Hà Tĩnh: Dự án xử lý rác thải gần 5 tỷ đồng “đóng băng” có bị lãng quên?

Đức Cảnh | 26/08/2020, 19:50

(TN&MT) - Khu xử lý rác thải tập trung tại xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng không thể triển khai thi công. Sau gần 5 năm “đóng băng”, việc giải quyết dự án này liệu những người có trách nhiệm có lãng quên?.

Dự án khu xử lý rác thải tập trung tại núi Chuồng Voi, thôn 6, xã Đức Bồng có tổng diện tích gần 3 héc ta, được UBND huyện Vũ Quang phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-UBND, ngày 1/8/2016; Dự án có tổng mức đầu tư là gần 5 tỷ đồng, trong đó phí xây dựng hơn 3,3 tỷ đồng.

Báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án nêu rõ, mục tiêu đầu tư xây dựng công trình này nhằm tập trung thu gom rác thải từ ở bãi tập kết của các xã đảm bảo cảnh quan, vệ sinh môi trường; giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng; Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu nâng cao cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện.

Đường vào điểm xây dựng khu xử lý rác thải tập trung tại xã Đức Bồng

Ngay sau khi dự án được phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư và kế hoạch bảo vệ môi trường, chủ đầu tư đã khẩn trương phối hợp với UBND xã Đức Bồng để thông báo rộng rãi về dự án, tổ chức họp dân tuyên truyền, phổ biến về dự án cũng như chính sách, chủ trương của huyện trong công tác đền bù, hỗ trợ GPMB…

Ông Nguyễn Ngọc Hoán- Chủ tịch UBND xã Đức Bồng cho biết: “ Liên quan đến dự án này phải thu hồi 3 héc ta đất lâm nghiệp đã được giao cho người dân quản lý ở núi Chuồng Voi. Theo đó, ba hộ dân bị ảnh hưởng đã chấp thuận chủ trương nhường đất cho dự án, đồng thời nhận đền bù với tổng số tiền là 500 triệu đồng”.

“Mặc dù vậy, khi Công ty TNHH xây dựng và thương mại Lê Đoàn (đơn vị trúng thầu dự án) đưa phương tiện vào triển khai thi công nhưng người dân thôn 6 không đồng tình, phản đối quyết liệt. Bất chấp sự tuyên truyền, vận động, giải thích của cán bộ xã, huyện, hầu hết người dân đều một mực không cộng tác vì lo sợ khi bãi rác đi vào hoạt động, về lâu dài sẽ gây ô nhiễm”, ông Hoán nói.

Sau nhiều lần giải đáp thắc mắc, tháo gỡ khó khăn, bất cập nhưng không thành, dự án chấp nhận “đóng băng”. Thông tin từ Ngành TN&MT huyện Vũ Quang, đến thời điểm này dự án khu xử lý rác thải tại xã Đức Bồng không thể thực hiện do gặp sự phản đối từ người dân. Vì lý do đó, để đảm bảo vấn đề môi trường, thực hiện lộ trình phấn đấu Huyện đạt chuẩn NTM, Hà Tĩnh đã đồng ý đề xuất của huyện đưa vào quy hoạch địa điểm khác ở xã Đức Hương để xây dựng.

Khu xử lý rác thải tập trung tại thôn 6, xã Đức Bồng được quy hoạch từ năm 2014

Tìm hiểu được biết, do nắm bắt được dự án bãi rác ở thôn 6 không thực hiện được, thời gian gần đây người dân đã vào gần khu vực này làm nhà để ở, phát triển sản xuất thành trung tâm kinh tế. Thấy không còn ai đoái hoài, nhiều ý kiến cho rằng nếu nhà nước thu hồi mà không sử dụng phải có phương án bảo vệ, để hoang như hiện tại rất lãng phí, cũng chính vì lẽ đó mà người dân dễ nảy sinh ý định lấn chiếm.

Trao đổi vấn đề này, ông Phan Xuân Nam- Trưởng Ban xây dựng cơ bản huyện Vũ Quang (đại diện chủ đầu tư) khẳng định: “Dự án đã triển khai nhưng không khả thi, do đó cần phải thu hồi. Hiện công trình mới chỉ bồi thường đất cho người dân, chưa thi công nên có thể tổ chức đấu giá diện tích đất đã thu hồi để trả lại tiền cho ngân sách. Tuy nhiên, đó mới suy nghĩ chứ để giải quyết cần phải họp bàn để thống nhất phương…”.

Như vậy, sau gần 5 năm “đóng băng”, việc giải quyết dự án Khu xử lý rác thải tập trung được quy hoạch tại thôn 6, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn đang chờ, liệu những người có trách nhiệm có lãng quên hay đang bế tắc trong việc tìm phương án giải quyết.

Bài liên quan
  • Đức Thọ - Hà Tĩnh: Lò đốt rác chưa kịp hoạt động đã đắp chiếu
    (TN&MT) - Lò đốt xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi Phượng Thành, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) được kỳ vọng sẽ giải quyết tận góc vấn đề bức xúc về rác thải ở địa phương. Vậy nhưng, dự án nằm đắp chiếu ngay sau ngày vận hành và hiện đang đứng trước nguy cơ thành phế thải.

(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy quyền BQL khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cấp giấy phép môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (khu công nghiệp) thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
  • Thách thức phát triển lớn nhất của Việt Nam là biến đổi khí hậu
    Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế Cao cấp của UNDP, thách thức phát triển lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là biến đổi khí hậu. Là một quốc gia có đường bờ biển dài và hai vùng đồng bằng thấp, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia dễ tổn thương nhất trước tình trạng nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • Những mảnh vụn làm đẹp cuộc đời
    (TN&MT) - “Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO