Hà Nội tổng lực xét nghiệm diện rộng và tiêm vắc xin phòng COVID-19

Hoàng Ngân | 11/09/2021, 17:02

(TN&MT) - Tận dụng "thời gian vàng" giãn cách xã hội, ngoài việc triển khai lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 trên diện rộng, Hà Nội còn tăng cường công tác tiêm chủng cho người dân. Đây được coi là “hai mũi giáp công” trong phòng chống dịch đúng đắn của Thành phố.

Công tác xét nghiệm diện rộng được đẩy mạnh

Thần tốc xét nghiệm, tiêm vắc xin phòng Covid-19

Nhằm bóc tách nhanh các ca F0 ra khỏi cộng đồng, từng bước thu hẹp các vùng đỏ, vùng vàng và mở rộng vùng xanh, Hà Nội đang đẩy mạnh công tác xét nghiệm diện rộng và tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho toàn dân trong độ tuổi, ưu tiên các nhóm nguy cơ cao với mục tiêu kiểm soát tốt dịch bệnh trước ngày 15/9.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết: Thực hiện chỉ đạo quan trọng của Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Thành ủy, UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện với những yêu cầu cụ thể, rõ mục tiêu, tiến độ, giám sát sát sao. Theo đó, Thành phố đặt ra 3 mục tiêu cụ thể hàng đầu là đến 15/9, hoàn tất tầm soát xét nghiệm, tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi (nếu tiến độ cung cấp vắc xin được đảm bảo); thông qua đó cơ bản kiềm chế tình hình dịch bệnh, làm cơ sở để xem xét nới lỏng các biện pháp giãn cách, mở rộng các hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp.

Triển khai các chỉ đạo của Thành phố, các quận huyện tại Hà Nội đã huy động tổng lực để tổ chức tiêm vắc xin trên địa bàn. Quận Long Biên cho biết, Quận đã tổ chức đón các bộ y tế tỉnh Bắc Giang hỗ trợ Quận. Ngoài số lượng cán bộ y tế Bắc Giang, còn có 226 cán bộ y tế công lập và 88 cán bộ y tế Quận thực hiện các công tác lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vắc xin. Qua 2 ngày, đã tiêm được 31.515 mũi, đạt tỷ lệ 22% của đợt tiêm; đến nay, 54,28% công dân trên 18 tuổi đã được tiêm vắc xin. Quận cũng đã bố trí lực lượng, cơ sở vật chất để lấy mẫu xét nghiệm diện rộng cho người dân, tính đến 16h30 ngày 10/9 đã lấy được 36.787/87.993 mẫu, đạt 41,83% kế hoạch.

Tại quận Thanh Xuân, đây cũng là đợt tiêm chủng quy mô lớn, diễn ra từ ngày 7-20/9 trên địa bàn quận với 13 điểm tiêm chủng lưu động trên địa bàn 11 phường. Ông Võ Đăng Dũng, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, hiện nay quận đã tiêm được trên 120 nghìn liều vắc xin. Trong đó, có hơn 5 nghìn liều tiêm cho những người đợt 2. Với mục tiêu của thành phố Hà Nội đề ra, quận đang tập trung nhân lực đẩy nhanh tiến độ, đồng thời, thận trọng triển khai từng bước, đặc biệt đối với người dân ở “vùng đỏ”.

Bên cạnh đó, tại Phường Mai Động (quận Hoàng Mai) bố trí lực lượng tiêm vắc-xin cho người dân trên địa bàn cả ngày và đêm để đảy nhanh tiến độ. Chủ tịch UBND phường Mai Động Trần Văn Vịnh cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn phường Mai động đã lấy được khoảng 27 nghìn mẫu xét nghiệm cho đợt 1 và dự kiến sẽ tiêm cho người dân trên toàn địa bàn trong 3 ngày sẽ xong. Để đẩy nhanh tiến độ, phường đã bố trí và sắp xếp và tổ chức tiêm vào buổi tối vừa đảm bảo tiến độ, vừa đảm bảo về thời tiết. Người dân đến điểm tiêm chủng vào các khung giờ khác nhau để đảm bảo việc giãn cách và tránh tập trung đông người”.

Số liệu về tiến độ tiêm chủng Covid-19 được ngành Y tế Hà Nội cập nhật liên tục trong tuần đầu của tháng 9 cho thấy, số liều vắc xin được tiêm hằng ngày đã tăng lên rõ rệt. Tính đến 18h ngày 10/9, thành phố đã triển khai tiêm được 360.690 mũi vắc xin phòng Covid-19. Đây là ngày có số lượng người tiêm đạt kỷ lục kể từ khi thành phố đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân vào tuần đầu của tháng 9 này.

Như vậy, tổng cộng thành phố đã tiêm được 3.495.145 mũi, trong đó, có 3.131.257 người đã tiêm mũi 1 và 430.778 tiêm đủ 2 mũi, tương đương với 51,33% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Theo bà Trần Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, để triển khai chiến dịch tiêm chủng, xét nghiệm thần tốc trên địa bàn Thành phố, Hà Nội đã liên hệ với 11 Sở Y tế trên địa bàn các tỉnh lân cận và phối hợp phân chia địa bàn các quận, huyện để tổ chức nhanh nhất việc lấy mẫu xét nghiệm cũng như các dây chuyền tiêm chủng, xét nghiệm ở các tỉnh được đưa về các quận, huyện.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng phối hợp cùng lực lượng y tế các tỉnh phân chia phù hợp giữa các vùng (vùng 1, vùng 2 và vùng 3) theo phương án vùng 1 sẽ huy động lực lượng cán bộ y tế công lập, ngoài công lập, bộ ngành trên địa bàn. Đối với vùng 2 và vùng 3 sẽ huy động lực lượng y tế của 11 tỉnh, thành phối hợp với Hà Nội. Nếu các quận huyện nào đã hoàn thành việc xét nghiệm, lấy mẫu thì sẽ điều chuyển sang địa phương còn lại chưa hoàn thành, đảm bảo đến ngày 15/9, Hà Nội sẽ hoàn đảm bảo tiêm đủ mũi 1 cho người dân và xét nghiệm diện rộng trên địa bàn thành phố.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cùng Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác tiêm vắc xin tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên sáng 10/9

“Hai mũi giáp công” đúng đắn trong phòng chống dịch

Tại buổi kiểm tra công tác xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin diện rộng tại điểm tiêm chủng của quận Đống Đa và quận Long Biên cùng Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh sáng 10/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá, “hai mũi giáp công” xét nghiệm, tiêm chủng Hà Nội đang thực hiện là rất đúng đắn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, muốn nới lỏng dần giãn cách xã hội, đưa cuộc sống nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường mới thì phải tầm soát bằng được các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng để cách ly, khoanh vùng, dập dịch một cách triệt để. Trong đó, công tác xét nghiệm là biện pháp rất quan trọng, kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đều triển khai xét nghiệm nhanh, nhiều vòng; kinh nghiệm thực tiễn tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Cần Thơ; tại quận 7, huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) là những bài học thực tiễn về mặt khoa học của việc phải bóc tách bằng được nguồn bệnh, không để lây lan ra cộng đồng.

Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, chủ trương “thần tốc” phủ vắc xin mũi 1 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi của Hà Nội là hoạt động rất quan trọng để dần tạo ra miễn dịch cộng đồng. Qua khảo sát thực địa cho thấy Hà Nội đã triển khai bài bản công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19. Với công suất tiêm của Thành phố, ngày 9/9, đã đạt hơn 300 nghìn liều là con số rất ấn tượng.

Bộ Y tế mong Hà Nội sẽ đạt được kế hoạch đến ngày 15/9, tiêm chủng mũi 1 cho 100% người dân trên 18 tuổi. Đây là mục tiêu rất tham vọng, nhiều địa phương khác cũng đang triển khai để đạt được. Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cả nước, đồng chí Nguyễn Thanh Long kỳ vọng thành phố sẽ sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, trong ngày 10/9, thành phố ghi nhận 29 ca mắc Covid-19, trong đó có 10 ca tại cộng đồng và 19 ca tại khu cách ly, nâng tổng số ca mắc tại Hà Nội lên 3.725 ca (1.588 ca cộng đồng và 2.137 ca đã được cách ly).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn Hà Nội đang có chiều hướng giảm, số ca mắc trong cộng đồng cũng giảm dần. Nếu như ở giai đoạn 1 giãn cách xã hội, số ca mắc trong cộng đồng chiếm khoảng 50%; trong giai đoạn 2 và nửa đầu giai đoạn 3, số ca mắc trong cộng đồng chiếm khoảng 30%; thì đến cuối giai đoạn 3 đến nay, số ca mắc trong cộng đồng đã giảm xuống 8,7%. Những ngày gần đây, bình quân mỗi ngày có 30-40 ca, nhưng chủ yếu là các ca mắc trong khu cách ly, phong tỏa.
Bài liên quan
  • Dấu ấn trong tâm dịch
    (TN&MT) - TP. Hà Nội đã và đang thực hiện hàng loạt biện pháp cấp bách, tận dụng triệt để “thời gian vàng” để khống chế nguy cơ lây lan dịch bệnh. "Lửa thử vàng, gian nan thử sức" - trong khó khăn, gian khổ, đã xuất hiện nhiều hình ảnh đẹp chia ngọt sẻ bùi, tinh thần đoàn kết lá lành đùm lá rách được lan tỏa, góp phần cùng chung tay với các cấp ủy, chính quyền Thủ đô sớm đẩy lùi dịch bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Kết nối du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai
    (TN&MT) - Nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh, thông tin, tiềm năng du lịch của các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long( ĐBSCL) đến với các địa phương phía Tây Bắc, ngày 21/9, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai.
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp ở miền núi Quảng Ngãi
    Tận dụng lợi thế về đất đai và sản vật địa phương, nhiều thanh niên ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã “dám nghĩ, dám làm” phát triển kinh tế, khởi nghiệp kinh doanh, mang lại thu nhập cho bản thân và người dân địa phương.
  • Thoát nghèo nhờ cây quế
    (TN&MT) - Hơn 20 năm về trước, cây quế bén duyên với người dân Tràng Định (Lạng Sơn). Từ mục đích ban đầu chỉ nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giờ đây, quế đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân có thu nhập ổn định, vươn lên xóa nghèo.
  • Phú Thọ: Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tập trung
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biến tích cực và đã đạt được kết quả quan trọng, trong đó quy mô tổng đàn vật nuôi chủ lực phát triển khá.
  • Lan tỏa Phong trào Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi
    (TN&MT)- Thời gian qua, phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế trong thời kỳ đổi mới, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, huy động được nhiều nguồn lực, phát huy được tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm, sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm tạo nên Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” với nhiều kết quả tốt đẹp.
  • Người TNG Holdings Vietnam mang “Giọt Thương” gửi vào ngân hàng máu
    (TN&MT) - Ngày 20/9, hàng trăm người TNG và cán bộ nhân viên một số công ty tại tòa nhà TNR Tower đã nô nức tham dự ngày hội “Giọt Thương”, chung tay đóng góp vào ngân hàng máu. Chương trình do TNG Holdings Vietnam phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức.
  • Thừa Thiên – Huế phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành kế hoạch phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy” trên địa bàn tỉnh.
  • Lào Cai: Trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật
    (TN&MT) - Ngày 21/9, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) và ra mắt ấn phẩm mới.
  • Bảo hiểm xã hội đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu về chính sách BHXH, BHYT
    Ngày 19/9, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Bùi Minh Đức cùng lãnh đạo các ban, ngành thành phố tổ chức đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho thân nhân người tử vong vụ cháy chung cư mini
    Tính đến sáng 19/9, Bảo hiểm xã hội Hà Nội và các đơn vị đã chi chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động của 17 người tử vong trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội. Đây là 17 nạn nhân có tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số 56 người thiệt mạng của vụ cháy.
  • Bộ TN&MT phối hợp với Công ty TNHH Unilever Việt Nam: Chung tay hành động vì một Việt Nam xanh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại xã Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND Thị xã Nghĩa Lộ; Công ty TNHH Unilever Việt Nam và Nhãn hàng Omo tổ chức Chương trình trồng cây “Hành động vì một Việt Nam xanh”.
  • Tích cực xây dựng "Trường học không khói thuốc"
    (TN&MT) - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ban hành quyết định số 3459/QĐ-TĐHHN ngày 12/9/2023 về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 nhằm thực hiện xây dựng môi trường làm việc trong lành, văn minh theo hướng “Trường học không khói thuốc”.
  • Hậu Giang: Xây dựng 1.400 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ dân khó khăn
    (TN&MT) - Chiều 20/9, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ phát động chương trình xây dựng 1.400 căn nhà "Đại đoàn kết" cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO