Hải Dương: Chú trọng bảo vệ, khai thác tài nguyên nước bền vững

Phạm Duy | 23/08/2022, 16:40

Là địa phương có mật độ sông tương đối dày, nhiều hồ, ao tự nhiên và nhân tạo, thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã triển khai nhiều giải pháp để quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Triển khai nhiều chương trình, dự án bảo vệ nguồn nước

Theo thông tin từ Sở TN&MT tỉnh Hải Dương, những năm qua, tỉnh Hải Dương đã quan tâm, bố trí ngân sách địa phương để đầu tư thực hiện các dự án, nhiệm vụ quan trọng về tài nguyên nước.

Theo đó, Dự án Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2007 – 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2010; Dự án Điều tra, khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước được phê duyệt năm 2016; Nhiệm vụ Điều tra, lập danh bạ giếng khoan phải xử lý phòng tránh nhiễm bẩn nguồn nước được phê duyệt năm 2021 và Nhiệm vụ Lập danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ đang thực hiện, sẽ hoàn thành trong năm 2022. Bên cạnh đó, đã tập trung rà soát, tổng hợp, lập danh mục hồ, ao, đầm… không được san lấp thuộc địa bàn quản lý để phòng, chống ngập, úng và bảo vệ nguồn nước.

Về hoạt động điều tra cơ bản nước dưới đất, Sở TN&MT đã tiến hành điều tra, tìm kiếm trên phạm vi diện tích khoảng 842 km2, bao gồm các khu vực: tuyến Phả Lại – Sao Đỏ, khu vực Nam Sách – Thành phố, khu vực phía Tây huyện Cẩm Giàng thuộc địa phận các xã Ngọc Liên và Cẩm Hưng; các khu vực Gia Lộc, Bình Giang, Thanh Miện và Ninh Giang; kết quả tìm kiếm, thăm dò nước dưới đất đã phát hiện 6 phân vị địa tầng nước. Về cơ bản đã xác định được diện phân bố, thế nằm, khả năng tàng trữ, lưu thông nước, trữ lượng và chất lượng nước của các tầng chứa nước.

Tỉnh cũng đã quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên nước. Hàng năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước; tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Giờ trái đất. Các hoạt động đã thu hút được sự quan tâm và tham gia tích cực của toàn xã hội, góp phần nâng cao nhận thức, hành vi, thói quen và cách ứng xử trong bảo vệ, khai thác bền vững tài nguyên nước.

anh-1(1).jpg
Ban Kinh tế - Ngân sách - HĐND tỉnh Hải Dương giám sát hoạt động xả thải của các đơn vị sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp - Ảnh: TTXVN
anh-2(1).jpg
Dòng Bắc Hưng Hải đen ngòm đoạn qua KCN Phúc Điền, Cẩm Phúc, Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương

Chấn chỉnh vi phạm về tài nguyên nước

Ông Nguyễn Trác Trung, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hải Dương cho biết: Sau khi Luật Tài nguyên nước có hiệu lực thi hành, Hải Dương đã đẩy mạnh cấp giấy phép khai thác, sử dụng, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất. Sở TN&MT đã thực hiện nghiêm các quy định trong thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh cấp giấy phép, đã niêm yết công khai các thủ tục hành chính. Thời gian tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ đã hoàn thành trước quy định từ 15- 30% so với thời gian trả kết quả theo quy định.

Hàng năm, Sở TN&MT đã xây dựng kế hoạch thanh - kiểm tra định kỳ với các tổ chức có khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Từ năm 2021 tới nay, đã triển khai 3 cuộc thanh - kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước với 10 đơn vị. Qua đó tham mưu xử phạt 2 đơn vị, số tiền phạt hơn 400 triệu đồng. Qua công tác thanh, kiểm tra, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hiện tượng còn một số tổ chức, cá nhân chưa chấp hành đúng các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, chưa thực hiện đầy đủ, nghĩa vụ và những quy định trong giấy phép như: chưa nộp thuế tài nguyên, chưa giám sát lưu lượng, chất lượng trong quá trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước....

Một trong những vấn đề trong công tác quản lý tài nguyên nước mà Hải Dương đang đối mặt, đó là: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước do sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ chưa kiểm soát hết. Công tác điều tra, đánh giá chất lượng nước mặt, nước dưới đất chủ yếu mới tập trung ở các vùng trọng điểm, nhiều khu vực chưa thực hiện được do nguồn lực của địa phương còn khó khăn. Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước chưa thực hiện thường xuyên và lực lượng ở cơ sở còn hạn chế…

Để bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên nước bền vững, bảo đảm cho mục tiêu phát triển KT-XH, thời gian tới, Hải Dương sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; thường xuyên thông tin về tình hình nguồn nước, chống lãng phí nguồn nước… Tiếp tục triển khai theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; thực hiện các giải pháp phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn, ứng phó BĐKH, nước biển dâng, trước mắt ưu tiên những vùng bị ảnh hưởng. Tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thăm dò, khai thác, sử dụng, xả thải vào nguồn nước; nhất là giám sát hoạt động xả thải của các đơn vị sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp; quản lý, giám sát chặt chẽ việc khai thác sử dụng nước dưới đất.

Từ năm 2012 đến nay, tỉnh Hải Dương đã cấp, gia hạn, điều chỉnh 531 giấy phép về tài nguyên nước. Gồm: 11 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 160 giấy phép khai thác nước dưới đất; 130 giấy phép khai thác nước mặt; 228 giấy phép xả nước thải và 2 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất. UBND tỉnh đã ban hành 68 Quyết định phê duyệt cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tổng số tiền thu được trên 8 tỷ đồng. Bộ TN&MT đã ban hành 3 Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước với tổng số tiền trên 172 tỷ đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Hành trình tìm nước ngọt cho đảo  tiền tiêu
    (TN&MT) - Huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng hôm nay đã có cuộc sống không khác là bao so với đất liền...điều này có được là nhờ những kỹ sư của Trung tâm Quy hoạch điều tra tài nguyên nước Quốc gia 5 năm trước đã đến đây khơi nguồn nước ngọt...
  • Quảng Ngãi: Tạo sinh kế ổn định cho dân cư nơi lòng hồ thủy điện
    (TN&MT) - Với lợi thế mặt nước ở vùng lòng hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tỉnh Quảng Ngãi xác định bên cạnh việc triển khai các mô hình nuôi cá nước ngọt, nơi đây còn có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo việc làm, nâng cao tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
  • Bắc Ninh sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả góp phần giảm nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tỉnh Bắc Ninh bên cạnh việc tạo điều kiện về vốn vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tỉnh còn thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sản xuất góp phần nâng cao chất lượng cho người dân.
  • Nước..! Yếu tố thoát nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nước là để duy trì sự sống và mọi hoạt động kinh tế xã hội, đóng vai trò tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, tỉnh Điện Biên đã triển khai một số giải pháp để bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
  • Hội nghị Nước 2023 của Liên Hợp Quốc: Đẩy nhanh tiến độ tiếp cận phổ cập nước sạch
    (TN&MT) - Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc (LHQ), sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/3 tới tại trụ sở LHQ (Mỹ), đang được đánh giá là cơ hội “ngàn năm có một” để đẩy nhanh tiến độ hướng tới tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh vào năm 2030.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
    (TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Cơ hội hồi sinh những dòng sông “chết”
    (TN&MT) - Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long vừa được Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá, thay đổi trong công tác cải tạo, phục hồi các dòng sông ô nhiễm ở đô thị.
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
  • Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống” của Trái Đất
    (TN&MT) - Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái; đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO