cưỡng chế, thu hồi đất đã được hoàn thành, các cơ quan chức năng đang khẩn trương hoàn thiện thủ tục để bàn giao đất cho nhà đầu tư

Theo bà Hoàng Thị Thúy Hà - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thanh Hà, UBND huyện đã thực hiện quy trình, trình tự thu hồi đất bảo đảm đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền ký quyết định cũng như hình thức quyết định thu hồi đất. Huyện cũng đã xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với người dân có đất bị thu hồi theo đúng Luật Đất đai và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ TN&MT về xác định giá bồi thường khi thu hồi đất; Quyết định của UBND tỉnh Hải Dương về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

Được biết, trước đó UBND huyện Thanh Hà cũng đã nhiều lần tổ chức đối thoại với 11 hộ chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất tại dự án khu dân cư phía bắc thị trấn Thanh Hà.

Tại buổi đối thoại, các hộ dân không chấp hành nhận tiền bồi thường chủ yếu kiến nghị Nhà nước giao đất có thu tiền hoặc mua đất tại vị trí thu hồi với hộ có công trình xây dựng trên đất; giá đền bù hỗ trợ thấp; đề nghị hỗ trợ tiền do trước đấy đã tiến hành san lấp các thùng, vũng lập thành vườn như hiện nay...

Đại diện Ban cưỡng chế đã giải thích, làm rõ các ý kiến của người dân. Các ý kiến, kiến nghị trên của các hộ gia đình đều nằm ngoài chế độ, chính sách nên các cơ quan chức năng không thể thực hiện được.

Do các hộ không nhận tiền bồi thường, sáng ngày 26/4, cơ quan chức năng đã tiến hành cưỡng chế thu hồi đất.

Hiện công tác cưỡng chế, thu hồi đất đã được hoàn thành, các cơ quan chức năng đang khẩn trương hoàn thiện thủ tục để bàn giao đất cho nhà đầu tư… Sau khi hoàn thành cưỡng chế, huyện đã bàn giao mặt bằng cho Công ty TNHH Hải Hà (Thanh Hà) thi công.

Dự án xây dựng khu dân cư phía Bắc thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà do UBND huyện Thanh Hà làm chủ đầu tư, được chia làm 2 giai đoạn. Dự án được Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt chủ trương đầu tư công trình tại Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 04/7/2016, UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 3382/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 trong đó có phân kỳ đầu tư dự án: Giai đoạn 1 từ Quý III/2017 đến Quý IV/2018. Dự án được Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận thu hồi đất tại Nghị quyết số 16/2016/NQ-HĐND ngày 05/10/2016, Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 và UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho huyện Thanh Hà.

Dự án dự án thu hồi đất của 89 hộ gia đình, cá nhân và đất do UBND xã Cẩm Chế quản lý, với diện tích thu hồi 28.606 m2; trong đó, đất trồng cây lâu năm của các hộ gia đình, cá nhân là 27.386 m2; đất giao thông do UBND xã Cẩm Chế quản lý là 1.062 m2; đất thủy lợi do UBND xã Cẩm Chế quản lý là 158 m2.

Bài liên quan
  • Hải Phòng: Cưỡng chế thu hồi đất “vàng” bỏ hoang 14 năm
    Quận Hải An cho biết, vào ngày 15/3 sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi lô đất đã giao cho Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Duy Hưng 14 năm trước để làm dự án Trung tâm Thương mại và Dịch vụ khách sạn cao cấp Duy Hưng nhưng không thực hiện.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO