Hà Nội xử lý dứt điểm các công trình xây dựng không phép, trái phép

Thanh Tùng | 26/08/2022, 14:19

(TN%MT) - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tham mưu, báo cáo đề xuất UBND Thành phố có biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý dứt điểm các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất).

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Chỉ thị số 44 CT-UBND về việc tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo nội dung Chỉ thị, trong thời gian qua, số lượng các vụ cháy, nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội không ngừng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhân dân và trật tự an toàn xã hội. Nguyên nhân do ý thức chấp hành quy định pháp luật về PCCC của chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở chưa cao; công tác quản lý nhà nước về PCCC còn những hạn chế nhất định; vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, trật tự đô thị chưa quyết liệt, thiếu trách nhiệm, có dấu hiệu “buông lỏng” trong quản lý; cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ.

1.jpeg
Hiện trường vụ cháy quán karaoke tại phường Quan Hoa (Cầu Giấy) ngày 1/8/2022 khiến ba cán bộ, chiến sỹ Đội cảnh sát PCCC hy sinh. Ảnh: Trọng Phú

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ và hậu quả do cháy, nổ gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ thị Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau:

Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND Thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 6/7/2022 của HĐND Thành phố quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bản thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực (thay thế Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 4/7/2017 của HĐND Thành phố).

Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm đang tồn tại chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động; kịp thời nắm bắt và tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC trong quá trình thi công đối với các công trình xây dựng mới theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; kiến nghị, yêu cầu, hướng dẫn chủ đầu tư khắc phục các tồn tại, thiếu sót về PCCC trong quá trình triển khai thi công xây dựng công trình.

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC của UBND cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.

Đối với Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu thực hiện nghiêm việc thẩm định, cấp phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC khi có văn bản góp ý về giải pháp, giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC; chỉ nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC của Cơ quan Cảnh sát PCCC.

Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã trong việc xử lý các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) và các công trình có vi phạm về trật tự xây dựng chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố.

Tham mưu, báo cáo đề xuất UBND Thành phố có biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý các công trình vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố theo thẩm quyền (đặc biệt là các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động).

Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã tổng hợp danh sách các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) và các công trình có vi phạm về trật tự xây dựng chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã tổng hợp, rà soát các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động có sai phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố có biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý đối với từng công trình cụ thể.

Phối hợp các Sở, ngành có liên quan trong quá trình lập quy hoạch, tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải đảm bảo việc quy hoạch, cải tạo đồng bộ về giao thông, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu về an toàn PCCC.

66.jpg
Hà Nội thực hiện cưỡng chế phá dỡ cung điện xây dựng trái phép tại huyện Ba Vì. Ảnh: Minh Nghĩa

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp UBND quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê danh sách các trường hợp người sử dụng đất đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất so với hồ sơ địa chính mà chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đề xuất UBND Thành phố các giải pháp, biện pháp khắc phục.

Tham mưu, báo cáo đề xuất UBND Thành phố có biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý dứt điểm các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất).

Sở Văn hóa và Thể thao rà soát công tác cấp phép hoạt động vũ trường; hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã rà soát công tác cấp phép hoạt động karaoke trên địa bàn Thành phố; tuyệt đối không cho phép hoạt động đối với cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC. Tham mưu UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn Thành phố theo quy định.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của UBND cấp huyện trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.

Yêu cầu chủ đầu tư các công trình vi phạm khẩn trương nghiêm túc thực hiện hoàn thành việc khắc phục ngay đối với từng tồn tại, vi phạm về PCCC; riêng trong năm 2022: Đảm bảo khắc phục hoàn thành ít nhất 30% công trình vi phạm chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn từng quận, huyện, thị xã; xử lý nghiêm các chủ đầu tư chây ì, cố tình không thực hiện.

Đồng thời, chủ trì phối hợp các Sở, ban, ngành của Thành phố rà soát, thống kê, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố có biện pháp xử lý dứt điểm đối với các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động được xây dựng không phép, trái phép trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ để điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất,...

Chỉ đạo Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện, đơn vị quản lý về xây dựng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các công trình sai phạm trong đầu tư xây dựng, ngăn chặn kịp thời không để phát sinh mới các công trình vi phạm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Khảo sát việc khai thác, sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt trên địa bàn TP.Hà Nội
    Để phục vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, ngày 3/6, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cho Đại biểu Quốc hội là thành viên của Ủy ban tham gia khảo sát việc khai thác, sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt trên địa bàn Tp. Hà Nội.
  • Bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển
    (TN&MT) - Đó là khẳng định của ông Võ Tuấn Nhân – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tại Hội nghị công bố Chiến lược khai thác, sử dụng bền vũng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra chiều ngày 03/6/2023 tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
  • Đồng Tháp nâng công suất mỏ cát phục vụ dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
    (TN&MT) - Ngày 2/6, tại Đồng Tháp, Bộ TN&MT và Bộ GTVT đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thủ tục khai thác mỏ cung ứng cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV
    (TN&MT) - Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với tỷ lệ 90,28 % đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, trong đó Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).
  • Cơ sở dữ liệu đất đai phải đảm bảo "đúng, đủ, sạch, sống"
    Ngày 2/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với một số đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT về tiến độ triển khai “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (Dự án VILG).
  • Hướng dẫn ngay UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện thủ tục khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn ngay Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và các địa phương liên quan thực hiện thủ tục liên quan đến khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường theo quy định.
  • Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, có hiệu lực từ ngày 15/7/2023, thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016.
  • Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về gỡ vướng quản lý, khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 1/6, tại Hà Nội, Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, ông Hoàng Quốc Khánh chủ trì buổi làm việc.
  • Cần một cơ chế chia sẻ nguồn lực giữa các địa phương sử dụng tài nguyên nước
    (TN&MT) - Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước, hướng tới đảm bảo an ninh nguồn nước, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
  • Khơi dậy niềm tin, khát vọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Năm nay, sự kiện Ngày Đại dương Thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1- 8/6) diễn ra trong bối cảnh khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nhiệt độ tăng, nước biển dâng và môi trường biển đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đáng báo động. Vậy Thế giới và Việt Nam đã lấy chủ đề nào làm phương châm hành động để góp phần đạt mục tiêu “đảo ngược” xu thế ô nhiễm môi trường biển, mất cân bằng sinh thái?
  • Phân bổ hợp lý, hài hòa không gian biển
    (TN&MT) - Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch không gian biển.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Đà Nẵng: Nghị định số 10/2023/NĐ-CP kịp thời tháo gỡ cấp bách một số nút thắt về đất đai, condotel
    (TN&MT) - Nghị định số 10/2023/NĐ-CP có ý nghĩa đối với Đà Nẵng, nhất là trong năm 2023, thành phố triển khai chủ đề công tác năm “Tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO