Hà Nội tăng cường các giải pháp cải thiện chất lượng không khí

Thanh Tùng | 22/04/2022, 12:29

(TN&MT) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Đông vừa ký ban hành Văn bản số 1137/UBND-ĐT về việc tăng cường các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.

12.jpg
Chất lượng không khí của Thủ đô chưa được cải thiện rõ rệt

Để khắc phục các tồn tại hạn chế và góp phần cải thiện chất lượng không khí của Thành phố, trên cơ sở đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 2246/STNMT-CCBVMT ngày 13/4/2022, UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện và thị xã tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các giải pháp cải thiện chất lượng không khí đã được phân công tại văn bản số 742/UBNDĐT ngày 15/3/2021 của UBND Thành phố về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải.

Theo đó, UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ: “Xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn 5 năm (2021-2025) hoàn thành trong năm 2022. Trên cơ sở đó tiến hành kiểm kê, lượng hóa được các nguồn gây ô nhiễm không khí và đưa ra các giải pháp phù hợp về chính sách, công nghệ và hướng dẫn các Sở, ban, Ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố triển khai các giải pháp cải thiện chất lượng không khí và tiếp tục triển khai các công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Tăng cường thanh, kiểm tra các công trình xây dựng, công trình giao thông tập trung vào các quận nội thành, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động đối với các công trình xây dựng vi phạm, không che chắn phát tán khói bụi ra môi trường. Đề xuất các quy định xử phạt vi phạm hành chính về môi trường không khí theo hướng tăng mức xử phạt, đảm bảo tính răn đe.

Hoàn thiện và vận hành ổn định, liên tục hệ thống quan trắc chất lượng không khí nhằm cung cấp kịp thời thông tin cho người dân trên địa bàn Thành phố.

Tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 25/12/2019 về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí AQI trên địa bàn Thành phố; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 30/10/2014 về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn thành phố, đảm bảo xóa bỏ 100% bếp than tổ ong trên địa bàn Thành phố trong năm 2022; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/9/2020 về tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng nơi quy định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường thành phố.

UBND Thành phố giao Sở Xây dựng tăng cường kiểm tra các điểm đổ/tập kết chất thải rắn xây dựng và các công trình đang thi công xây dựng đặc biệt là các công trình xây dựng có quy mô lớn, tập trung vào các công trình trên địa bàn các quận nội thành. Kiên quyết áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng vi phạm, phát tán khói bụi gây ô nhiễm môi trường và đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị vệ sinh môi trường tưới nước rửa đường trong những ngày thời tiết hanh khô và chất lượng không khí kém.

Đối với Sở Giao thông vận tải, UBND thành phố yêu cầu triển khai hiệu quả Đề án “Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các Quận vào năm 2030 nghiên cứu và nâng cao về chất lượng cũng như số lượng các công trình hạ tầng, phương tiện vận tải hành khách công cộng và hạ tầng cho xe đạp, xe điện; đồng thời trên cơ sở kết quả đo kiểm khí thải xe máy theo Kế hoạch 172/KH-UBND ngày 22/7/2021 của UBND Thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng không khí hiệu quả, thiết thực.

Trên cơ sở thông tin về chất lượng không khí của Thành phố, tham mưu UBND Thành phố phương án phân luồng, hạn chế giao thông trong những ngày không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nghiên cứu đề xuất lộ trình thu hồi các phương tiện giao thông quá niên hạn sử dụng, phát sinh khí thải không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về khí thải phương tiện giao thông.

UBND các quận, huyện và thị xã chịu trách nhiệm toàn diện nếu để xảy ra tình trạng sử dụng bếp than tổ ong và đốt rơm rạ trên địa bàn. Tập trung công tác hậu kiểm, xử lý triệt để các trường hợp tái sử dụng bếp than tổ ông, đảm bảo chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng than tổ ong của các hộ gia đình, cá nhân trong năm 2022.

Đồng thời, áp dụng các biện pháp nhằm xử lý rơm rạ, phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm đối với những cá nhân, tổ chức đổ/đốt chất thải bừa bãi, đốt rơm rạ trong các vụ thu hoạch; chấm dứt tình trạng đổ chất thải rắn xây dựng bừa bãi, không đúng nơi quy định; Kiên quyết định chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép xây dựng đối với các công trình giao thông, xây dựng theo thẩm quyền làm phát sinh bụi không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tăng cường giám sát, quản lý các nguồn thải phát sinh tại các làng nghề gây ô nhiễm không khí trên địa bàn

Bài liên quan
  • Hợp tác quốc tế để đáp ứng hướng dẫn về chất lượng không khí của WHO
    (TN&MT) - Hướng dẫn mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập lại thước đo cho mức độ ô nhiễm không khí có thể chấp nhận được. Hướng dẫn cho Nitơ điôxít đã giảm 75% và ô nhiễm bụi mịn PM2.5 đã giảm một nửa. Giờ đây, các chính phủ, ngành công nghiệp và cộng đồng phải đáp ứng thách thức.

(0) Bình luận
Nổi bật
Hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
(TN&MT) - Trong những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) rừng không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng mà còn góp phần tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng, từng bước thay đổi nhận thức của người dân về vai trò và tác dụng của rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sống.
Đừng bỏ lỡ
  • Giải pháp quản lý 3,3 triệu ha rừng chưa có chủ
    (TN&MT) - Ngày 20/3, tại Hà Nội, Hội chủ rừng Việt Nam phối hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển tổ chức tọa đàm “Giải pháp quản lý và sử dụng 3,3 triệu ha rừng chưa giao do UBND xã quản lý”.
  • Xuân Long quyết tâm giữ vững và nâng cao tiêu chí môi trường
    Xuân Long là một trong những xã vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Bình (Yên Bái) với trên 90% là đồng bào dân tộc sinh sống. Vì vậy, việc hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới đã khó, việc giữ vững và nâng cao tiêu chí này lại càng khó hơn.
  • Nâng cao nhận thức, thích ứng và chống chịu BĐKH tại Thừa Thiên – Huế
    UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa tổ chức tổng kết dự án thí điểm NAMA – Hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng hiệu quả ở TP. Huế (VIE/401) và dự án thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu (BĐKH - VIE/433) do Chính phủ Luxembourg tài trợ. Thừa Thiên - Huế là địa phương đầu tiên của cả nước nhận hỗ trợ từ Quỹ này.
  • Thời tiết 20/3: Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế trời nắng đẹp, Tây Nguyên có mưa dông vài nơi
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày hôm nay 20/3 tại các tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Đêm trời lạnh. Tây Nguyên chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Thêm 7 cây cổ thụ tại Sơn La được công nhận Cây di sản Việt Nam
    (TN&MT) - Nằm trong chuỗi các hoạt động tại Ngày hội hoa sơn tra 2023, UBND xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Bằng Công nhận cây di sản Việt Nam cho đại diện 4 bản: Nà Tâu, Phày, Lướt, Mường Chiến.
  • Thừa Thiên - Huế phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” năm 2023
    Sáng 19/3, tại TP. Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức Lễ phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” năm 2023 với chủ đề “Hãy hành động để Thừa Thiên - Huế thêm xanh - sạch - sáng”.
  • Thời tiết ngày 19/3: Bắc Bộ tăng nhiệt, trưa chiều trời nắng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, thời tiết ngày 19/3, Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, nhiệt độ tăng, cao nhất có nơi 32 độ C, tuy vậy vùng núi cần đề phòng mưa rào và dông có thể xuất hiện vài nơi.
  • Nhiều hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 18/3, tại, Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Chương trình công bố các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 và Phát động giải chạy hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • WMO - Hành động của chúng ta hôm nay sẽ kiến tạo Trái đất mai sau
    (TN&MT) - Ngày Khí tượng Thế giới năm 2023 diễn ra trong dịp kỷ niệm 150 năm thành lập WMO. Đây là mốc đánh dấu những thành tựu đạt được trong quá khứ, những thành quả hiện tại và tiềm năng trong tương lai - từ những phương thức điện báo và dự báo hàng hải cuối thế kỷ 19 đến siêu máy tính và công nghệ vũ trụ hiện nay.
  • Thời tiết 18/3: Hà Nội sáng có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Hà Nội có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng; riêng gần sáng và sáng có mưa phùn và sương mù rải rác.
  • Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái được coi là cần thiết để hiểu rõ hơn giá trị của đa dạng sinh học và giá trị các loại hình dịch vụ hệ sinh thái khác nhau, từ đó thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, khai thác bền vững nguồn tài nguyên; giúp người dân địa phương nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững
  • Thừa Thiên Huế: Nâng cao đời sống, giúp người dân yên tâm bám đất, giữ rừng
    Trong thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng, qua đó góp phần rất lớn giúp người dân dần thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Tuấn (ảnh) – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO