Hà Tĩnh: Giải pháp nhằm “khống chế” nguy cơ ô nhiễm sản xuất nông nghiệp

Đức Cảnh | 30/11/2021, 18:05

(TN&MT) - Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ sinh học nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh đang có những tín hiệu tích cực, giảm được chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và đặc biệt là giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, hướng đến sản phẩm nông sản an toàn.

Theo thống kê ở Hà Tĩnh, mỗi năm có khoảng 220 tấn thuốc bảo vệ thực vật và 120.000 tấn phân hóa học được sử dụng. Trong đó, có khoảng 81 tấn thuốc diệt cỏ, 65 tấn thuốc trừ sâu cho sản xuất nông nghiệp. Việc lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất đã và đang gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hệ lụy về lâu dài rất khó lường.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Trí Hà- Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Hà Tĩnh: “Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất từ sản xuất là khó tránh khỏi nhưng trên thực tế rất đáng báo động, gây nguy cơ cho sức khỏe, môi trường. Những loại hóa chất này sẽ không thể mất đi trong ngày một, ngày hai, đặc biệt với những loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt tính cao”.

Quan sát trên những cánh đồng ruộng tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh không khó để bắt gặp những hình ảnh người dân sau khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho đồng ruộng thì chai lọ, bao bì bị vứt bừa bãi. Đây cũng chính là xuất phát nguồn trước khi thuốc trực tiếp ngấm vào đất, nguồn nước, phát tán trong không khí.

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và công nghệ Hà Tĩnh đã triển khai Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học phân hủy tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất

Bên cạnh việc nâng cao mức độ cảnh báo nguy hiểm trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cho người dân, đưa ra danh mục thuốc bảo vệ thực vật có hoạt tính cao cấm sử dụng tại Việt Nam, thời gian qua việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm sinh học, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang được xem là giải pháp nhằm “khống chê” nguy cơ ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh.

Theo đó, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và công nghệ Hà Tĩnh đã triển khai Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học phân hủy tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất - HTICIDE. Được biết, sản phẩm được các chuyên gia nhiều kinh nghiệm tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm hoàn thiện quy trình công nghệ, kết quả bước đầu đã cho thấy những tín hiệu lạc quan.

Cụ thể, lấy ba mẫu đất sử dụng chế phẩm phân hủy tồn dư thuốc BVTV đều không phát hiện dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos và Carbosulfan. Trong khi đó, mẫu đất còn lại không xử lý chế phẩm vẫn tồn tại dư lượng hoạt chất. Đối chiếu kết quả cho thấy, sự có mặt của các chủng vi sinh vật đã làm giảm đáng kể dư lượng các nhóm thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

Người dân phấn khởi trước hiệu quả sử dụng sản phẩm sinh học trong sản xuất, hạn chế được thuốc bảo vệ thực vật

Kỹ sư Nguyễn Thị Hà- Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh cho biết: “ Đối với các chế phẩm xử lý tồn dư bảo vệ thực vật trong đất chúng tôi đã sử dụng các chủng có tác dụng làm giảm dư lượng hóa chất như: Cacbamat, các hợp chất hữu cơ khó tan... giúp tạo độ thoáng trong đất, làm giảm dư lượng hợp chất độc hại. Mặt khác làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, đồng thời bổ sung các vi sinh vật cho đất, nhất là các xạ khuẩn, vi khuẩn bacillus có tác dụng phân giải chất khó tiêu, giúp cây trồng phát triển tốt.

Sau một năm thử nghiệm trên đồng đất xã Thạch Hưng, thành phố Hà Tĩnh và xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà đã mang lại kết quả rõ rệt. Được mắt thấy, tai nghe, nhiều hộ dân tự giác tham gia sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xất và được tập huấn, tiếp cận quy trình kỹ thuật, cách sử dụng, chăm sóc hoàn toàn bằng chế phẩm sinh học.

Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp với sản phẩm hữu cơ

Bà Phạm Thị Tâm – Một trong những hộ trồng rau ở thôn Thủy Hội, xã Thạch Hưng, thành phố Hà Tĩnh cho biết: “Áp dụng công nghệ chế phẩm sinh học trong sản xuất, hơn 3 sào với các loại rau cúc, cải, cần, hành ngò của gia đình trồng theo mùa vụ đã cho năng suất cao, ít sâu bệnh, đáng nói là hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật”.

Theo phân tích của cơ quan chuyên môn tại Hà Tĩnh, sau khi áp dụng công nghệ, các loài vi sinh vật hữu ích trong chế phẩm đã tự phân hủy, cản trở sự phát triển trở lại của các loại sâu bệnh, giúp cây phát triển tốt. Việc sử dụng chế phẩm sinh Hticide do vậy có thể giúp người dân hạn chế và tiến tới thay thế hoàn toàn thuốc bảo vệ thực vật. Qua quan sát, thì diện tích đất được xử lý bằng chế phẩm trở nên tơi xốp hơn, cây trồng sinh trường tốt, ít sâu bệnh và đạt năng suất cao hơn so với trước.

Những cánh đồng rau ở Hà Tĩnh đang được thí điểm sử dụng sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất

Được biết, sau khi thử nghiệm thành công tại xã Thạch Hưng thành phố Hà Tĩnh, xã Tượng Sơn huyện Thạch Hà, hiện nay, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh đã cho nhân rộng thử nghiệm ứng dụng chế phẩm Hticide ra các xã: Tân Lâm Hương, Thạch Văn, Thạch Đài huyện Thạch Hà, xã Hòa Lạc huyện Đức Thọ, xã Kim Hoa huyện Hương Sơn. Tại xã Thạch Văn, riêng thôn Bắc Văn đang tiến hành xây dựng khu vực trồng rau an toàn nên việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý thuốc bảo vệ thực vật trong đất được người dân ủng hộ tích cực.

Ông Nguyễn Văn Đoàn- Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà cho biết: Hiện nay toàn xã Thạch Văn có gần 170ha sản xuất rau củ quả bao gồm sản xuất tập trung và sản xuất vườn hộ, ven biển cung cấp cho thị trường trong tỉnh nên chính quyền địa phương rất quan tâm tới việc sử dụng các chế phẩm an toàn”.

Việc thử nghiệm chế phẩm nấm Lim xanh để phòng trừ một số loại sâu bệnh đang được người dân chờ đợi bước đột phá mới tới từ sản phẩm nông nghiệp

Cùng với nhân rộng chế phẩm Hticide để loại bỏ tồn dư hóa học trong đất thì Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Hà Tĩnh hiện nay đang thử nghiệm chế phẩm nấm Lim xanh để phòng trừ một số loại sâu bệnh, góp phần giúp bà con nông dân chuyển đổi dần từ sử dụng thuốc hóa học sang chế phẩm sinh học: vừa an toàn, vừa nhanh phân hủy, ít gây hại cho môi trường và đặc biệt là không ảnh hưởng tới đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp./..

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Văn Yên (Yên Bái): Sâu rộng phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
  • Hà Tĩnh: Chặn ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Nông nghiệp đã và đang chiếm ưu thế về thu hút lực lượng lao động trên địa bàn Hà Tĩnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Song song đó làm gia tăng nhiều sức ép lên môi trường, yêu cầu cần triển khai các giải pháp để chủ động kiểm soát, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất.
  • Công nghệ cao - giải pháp đột phá cho dự báo thiên tai
    (TN&MT) - Những năm qua, để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), ngành khí tượng thủy văn (KTTV) luôn chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai. Mục tiêu chung là giảm nhẹ rủi ro thiên tai, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước.
  • Thông tin KTTV: Đầu vào quan trọng của các hoạt động kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Nắm bắt thông tin KTTV giúp con người chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện đảm bảo để quá trình phát triển hạn chế được các rủi ro từ thời tiết, khí hậu. Vì vậy, thông tin KTTV được đánh giá là đầu vào quan trọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Niềm tự hào của người “bắt bệnh trời”
    (TN&MT) - Đầu năm 2023, GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV đã vinh dự được nhận Huân chương Độc lập. Ông đón nhận niềm vinh dự này tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 lĩnh vực KTTV vào đầu tháng 1 năm nay.
  • Ngày 23/3, nắng nóng ở hầu hết các vùng
    Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, dự báo thời tiết hôm nay (23/3), hầu hết khu vực trên cả nước sẽ nắng nóng, một số nơi nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
  • Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cảnh báo dự báo thiên tai: Tạo bước đột phá đổi mới
    (TN&MT) - Đó là mong muốn của Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ TN&MT) Trần Hồng Thái tại Hội thảo khoa học Dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng, thủy văn phục vụ công tác phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội diễn ra chiều 22/3 tại Hòa Bình.
  • Tái hoang dã để rừng là mái nhà của muôn loài
    (TN&MT) - Tái hoang dã, thông qua việc tái thả các loài động vật hoang dã vào môi trường sống ban đầu của chúng, là một trong những cách tiếp cận mới giúp khôi phục các loài động vật hoang dã tại Việt Nam trong ngắn và trung hạn.
  • Thừa Thiên Huế: Phát triển kinh tế luôn song hành với bảo vệ môi trường
    Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường (BMVT) đến người dân, qua đó nâng cao kiến thức, giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Để rõ hơn về vấn đề này, Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Lê Bá Phúc (ảnh) – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động: Thực tiễn và thách thức
    (TN&MT) - Hưởng ứng ngày Khí tượng thế giới (23/3), sáng 22/3, tại TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) phối hợp với Trung tâm Phòng chống thiên tai Châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động “Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau”.
  • Dự báo thời tiết ngày 22/3, cả nước nắng nóng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 22/3, khu vực Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực Nam Bộ chiều tối mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
    (TN&MT) - Trong những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) rừng không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng mà còn góp phần tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng, từng bước thay đổi nhận thức của người dân về vai trò và tác dụng của rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sống.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO