Hà Tĩnh: Tìm lời giải cho “khủng hoảng” nguồn vật liệu xây dựng thông thường

Đức Cảnh | 08/12/2020, 14:03

(TN&MT) - Giải quyết “khủng hoảng” vật liệu xây dựng thông thường tại Hà Tĩnh trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng, vậy nhưng việc tổ chức đấu giá mỏ vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

Đây là một trong những vấn đề trọng tâm được dư luận cũng như nhiều đại biểu gửi đến Kỳ họp thứ 18, HĐND Hà Tĩnh khóa XVII (diễn ra từ ngày 6 - 8/12). Một số địa phương phản ánh việc tổ chức đấu giá mỏ vật liệu xây dựng thông thường chậm, không đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trên địa bàn.

Ông Hồ Huy Thành- Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh

Mặc dù có nhu cầu đất, cát để phục vụ xây dựng nhưng một số địa phương như Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Khê, Can Lộc… chưa có mỏ để cung cấp hoặc đã được đấu giá mỏ gần cả năm nay vẫn chưa thể đưa vào khai thác. Ông Hồ Huy Thành - Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết, một số mỏ ở địa phương này đã được đưa vào kế hoạch đấu giá, sắp tới sẽ đấu giá 3 mỏ. Năm nay (2020), riêng huyện Vũ Quang sẽ có nhiều mỏ được đưa vào khai thác.

Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác đấu giá khoáng sản trong cả nước (cả nước đến nay mới chỉ có 22/63 tỉnh thành triển khai đấu giá với 350 mỏ). Được biết, từ 2015 đến nay, Hà Tĩnh có 18 mỏ đã đấu giá thành công và 17 mỏ đang chuẩn bị đấu giá.

Giải đáp những vấn đề cử tri quan tâm, ông Hồ Huy Thành - Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh thừa nhận, dù rất cố gắng nhưng công tác tổ chức đưa các mỏ ra đấu giá để cấp phép vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được quan tâm, thực hiện khẩn trương, hiệu quả, nhưng công tác tổ chức đưa mỏ ra đấu giá để cấp phép vẫn còn chậm.

Nguyên nhân được "mổ xẻ", phân tích trên thực tiễn cho thấy: Khi tổ chức đấu giá trên khu đất mặt bằng chưa “sạch” thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, khó giải quyết nếu người trúng đấu giá không giải phóng được mặt bằng để thực hiện dự án khai thác. Do vậy, trước khi đưa mỏ vào đấu giá, phải khảo sát kỹ để đánh giá tính khả thi của công tác giải phóng mặt bằng khu mỏ.

Mặt khác, quy trình, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện qua 5 bước, mất nhiều thời gian để tổ chức thực hiện đảm bảo chặt chẽ, khách quan, tránh thất thoát và đúng quy định của pháp luật.

Hà Tĩnh gặp "khủng hoảng"  thiếu vật liệu xây dựng thông thường trong gần hai năm trở lại nay

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành cũng thừa nhận có những nguyên nhân chủ quan, đơn vị chưa tập trung cao trong việc kiểm tra, khảo sát, đánh giá điều kiện của các mỏ trong quy hoạch của tỉnh để tham mưu kịp thời việc lựa chọn các khu vực mỏ đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản; một số chính quyền địa phương chậm triển khai thực hiện việc khảo sát, đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong diện tích khu vực dự kiến đề xuất đưa vào kế hoạch đấu giá mặc dù Sở TN&MT đã có nhiều văn bản đôn đốc, yêu cầu…

Để tháo gỡ cho những khó khăn trên, người đứng đầu ngành TN&MT Hà Tĩnh phân tích thêm một số vướng mắc, trong đó có trường hợp người dân đã ký cam kết bàn giao đất nhưng sau đó không thực hiện. Do vậy, cần sự tham gia của chính quyền trong việc vận động bà con nhân dân thực hiện các cam kết.

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Ủy ban KH,CN&MT tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • ĐBQH Hoàng Đức Chính: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến rất quan trọng về chất
    (TN&MT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Sửa đổi bổ sung một số quy định về cấp "sổ đỏ" và hồ sơ địa chính
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
  • Nghệ An: Xin ý kiến về việc bồi thường đất trên cốt ngập thủy điện Bản Vẽ
    Trước những vướng mắc kéo dài, mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản về việc giải quyết tồn tại, vướng mắc liên quan đến bồi thường, hỗ trợ đất trên cốt ngập đối với Dự án Thủy điện Bản Vẽ gửi Bộ Công Thương.
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 24/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản trong đó tập trung rà soát nhiều nội dung liên quan đến các bộ luật khác.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Đảm bảo tính khả thi, thống nhất và đồng bộ giữa Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi)
    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các trường hợp, điều kiện tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cũng như cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư… để bảo đảm tính khả thi, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
  • Cần Thơ: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm từng bước đưa công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đi vào nề nếp, tạo nguồn lực giúp TP. Cần Thơ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển bền vững.
  • Bình Dương: Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững
    (TN&MT) - Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong nhiều năm qua, Bình Dương là địa phương có hạ tầng giao thông tốt nhất cả nước. Hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã góp phần quan trọng vào sự phát triển hạ tầng giao thông, công nghiệp và dân dụng của tỉnh.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thái Bình ra Chỉ thị chấn chỉnh xử lý tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thái Bình vừa ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh công tác quản lý, xử lý vi phạm đối với các tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO