Hà Tĩnh: Nỗi ám ảnh ở Khu điều dưỡng người có công với cách mạng

Đức Cảnh | 12/09/2020, 10:54

(TN&MT) - Hạ tầng khang trang, thái độ phục vụ tận tình, chuyên nghiệp nhưng những tác động do ô nhiễm môi trường xung quanh đang biến địa điểm Khu điều dưỡng người có công với cách mạng tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) không khác nào nơi “tra tấn”.

Đi nghỉ dưỡng chịu cảnh “tra tấn”…?

Đó là phản ánh của các đại biểu, bức xúc trước tình trạng một hộ dân tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà tích trữ hàng trăm tấn bã ruốc ngay sát Khu điều dưỡng người có công với cách mạng, biến môi trường không khí nơi này vào tình trạng ô nhiễm nhiễm nghiêm trọng.

Bã ruốc chảy lai láng ra nền bốc mùi ô uế

Thời điểm PV Báo TN&MT có mặt tại hiện trường để nắm sự việc thì đang có 131 đại biểu của đoàn thành phố Hà Tĩnh tham gia kỳ nghỉ dưỡng, nhiều người bày tỏ mong muốn “rút quân” sớm. Được biết, do không chịu được cảnh ô nhiễm nên từ khi về đây, đại biểu chỉ biết đóng cửa ở trong phòng.

Tai cơ sơ sản xuất ruốc Tuyết Lương ước tính đang tập kết hàng trăm tấn bã ruốc

Ông Nguyễn Phi Hải, 73 tuổi thuộc Đoàn thành phố Hà Tĩnh về nghỉ dưỡng phản ánh : “Thời gian kỳ nghỉ chỉ có sáu ngày, chúng tôi được cán bộ nhân viên chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, được chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ. Vậy nhưng, mùi hôi thối từ bên ngoài bay vào không chịu nổi, khỏe chưa thấy nhưng ngửi mùi hôi thối như vậy vào rất mệt ”.
Đại biểu Nguyễn Cao Cừ ở xã Thạch Bình, thành phố Hà Tĩnh không giấu nổi bức xúc : “Khó chịu nhất là khi có gió, thời tiết chuyển mưa sang nắng thì mùi hôi thối như xác chết động vật, làm ngột ngạt hết cả không gian, xộc thẳng vào mũi. Mặc dù tìm cách đóng kín cửa, bật điều hòa nghỉ ở trong phòng nhưng mùi ô uế càng làm khó chịu hơn”.

Bã ruốc được tập kết trong khu dân cư, không được che đậy là nguyên nhân khiến Khu điều dưỡng luôn trong tình trạng bị tra tấn mùi hôi thối

Lần theo phản ánh, cơ sở sản xuất ruốc Tuyết Lương chính là nguồn góc gây ra tình trạng trên. Nằm cách Khu điều dưỡng chỉ một con đường rộng chừng 12m, ước lượng có đến hàng trăm tấn bã ruốc đã qua chế biến nằm phơi nắng mưa mà đáng lẽ ra phải được đưa đi chôn lấp đảm bảo vệ sinh.

Không những vậy, do chủ sản xuất không thực hiện việc che đậy đảm bảo môi trường, nhiều bao tải chứa bị vỡ, bã ruốc thấm nước mưa, rơi vãi xuống nền gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh địa điểm gây ô nhiễm còn có 20 hộ dân, cho biết thêm tình trạng này đã diễn ra nhiều tháng nay nhưng không thấy có động thái vào cuộc của cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Văn Cư, đại biểu tại Khu điều dưỡng phản ánh

Đi nghỉ dưỡng nhưng không khác bị “tra tấn”, ông Nguyễn Văn Cư- Trưởng Đoàn người có công với cách mạng ở thành phố Hà Tĩnh, tham gia kỳ đợt nghĩ dưỡng lần này cho hay: “Hạ tầng Khu điều dưỡng đang ngày một khang trang, thái độ phục vụ tận tình, chuyên nghiệp được chúng tôi đánh giá rất cao. Nhưng để trở thành địa điểm nghĩ dưỡng, đặc biệt với phần lớn đại biểu đã ở ngưỡng trên 70 tuổi thì môi trường rất cần được đảm bảo. Đồng ý chia sẽ với những hộ sản xuất, nghề nghiệp của họ nhưng phải quy hoạch ở khu vực phù hợp…”.

Lực bất tòng tâm

Thực trạng ô nhiễm môi trường đang trở thành nỗi ám ảnh của đại biểu về nghỉ dưỡng, ông Nguyễn Văn Hương- Trưởng Phòng Quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng người có công thuộc Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội- Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “ Đáp lại phản ánh của các đại biểu, đơn vị đã có rất nhiều văn bản cầu cứu gửi lên các cơ quan chức năng như xã, huyện, tỉnh để có giải pháp, đảm bảo môi trường. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào”.

Ông Nguyễn Văn Hương- Trưởng Phòng Quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng người có công

Được biết, Khu điều dưỡng người có công này đón khoảng 3.500 đại biểu/năm. Thành phần là những người có công với cách mạng thuộc 13 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh về nghĩ dưỡng để được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm môi trường xẩy ra nơi đây đang khiến đại biểu cũng như những người đảm đương công việc “đền ơn, đáp nghĩa” hết sức lo lắng.

Không được che đậy, khi ngấm nước mưa bã ruốc sẽ bốc mùi ô uế không khác gì động vật chết phân hủy

“Mùi hôi thối ập vào không thể chịu nổi, nhiều ý kiến bức xúc, có lúc chúng tôi tính đến phương án mua bạt để ngăn nhằm hạn chế nhưng rồi cũng không hiệu quả. Nếu tình trạng ô nhiễm môi trường không được giải quyết, chắc chắn sẽ ám ảnh đến các đại biểu ”, ông Nguyễn Văn Hương nói.

Điểm tập kết bã ruốc của cơ sở Tuyết Lương chỉ cách Khu điều dưỡng người có công một con đường

Đưa vấn đề trao đổi với đại diện chính quyền địa phương, ông Nguyễn Văn Tình- Phó Chủ tịch UBND xã Thạch bằng, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết: “ Ô nhiễm môi trường tại điểm tập kết này gây ra, đặc biệt tác động đến chất lượng phục vụ ở Khu điều dưỡng người có công đang thực sự là vấn đề bức bách. Địa phương đã nhiều lần vào cuộc, vận động di dời ra khỏi khu vực dân cư, đến địa điểm quy hoạch cụm công nghiệp của huyện. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một khối lượng rất lớn chưa được di dời ”.

Ông Trần Quốc Tuấn - Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Lộc Hà

Sự việc cũng được ông Trần Quốc Tuấn- Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) thừa nhận. Thậm chí, tình trạng mùi hôi thối xuất phát từ địa điểm phản ánh còn ảnh hưởng đến cả khu hành chính của huyện. Theo ông Tuấn: “Vị trí tập kết bã ruốc của cơ sở Tuyết Lương do lượng tồn dư để lại, 2 năm vừa qua huyện đã quy hoạch cum tiểu thủ công nghiệp Thạch Kim, cơ sở này cũng đã được thuê ở đó để di dời cơ sở cũ. Trước thực trạng này, chúng tôi sẽ tham mưu huyện vận động, đồng thời yêu cầu chủ cơ sở thực hiện nghiêm kế hoạch bảo vệ môi trường nếu không chấp hành sẽ có phương án xử lý ”.

Báo TN&MT sẽ tiếp tục phản ánh sự việc

Bài liên quan
  • Hà Tĩnh: “Đổi rác lấy quà”- Cách làm hay để bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhờ cách làm mới “đổi rác lấy quà” mà Thị Đoàn Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang triển khai đã thu hút được rất nhiều người hưởng ứng. Không những giảm rác thải ra ngoài môi trường, với mô hình này người dân dần hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn và xem đó là việc làm có ích.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Yêu cầu xử lý trách nhiệm vì để rừng bị phá ở huyện Thường Xuân
    Để xảy ra tình trạng 3.367m2 diện tích rừng bị phá, khối lượng lâm sản thiệt hại 14,418 m3 gỗ; lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thường Xuân và các cá nhân có liên quan bị yêu cầu xử lý trách nhiệm.
  • Thanh Hóa: Cần sớm có giải pháp cứu Đình cổ Đông Môn
    Đình làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) nằm sát Thành nhà Hồ, vốn là niềm tự hào của làng, là nơi sinh hoạt văn hoá của bà con. Nhưng hiện tại người dân đang thấp thỏm lo sợ ngôi đình 400 năm tuổi nay có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Quảng Nam: Chậm nạo vét kênh “làm khó” vụ mùa của nông dân
    (TN&MT) - Dự án nạo vét kênh dẫn vào trạm bơm Cù Bàn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) “dậm chân tại chỗ” thời gian dài khiến cho gần 100ha lúa và hoa màu của nhiều hộ dân bị thiếu nước tưới. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đưa ra phương án khẩn cấp bố trí kinh phí ngân sách nạo vét, tập kết vật liệu nạo vét tại vị trí phù hợp, sau đó tổ chức đấu giá.
  • Văn Yên - Yên Bái: Người dân bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi ở sông Ngòi Thia
    (TN&MT) - Nhiều năm nay, người dân 2 xã Yên Phú và An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vô cùng bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi trái phép và tập kết vật liệu ở sông Ngòi Thia. Mặc dù từng bị đình chỉ, nhắc nhở từ các cấp chính quyền nhưng xong đâu lại vào đấy. Có hay không tình trạng “trên bảo, dưới không nghe” và thách thức pháp luật.
  • Điểm bất thường của 2 Nhà máy gạch tuynel  Điện Biên
    (TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 2 nhà máy gạch tuynel đang hoạt động. Tuy nhiên, theo khẳng định của Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thì đến nay cả chưa có mỏ đất nào được cấp phép, kể cả công trình trọng điểm mở rộng sây bay Điện Biên. Dư luận không khỏi hoài nghi và đặt câu hỏi: Vậy đất ở đâu để 2 nhà máy gạch tuynel này cho ra thành phẩm hàng triệu viên gạch mỗi năm?
  • Xã Tứ Hiệp – Thanh Trì: Cần xem xét những uẩn khúc liên quan Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Được bốc thăm đất tái định cư nhưng không được nhận đất; một hộ gia đình nhưng lại được ưu ái mua 2 suất tái định cư; phương án bồi thường không khớp với các văn bản đo đạc hiện trạng trước đó … là những thông tin mà người dân phản ánh liên quan tới Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (thuộc địa phận xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội).
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
  • Thông tin tiếp “Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường”: Do hệ thống vận hành gặp sự cố?
    Sáng ngày 10/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Vinh) liên quan đến hiện tượng nước thải được xả ra môi trường chiều ngày 09/02/2023 có màu đục.
  • Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường?
    Theo người dân phản ánh, Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, đặt tại xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) đã tiến hành xử nước thải có màu đục ra ngoài mương đi ra môi trường. Sự việc nói trên phóng viên đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh vào khoảng hơn 15h25, ngày 09/02/2023.
  • Thanh Hóa: Cần kiểm tra lại chất lượng công trình hồ Khe Than
    Mặc dù công trình nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, thời gian bảo hành (12 tháng) cũng đã hết. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng thì chất lượng công trình không được đảm bảo, thân đập bị dò rỉ thẩm thấu nước ra ngoài, buộc nhà thầu thi công phải lắp đặt đường ống phụ để chảy ra ngoài mương dẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mà cụ thể là đập tràn.
  • Quảng Bình: Băn khoăn về tính thuyết phục từ một bản án tranh chấp đất đai
    (TN&MT) -Mặc dù phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm trong vụ việc tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là ông Lê Chiêu Khánh với bị đơn là ông Lưu Trọng Nghĩa, tuy nhiên bản án phúc thẩm do Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyên lại chỉ trả lại 229,7m2 so với 293m2 của bản án sơ thẩm khiến vụ việc vẫn chưa có hồi kết.
  • Bá Thước - Thanh Hoá: Cần kiểm tra việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
    Báo Tài nguyên và Môi trường điện tử ngày 23/12/2033 có đăng bài: “Bá Thước (Thanh Hóa): Chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất trồng lúa sang đất ở có đúng luật?” phản ánh việc UBND huyện Bá Thước chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp sang cấp đất ở cho 2 hộ gia đình đã có nhà ở, trong khi nhiều nhà cùng hoàn cảnh, ở trên đất đó đã lâu nhưng lại không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để rộng đường công luận, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.
  • Nghệ An: Xe chở cát “khủng” đại náo các cung đường ở huyện Nam Đàn
    Thời gian qua, hàng loạt xe tải chở cát từ một số bến cát tại huyện Nam Đàn sau đó ngược xuôi các tuyến đường Quốc lộ 46A, Quốc lộ 46C, đường Tỉnh lộ 539B…rồi tỏa đi khắp các hướng. Điều đáng nói, đây là những xe tải trọng “khủng” nhưng khi chúng tôi có mặt tại các tuyến đường nêu trên lại không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.  
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO