Hà Tĩnh: Khoanh định 217 khu vực bảo vệ, thăm dò, khai thác khoáng sản

Đức Cảnh | 30/11/2022, 21:35

Hà Tĩnh đã thực hiện khoanh định 217 khu vực bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy hoạch (thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050).

Theo đó, trong số 217 khu vực bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh, có 191 khu vực mỏ vật liệu xây dựng và 26 khu vực mỏ khoáng sản kim loại, khoáng chất, than bùn và khoáng sản khác.

Đặc biệt với nhóm vật liệu thông thường, trong đó đất san lấp chiếm số lượng lớn với 94 khu, tổng diện tích 1.083,1 ha; 39 khu đá xây dựng với tổng diện tích dự kiến 738,5 ha; cát, sỏi xây dựng có 37 khu với tổng diện tích dự kiến 382,5 ha; sét gạch ngói 21 khu, diện tích dự kiến 170,5 ha.

anh-tai-lieu-1.jpg
Khoanh định khu vực đất san lấp chiếm số lượng vượt trội

Một số địa phương được khoanh định có số lượng khu và diện tích khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng nổi bật như: Huyện Kỳ Anh, huyện Hương Sơn, huyện Đức Thọ, huyện Thạch Hà, huyện Hương Khê.

Ngoài ra, còn các khu quặng khoáng sản kim loại, khoáng chất, than bùn và khoáng sản khác được khoanh định gồm: 7 khu quặng sắt và titan, 1 khu quặng thiếc, vàng, sericit…

Trong quy hoạch cũng xác định các mỏ, khu vực địa điểm có khoáng sản nhưng chưa khai thác, cấm khai thác, cần bảo vệ với từng loại khoáng sản như: Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hóa; khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ; khu bảo tồn địa chất…

Bài liên quan
  • Hà Tĩnh: Nỗi lo môi trường ở huyện đạt chuẩn nông thôn mới
    Được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nhưng sau gần hai năm huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vẫn loay hoay, chưa giải được bài toán xử lý rác thải sinh hoạt. Điểm tập kết đã quá tải, phần lớn rác thải buộc phải xử lý tại chỗ theo hình thức “mạnh ai nấy làm” khiến cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO