Hà Nội tạo cơ chế cho doanh nghiệp chống rác thải nhựa bền vững

Tuyết Chinh | 25/12/2019, 21:04

(TN&MT) - Để hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chống rác thải nhựa một cách bền vững, Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội tham mưu Thành phố tăng cường công cụ kinh tế về phí, thay thế sản phẩm, đưa ra chế tài xử phạt và thúc đẩy doanh nghiệp thay đổi mô hình sản xuất chất liệu thân thiện với môi trường.

1000 bản cam kết chống rác thải nhựa

Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 28 trung tâm thương mại (TTTM), 142 siêu thị, 455 chợ và gần 2.000 hệ thống cửa hàng tiện ích và chuỗi. Trong quá trình kinh doanh, việc sử dụng các sản phẩm dùng đồ nhựa 1 lần, túi nilon bao gói cho khách đang ở ngưỡng lớn.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, hưởng ứng cuộc vận động chống rác thải nhựa do Thủ tướng chính phủ chỉ đạo, trong tháng 6/2019, Sở Công Thương Hà Nội đã trình UBND TP ký và ban hành Kế hoạch 144, theo đó triển khai kế hoạch sản xuất tiêu dùng bền vững trong đó nhấn mạnh chống rác thải nhựa. Đến tháng 7/2019, gần 300 doanh nghiệp đã tham gia trực tiếp ký kết chống rác thải nhựa.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội

Sau đó, Sở Công thương tiếp tục ban hành chống rác thải nhựa trong sản xuất và tiêu dùng ngành, cho rà soát toàn bộ hệ thống trung tâm thương mại, chợ, phối hợp với Sở Du lịch rà soát các nhà hàng, khách sạn. Vừa qua, Sở đã ký kết văn bản liên tịch với Sở Du lịch chống rác thải nhựa trong lĩnh vực khách sạn, du lịch.

Theo bà Lan, đến nay đã có 1.000 bản cam kết tham gia chống rác thải nhựa của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất và phân phối tiêu dùng. Trong đó, ở khối sản xuất hiện có 20 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần trên địa bàn thành phố ký cam kết chống rác thải nhựa.

Hưởng ứng tích cực phong trào này, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị cũng chuyển sang sử dụng túi sinh học, bao gói các sản phẩm bằng lá chuối hoặc sản phẩm thân thiện với môi trường. Các nhà hàng kinh doanh dịch vụ chuyển từ ống hút nhựa sang ống tre, ống giấy, ống từ bột ngô…

Có thể nói, các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối đang triển khai đồng loạt phong trào chống rác thải nhựa; song lại chưa đồng loạt trong mọi lĩnh vực và vẫn có những tác động đan xen.

Theo đánh giá của PGĐ Sở Công thương Hà Nội, nhiều đơn vị từ góc độ là người tiêu dùng đến doanh nghiệp chưa nắm bắt được hết để tổ chức triển khai thực hiện hoặc có vướng mắc trong tổ chức, thực hiện. Chẳng hạn như trong hệ thống phân phối, một túi ni lông sinh học đắt gấp mấy chục lần một túi ni lông sử dụng một lần, hay bát đựng đồ ăn sẵn bằng bã mía trong TTTM AEON cũng có giá thành cao hơn bát nhựa dùng một lần.

“Việc này ảnh hưởng kết quả kinh doanh và tính cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối. Do đó, nhiều doanh nghiệp phải tính đến bài toán kinh tế. Để triển khai mạnh mẽ hơn và nhanh chóng thay thế các sản phẩm dùng một lần khá khó khăn trong bối cảnh chi phí cho các sản phẩm thay thế cao hơn”, bà Lan phân tích.

Năm 2020 không còn cơ sở sản xuất túi nilon

Xác định ưu tiên công tác tuyên truyền chống rác thải nhựa, bà Lan cho rằng, cần tuyên truyền “trọng tâm, trọng điểm” trong từng lĩnh vực. Với tinh thần đó, năm 2020, Sở Công thương Hà Nội sẽ xây dựng các loại hình tuyên truyền đến từng đối tượng từ doanh nghiệp sản xuất, phân phối, người tiêu dùng…

Hệ thống siêu thị ở Hà Nội tích cực hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa. Ảnh minh họa

Theo bà Lan, hiện nay chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chống rác thải nhựa một cách bền vững. Bởi vậy, Sở Công thương sẽ phối hợp các cơ sở sản xuất rà soát chính sách và đưa ra đề xuất với thành phố, trung ương để hỗ trợ các doanh nghiệp tiên phong thay đổi công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.

“Chúng tôi cũng hướng tới tổ chức Hội nghị kết nối 3 bên bao gồm Nhà khoa học - doanh nghiệp - nhà phân phối tiêu dùng để đưa ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Kết nối doanh nghiệp sản xuất bao bì đó với nhà phân phối để tiêu thụ, khuyến nghị các doanh nghiệp phân phối khi thu mua bao gói để cho vào hệ thống tiêu thụ thì phải đảm bảo thân thiện môi trường”, bà Lan nói.

Khẳng định cơ chế, chính sách rất quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp hạn chế, giảm thiểu rác thải nhựa, bà Nguyễn Thị Hưởng - Trưởng phòng Thẩm định & Đánh giá tác động môi trường, Sở TN&MT Hà Nội cho biết, Sở sẽ tham mưu thành phố; phối hợp với các Sở, ban, ngành đưa ra các chế tài xử phạt, thúc đẩy doanh nghiệp thay đổi mô hình sản xuất chất liệu thân thiện với môi trường.

“Để hoàn thiện và kiểm soát được, chúng tôi sẽ tham mưu thành phố tăng cường công cụ kinh tế về phí, thay thế sản phẩm, kiến nghị xử phạt với các đơn vị không thực hiện. Hà Nội đặt mục tiêu năm 2020 không còn cơ sở sản xuất túi nilon”, bà Hưởng cho hay.

Theo bà Hưởng, hiện nay có một thực tế là đa số các cơ sở sản xuất túi nilon, đồ nhựa dùng một lần đều là các cơ sở nhỏ lẻ, phân tán và dùng công nghệ thô sơ nên khó quản lý.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ thực hiện điều tra tình hình hoạt động sản xuất của các Nhà máy, cơ sở sản xuất nhựa, túi nilon khó phân hủy làm cơ sở đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp”, bà Hưởng nói.

Sở TN&MT Hà Nội sẽ có lộ trình đưa các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vào Khu, cụm công nghiệp để dễ quản lý; phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội để chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân để đảm bảo an sinh xã hội.

“Đặc biệt, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chuyển đổi áp dụng công nghệ hiện đại và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khó phân hủy. Khuyến khích đầu tư xã hội hóa trong việc đầu tư Nhà máy thu gom tập trung, tái chế chất thải nhựa”, bà Hưởng nhấn mạnh.

Bài liên quan
  • Tiểu thương Đà Nẵng chung tay chống rác thải nhựa
    (TN&MT) - Ngày 13/12, Hội LHPN Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng, Chi đoàn Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng phối hợp với Ban quản lý Chợ Cồn (quận Hải Châu - Đà Nẵng) đã tổ chức Lễ phát động Hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa tại chợ Cồn thu hút hàng trăm tiểu thương tham gia.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Lan tỏa tình yêu với môi trường Hà Nội
    (TN&MT) - Nhóm “Hà Nội Xanh” được anh Nguyễn Tiến Huy thành lập xuất phát từ tình cảm với môi trường Hà Nội khi anh thấy các  sông, kênh mương đang gánh sức nặng ô nhiễm từ nhiều nguồn thải...
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Phát triển điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu giảm phát thải
    (TN&MT) - Theo Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đạt khoảng 6.000MW, định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500MW với điều kiện công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn các-bon từ nhiệt điện.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thời tiết ngày 26/5: Bắc Bộ ít mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (26/5), ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa giông tập trung vào chiều và tối).
  • Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
    (TN&MT) - Nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
  • Trấn Yên (Yên Bái): Triển khai mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn
    (TN&MT) - Sáng 25/5, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phối hợp với UBND xã Minh Quán tổ chức Hội nghị ra mắt mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn quy trình ủ rác hữu cơ bằng ứng dụng công nghệ vi sinh theo mô hình thùng ủ tại thôn 8.
  • Dạy nghề… bảo tồn động vật hoang dã
    (TN&MT) - Để bảo tồn có thể trở thành một nghề nghiệp phổ biến tại Việt Nam, trong 4 năm qua, một khóa học về phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đều đặn được tổ chức, giúp các bạn trẻ đam mê với thiên nhiên hoang dã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Lào Cai: Cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, Lào Cai có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó vai trò của các tổ chức, người dân đã được phát huy, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường tại địa phương ngày càng xanh - sạch - đẹp.
  • Ngày 25/5, Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay 25/5, ở Bắc Bộ, khu vực phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực từ Đà Nẵng đến Phú Yên và Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
  • Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà – Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • 99,5% trẻ em Việt Nam đối mặt với các cú sốc về khí hậu
    (TN&MT) - Ở Việt Nam, 99,5% trẻ em (26,2 triệu em) phải đối mặt với 3 loại sốc về khí hậu trở lên, so với mức trung bình 89% trong khu vực và 73% trên toàn cầu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
  • Điện than gây phát thải nhiều nhất EU
    (TN&MT) - Theo các phân tích của Tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, 10 cơ sở phát thải khí nhà kính lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) đều là các nhà máy điện than.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO